Phòng tranh-Peinture-Painting

Phòng tranh của Mathilde Tuyết Trần – Peinture à l’huile sur toile de Mathilde Tuyet Tran – Oilpainting Mathilde Tuyet Tran

Les images du passé – Bilder einer Vergangenheit

Volker Wienecke

Cơ quan Nghệ thuật và Văn hóa của tiểu bang Nordrhein-Westfalen (Stiftung Kunst und Kultur des Landes Nordrhein-Westfalen)

Không phải bức tranh „Mönch am Meer” mà là một người mẹ trẻ với hai đứa con. Cái bị đeo lưng đã sửa soạn xong, sự tạm biệt đang diễn ra. Sau lưng họ, người xem tranh, tham dự vào khung cảnh nhưng thật ra không phải đứng trong tranh.

Một buổi sáng mùa xuân rất trong và lạnh ở miền Nam nước Pháp, cây cối còn trụi lá và, như tựa đề của tranh đã nói với chúng ta, một ngày chia tay.  „ Vĩnh biệt Cavalière , tôi rất yêu nơi đây….“  Bàn tay vẫy chào của đứa trẻ đứng bên tay phải, không phải để vẫy một con tầu đang chạy qua, mà vẫy chào nguyên cả một sự kiện: Đây là một cuộc chia ly của ba người với một nơi chốn thương mến và hơn thế nữa, là chia ly với một quãng thời gian đã qua, rất đẹp, mà một khi nhớ lại, lại sẽ buồn.

Người nghệ sĩ Tuyết Trần với một ngôn ngữ tạo hình đơn giản, mềm mại và mài dũa nhưng rất chi tiết đã đạt đến mức độ đưa người xem tranh vào một khung cảnh sống đẹp, gần như hư ảo. Với mầu sắc sáng và mãnh liệt, mà cô cũng đã dùng để diễn tả một cách gây ấn tượng cái ánh nắng sáng lóa của buổi trưa, cô đã truyền đạt được không khí của một sự hoài cảm đang đứng ngay chính giữa của Quá Khứ và Hiện Tại.

Cô tạo hình tượng những cái mà đáng lẽ ra người ta chỉ cảm nhận được.

Cô níu lại cái mà trên Thực Tế không thể níu lại được.

Người nữ nghệ sĩ việt nam Tuyết Trần đã sống hơn 35 năm tại Âu Châu. Sau khi tốt nghiệp ngành học Kinh Tế Quản Trị tại trường Đại Học Kỹ thuật Aachen,  cô đã làm việc tại vài cơ sở tư nhân trước khi nhận nhiệm vụ Khoa học gia Kinh tế và Quan Hệ Âu Châu trong một cơ quan hành chánh Đức. Bắt đầu từ giai đoạn này cô đã vẽ – song song với những công việc hàng ngày tuy đòi hỏi nhiều trọng trách nhưng không một chút nghệ thuật nào cả – như là kết quả của một sự phát triển cuộc đời, có thể so sánh với sự phát triển cuộc đời của nhà họa sĩ „ quan thuế“ Henri Rousseau.

Cũng giống như Rousseau, Tuyết Trần đã tự tìm ra hướng đi riêng biệt của mình mà không cần phải trải qua một học trình nghệ thuật, mà trong hướng đi đó, nội dung cũng như hình thức càng ngày càng rõ nét nghệ thuật tạo hình mà các trường phái Hiện thực ảnh, Siêu hiện thực và Ngây thơ đã chiếm chỗ trong tranh của cô.

Cho đến nay trong số 35 bức tranh của Tuyết Trần có thể được chia làm ba chủ đề chính: khung cảnh, con người và hoa lá. Tất cả mọi bức tranh, dù là đề tài nào đi nữa, đều toát ra một không khí đa sầu, hoài cổ. Những tựa tranh, nối kết với một kỷ niệm rất riêng của cô, cũng nói lên điều này. Mặc dù mầu sắc của người nghệ sĩ sử dụng thường hay là những mầu sắc trong sáng và sống động, nhưng mà cái thế giới rất đẹp trong tranh mà cô diễn đạt lại thường toát ra một ấn tượng về sự mong manh và phai tàn.

Tuyết Trần thuộc vào một thành phần nghệ sĩ hiếm hoi của thời đại hôm nay, những người với rất nhiều kiên nhẫn và nhiều xúc cảm để tạo ra những tác phẩm của họ, phải sau nhiều tháng làm việc cô mới thỏa mãn với kết quả của mình. Các bức tranh của cô đều có một cách cấu tạo rất phẳng và đều đặn đáng ngạc nhiên, làm người xem nhớ lại kỹ thuật vẽ láng của Dali, và không thể nhìn thấy nét cọ vẽ. Các họa sĩ yêu thích của Tuyết Trần là Dali, Renoir, Magritte, Georgia O´Keefe, Edward Hopper và Tamara Lempicka.

Tranh sơn dầu trên vải Mathilde Tuyet Tran, Vĩnh biệt Cavalière, khổ 105 x 75 cm

Tranh sơn dầu trên vải Mathilde Tuyet Tran, Vĩnh biệt Cavalière, khổ 105 x 75 cm

Die vietnamesische Künstlerin Tuyet Tran lebt seit fast 35 Jahren in Europa. Nach ihrem Studium der Betriebswirtschaft an der RWTH Aachen arbeitete sie in verschiedenen Privatunternehmen, bevor sie als Wissenschaftlerin für Betriebswirtschaft und Europaangelegenheiten im öffentlichen Dienst tätig war.

Erst hier begann sie – parallel zu ihrer ebenso anspruchsvollen wie unmusischen Tätigkeit – mit der Malerei, als Ergebnis einer Lebensentwicklung, die vielleicht mit der des „Zöllners“ Henri Rousseau verglichen werden kann. Wie jener hat auch Tuyet Tran ohne jede kunstakademische Ausbildung einen eigenen Stil für sich gefunden, bei dem Intuition und Emotion im Vordergrund stehen, während Form und Inhalt ihrer immer gegenständlichen Bildkunst zwischen Fotorealismus, Surrealismus und Naiver Malerei angesiedelt sind. Dabei lassen sich bei den mittlerweile rund 35 Werken drei verschiedene thematische Schwerpunkte unterscheiden: Landschaften, Personenbildnisse und florale Motive. Gemeinsam ist allen Bildern, unabhängig vom gewählten Motiv, eine schwermütige, nostalgische Grundstimmung, die auch in den sehr persönlichen, an konkrete Erinnerungen anknüpfenden Bildtiteln anklingt. Zwar sind es fast immer strahlend klare und lebendige Farben, die die Künstlerin benutzt, doch die schöne Welt, die sie zeigt, wirkt oft sehr zerbrechlich und vergänglich.

Tuyet Tran gehört zu den wenigen Künstlern unserer Zeit, die mit sehr viel Geduld und Sensibilität ihre Werke schafft; oft braucht sie mehrere Monate, bis sie mit einem Ergebnis zufrieden ist. Ihre Bilder haben eine erstaunlich glatte und gleichmäßige Struktur, die an die Lasurtechnik von Dali erinnert und bei der die Pinselführung nicht mehr zu erkennen ist. Zu ihren künstlerischen Vorbildern gehören neben Dali auch Renoir, Magritte, Georgia O´Keefe, David Hopper und Tamara Lempicka.

Avec son langage de création artistique et sa technique, simple, souple, lisse, mais très détaillée, Tuyet Tran a réussi à créer une atmosphère presque surréelle dans ses tableaux. Ses couleurs claires, transparentes mais intenses, qu‘elle a pris pour reproduire la lumière phosphorescente du soleil de l‘après-midi par exemple, donnent l‘impression d‘une nostalgie, qui domine exactement la frontière fragile entre le passé et le présent. 

La vie pendant très longtemps dans les grandes villes, incontournable à cause de son gagne-pain, a donné à Tuyet Tran le besoin d‘être dans la nature. Elle aime peindre les paysages, les fleurs, les arbres mais aussi les portraits. Ses tableaux dans l‘ensemble, peu importe le motif, lié avec un événement de sa vie, réveillent un sentiment nostalgique et mélancolique, ce qui est accentué aussi par leurs titres. Ses couleurs sont toujours éblouissantes, claires, transparentes et vivantes, mais ce monde bien beau, qu‘elle dépeint, semble très fragile et éphémère. Elle montre, en fait, ce que l‘on peut seulement sentir. Et elle retient, en fait, ce que l‘on ne peut pas retenir, en réalité.

Après avoir fait beaucoup d‘expériences dans sa vie, elle a commencé à peindre, à tel point qu‘on peut la comparer avec le peintre H.Rousseau – un ancien douanier. Comme lui, elle a trouvé son style, sans avoir besoin une formation académique, elle peint avec son intuition et ses émotions, tandis que la forme et la contenance de son art figuratif se balancent entre le réalisme photographique, le surréalisme et le style naïf. Tuyet Tran appartient à un petit cercle d‘artistes de notre temps, qui prennent plusieurs mois, avec beaucoup de patience et de sensibilité, pour créer ses oeuvres, jusqu’au moment elle est satisfaite du résultat. Ses oeuvres possèdent une structure étonnement lisse et homogène, qui fait penser à la technique à lasure de DALI òu l‘on ne voit pas la traces des pinceaux. Elle aime Dali, Renoir, Magritte, Georgia O´Keefe, Edward Hopper et Tamara Lempicka.  (Volker Wienecker, Historien de l‘art)

Dr. Richard Kreidler, Museumsdienst Köln

Tiến sĩ Richard Kreidler, Cơ quan Bảo Tàng Viện Köln

Tranh sơn dầu Mathilde Tuyet Tran "Con đường của kẻ phản bội",  khổ 120 x 140 cm

Tranh sơn dầu Mathilde Tuyet Tran “Con đường của kẻ phản bội”, khổ 120 x 140 cm

Những lâu đài hoa nở rộ lộng lẫy, lưng lửng trên không, chân dung, cảnh vật „ một căn phòng trong một giấc mơ „ – bên cạnh đó là một bức tranh rất chi tiết vẽ cảnh điêu tàn đổ nát của nhà thờ Saint Alban trong khu vực Gürzernich với công trường khảo cổ và cũng là khu vực xây cất một bảo tàng viện mới để chứa đựng trường phái tranh cổ điển của thành phố Köln trong tương lai: Nội  dung của tranh Tuyết Trần có mục đích gì trong một hình thức vừa thôi thúc vừa có tính chất xa cách ?

Không phải một cách vẽ phóng túng cực độ và bất chợt mà hiện nay đang được xử dụng đến độ dư thừa, mà là một sự làm việc cống hiến đến nỗi quá độ các đề tài vẽ đã tạo ra sự hiện hữu của hai thái cực trong các bức tranh.

Diễn dải qua sự hình thành các tranh, hai thái cực hiện hữu này đã kích thích sự tăng trưởng sống động qua phong cách nghệ thuật hóa đối tượng, con người và hoa như là sành sứ, như đã sửa soạn sẵn sàng để lên sân khấu, hay là được tạo bằng tơ lụa trước mắt chúng ta, được bảo quản, hấp dẫn nhưng xa cách.

Với những kỹ thuật vẽ theo lối Á Châu, được toàn hảo bởi sức hấp dẫn của thế giới hiện đại trong tranh, Tuyết Trần đã khêu gợi cho người xem một tầm nhìn gần như hiện thực ảnh các đối tượng vẽ.

Cùng một lúc, cách nhìn riêng tư và những kinh nghiệm tâm thần đã in dấu ấn quan trọng trong sự thành hình tác phẩm, cho dù đó là một sự hiện hữu đơn giản của một đề tài trong khung cảnh sống cá nhân hay là trên đường đi: một cảnh vật, hoa bán trong tiệm hoa, hay là bông dâm bụt trên sân nhà. Qua tranh, những hồi tưởng đầy mâu thuẫn và những đánh giá các hiện vật tiểu sử cá nhân được thể hiện. Vì thế một loạt quang phổ về hoa hồng đã được mở ra qua sự thể hiện bằng mầu sắc và đường nét trên những khung cảnh và hậu trường lạ lẫm.

Theo dõi sự chuyển động của những cánh hoa người xem chìm đắm trong một biểu tượng tối cao của cây cỏ „ bởi vì trong không gian đóa hoa hồng không tên của nàng đã làm tan biết khẩu vị cay đắng của hoa cà „ ( trích R.M. Rilke ). Những đóa hoa vĩ đại, gần như làm nghẹt thở, vừa trang điểm không gian vừa nuốt chửng người xem: Mất Mát và Chiếm Đoạt trong tính chất „ hoa đã được hái „.

Cũng cùng trạng thái hư ảo này Tuyết Trần đã diễn đạt những cảnh vườn hoa và nhìn ra biển, mà trong đó con mắt người xem bấu víu vào mọi chi tiết, để giữ cái Gần, trong khi chiều sâu và tầm xa của tranh làm cho bối rối.

Các cấu trúc căn bản một sự không tưởng cuối cùng, được diễn tả qua những mảnh vải hay một nền hoa văn náo động, cũng đã hiện rõ nét qua những phần chân dung rọi sáng lóa. Ngay cả trong chân dung Mẹ và Con cũng rõ nét một tình cảm nối kết mâu thuẫn.

Trẻ con trở thành một dấu hỏi, khi chúng không còn đẹp đẽ-hài lòng như bức chân dung hai đứa trẻ con ngồi yên lặng song đôi trên một bực thang.

Với phong thái vẽ rất chi tiết và toàn mỹ hóa sự hiện hữu Tuyết Trần không hề làm giảm cái giá trị quen thuộc của Hiện Thực trong phương hướng về nhãn quan cũng như về tâm hồn của người xem tranh.

Những tấm bảng đường méo mó vẹo vọ, những hố đào khảo cổ đầy cỏ dại, những tấm bảng gỗ bị gió bão vặn vẹo của một hệ thống chỉ đường, lẽ ra là chỉ đúng hướng – một tình trạng quen thuộc trong nhiều năm giữa lòng thành phố– minh chứng,  qua sự bảo toàn những dấu vết bằng một phong thái vẽ rất tỉ mỉ, sức đấu tranh với một Thực Tế luôn luôn thay đổi theo thời gian, đáng lý ra là không níu kéo lại được, và thực tế này vừa bảo vệ sự hiện hữu của nó lại vừa luôn luôn thoát chạy.

Mandala, tranh sơn dầu trên vải, 60 cm x 60 cm - Mathilde Tuyet Tran

Mandala, tranh sơn dầu trên vải, 60 cm x 60 cm – Mathilde Tuyet Tran

…Les fleurs en dimension surréelle, portraits, paysages, une chambre dans le rêve, la ruine d‘une église avec le site archéologique… en détails minuscules… Pourquoi la distance, entre cette apparence extérieure des choses et sa façon de voir la vie, de son intérieur ?

Son style, un excès de détail consacré, produit l‘existence de la contradiction existentielle. La vie est représentée d‘une façon exagérée par son art des pinceaux, les êtres-humains et les fleurs comme en porcelaine, prêts pour la scène, conservés, attirés mais intouchables en même temps.

La pratique des techniques asiatiques, perfectionnée par les compositions modernes, donne une vue photographique réelle, pourtant son traitement des couleurs et de la lumière crée un sentiment d‘étouffement, d‘attraction, noyé par ses motifs. Perte et possession, loin et près, calme et agité… le temps dans ses tableaux est aussi contradictoire, il se manifeste mais aussitôt disparaît … ( Dr. Richard Kreidler, Historien de l‘art )

Marc Scheps

Direktor der Ludwig Stiftung, Direktor a.D. des Museums Ludwig Köln (Giám đốc cơ quan Ludwig Stiftung, Cựu giám đốc bảo tàng viện Ludwig Köln)

Một thời gian trước đây tôi có dịp xem tranh và trò chuyện với Tuyết Trần. Bên cạnh những công việc khác cô đã bắt đầu vẽ tranh từ hơn bẩy năm nay, mà không cần phải qua một học trình hình thức nào. Cách tạo hình của Tuyết Trần bắt nguồn từ gốc rễ văn hóa Á Châu, quê hương của người họa sĩ, nhưng cũng từ sự giao lưu lâu năm với văn hóa Âu châu.

Thế giới trong tranh của Tuyết Trần là một thế giới mà cái đẹp ngự trị, nhất là qua những đề tài về thiên nhiên. Cô có một phong cách vẽ sâu sắc và một phong thái vẽ rất nhậy cảm về mầu sắc và các sắc thái. Nghệ thuật tranh của Tuyết Trần thoát ra ngoài vòng hiện thời và thời trang, hơn thế, nó phản ánh một thôi thúc bên trong, để diễn đạt một cánh nhìn riêng biệt về tạo hóa thiên nhiên.

Theo ý tôi, thật là một điều đáng ao ước, đó là việc Tuyết Trần, không những chỉ tiếp tục cuộc đối thoại nên thơ của mình với thiên nhiên trên khung vải, mà nên phổ biến kết của những cuộc đối thoại này cho khán giả rộng rãi.

La création artistique de Tuyet Tran est, sans ambiguïté, enracinée dans son origine asiatique et son entrée dans la culture occidentale. Le monde de ses tableaux et un monde òu règne la beauté. Elle est très sensible avec les couleurs et ses compositions. L‘art de Tuyet Tran s‘èchappe la mode moderne, plus que cela, il reflet un besoin intense d‘exprimer sa façon de voir la vie et la nature. Il est désirable pour un grand public, de partager avec l‘artiste, son dialogue poétique – entre elle et la vie, la nature – sur ses toiles. ( Marc Scheps, Historien de l’art )

Peinture sur porcelaine avec Mathilde Tuyet Tran à Neufvy-sur-Aronde, fête Un village un feu des Pays des sources

Peinture sur porcelaine avec Mathilde Tuyet Tran à Neufvy-sur-Aronde, fête Un village un feu des Pays des sources

Journal numéro 30 du Pays des Sources, Picardie, France

Journal numéro 31 – Pays des Sources, Picardie, France

Mục lục Tranh – Les tableaux de Mathilde Tuyet Tran – Ölbilder von Mathilde Tuyet Tran

Xem tranh/Voir les tableaux/Bilder sehen (sur Youtube) :

La confiance – Niềm tin ngu ngốc

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 120 x 110 cm

Le regard du destin – Con mắt của định mệnh

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 50 x 70 cm

Le paradis trompé – Thiên đường nhầm lẫn

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 100 x 70 cm

J’ai perdu – Thua !

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 70 x 50 cm

Blaue rose – Hoa hồng xanh

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 120 x 140 cm

La couleur de la douleur – Mầu buồn đau

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 80 x 105 cm

Les demoiselles Mai-Phi et Ti-Fanny – Hai cô bé Mai-Phi và Ti-Fanny

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 120 x 100 cm

Boudha ma joie – Phật vui

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 50 x 70 cm

Les tournesols de Strasbourg – Hoa hướng dương của vùng Strasbourg

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 70 x 50 cm

I miss you so – Nhớ lắm

tranh phấn dầu trên giấy vải nhật bản, 50 x 70 cm

craie à l’huile sur papier en coton japonais, Ölkreide auf Japanischem Baumwollpapier

Komm zurück – Trở lại

tranh phấn dầu trên giấy vải nhật bản, 50 x 70 cm

craie à l’huile sur papier en coton japonais, Ölkreide auf Japanischem Baumwollpapier

Der Seelenverkäufer – Người bán linh hồn

tranh phấn dầu trên giấy vải nhật bản, 50 x 70 cm

craie à l’huile sur papier en coton japonais, Ölkreide auf Japanischem Baumwollpapier

Adieu Cavalière, je t´aimais bien – Vĩnh biệt Cavalière, tôi đã yêu nơi đây

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 105 x 75 cm

Toi et moi – Anh và tôi

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 120 x 140 cm

Adieu Corsica, Vĩnh biệt Corsica

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 100 x 80 cm

Alte Ansicht von St Alban im Frühling – Cảnh cũ nhà thờ St Alban khi xuân về

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 140 x 110 cm

Mandala 1

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

Mandala 2

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

Mandala 3

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

L’ église dormant sous la neige – Nhà thờ ngủ trong tuyết trắng

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

Les champs de colza – Ruộng hoa dầu

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

La rue du Village – Con đường làng

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

La ruelle des Pinsons – Ngõ cụt chim se sẻ

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

Le clocher de Belloy – Tháp chuông nhà thờ Belloy

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

Chi et Mai-Phi – Hai anh em Chí và Mai-Phi

tranh phấn dầu trên giấy vải nhật bản, 50 x 70 cm

craie à l’huile sur papier en coton japonais, Ölkreide auf Japanischem Baumwollpapier

Le chemin d’un traître – Con đường của kẻ phản bội

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 120 x 140 cm

Le petit picard – Chú bé vùng Picardie

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 75 x 95 cm

Le jardin de Mémé – Khu vườn của bà nội

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 130 x 115 cm

Non, No, Nein, Không

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 80 cm

La forêt d’Halatte – Cánh rừng ở Halatte

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 170 x 120 cm

Paravent à trois panneaux – Bình phong ba tấm

tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 160 x 150 cm