Mathilde Tuyet Tran

Bình luận, Văn, Thơ, Nhạc, Tranh - Essais, Littérature, Poème, Musique, Peinture

Menu
  • Accueil
  • Liên hệ – Contact
  • Tác phẩm – Publications
  • Phòng tranh-Peinture-Painting
  • Trang nhạc – Musique
  • Textes en Français
  • Texts in English
  • in Deutscher Sprache
  • Bạn bốn phương – Jardin des amis
Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm

Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm

11 mars 2019
Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng

Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng

7 mars 2019
Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum

Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum

14 février 2019
Cầu Mống - Pont des Messageries Maritimes

Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes

9 février 2019
Nam Định, thành phố những nhà thờ

Nam Định, thành phố những nhà thờ

17 août 2018
Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère

Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère

19 septembre 2017
← →
  • Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm
  • Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng
  • Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum
  • Cầu Mống - Pont des Messageries Maritimes
  • Nam Định, thành phố những nhà thờ
  • Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère
Parcourir :  Accueil   /   Page 29

Hoa hồng nhà quê và thuyền thúng ngoài biển

9 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Văn - Littérature
Hoa hồng nhà quê và thuyền thúng ngoài biển
Người Xa Quê (www.nguoixaque.vn) – 19.08.2010 – 10.19
Nỗi nhớ hình như luôn có sẵn đó. Chỉ cần một cái gì đó khơi dậy là nó lại bùng lên như một ngọn lửa.

Mưa. Chồng tôi nhìn mưa vừa than vừa cười, mưa như ở Huế! Tôi nhìn anh ấy, không ngờ những ngày mưa dầm ở Huế, theo chân vợ đi bộ qua cầu Tràng Tiền đến chợ Đông Ba, đã gây ấn tượng với anh. Mùa hè năm nay, tôi bệnh suốt tháng bẩy, mẹ chồng cũng không khỏe, đang như ngọn nến dần tàn, nên chẳng đi đâu, chồng tôi một mình loay hoay đi mua sắm các vật liệu về lợp mái nhà phía trong để chống lạnh cho mùa đông.

Hoa Hồng nhà quê

Ngoài vườn, chưa đến cuối hè, nhưng mưa nhiều và nhiệt độ xuống thấp bất thường, hoa hồng ngưng thôi không nở, chỉ có mỗi cụm hồng nhà quê (rose trémière), thân cao khoảng thước rưỡi, những đóa hoa to, mỏng manh, không có hương thơm, mọc dọc trên thân thì còn nở rộ, đong đưa trong gió trong mưa. Và một loài hoa nữa, hoa dâm bụt (hibiscus), từ tím xanh, cho đến trắng hồng đang nở rộ khoe sắc. Đó là những loài hoa báo tin cuối hè, nhường chỗ cho cúc mùa thu đang trồi mầm xanh.

Người ta báo tin đường xá, xa lộ nghẹt cứng, người đi nghỉ hè về, người vừa mới đi nghỉ hè hai tuần cuối của tháng tám. Đầu tháng chín, tựu trường, cha mẹ cũng phải đi làm, thêm một mùa hè nữa trôi qua.

Hôm nay tình cờ đưa người quen đến thăm ra phi trường Charles de Gaulle lấy vé máy bay, tôi bất chợt thấy nỗi nhớ nó ập đến, nao nao, như mình sắp leo lên máy bay về nhà. Những chiếc máy bay lăn bánh trên đường bay, bắc ngang qua xa lộ A1, xe chạy bên dưới, máy bay lăn trên đầu mình. Cái phi trường này, rộng mênh mông, người đi nườm nượp, hẹn đón nhau mà hẹn không chính xác chỗ nào thì đi tìm nhau phát mệt. May mà thời đại mới, có điện thoại di động, còn biết liên lạc tìm nhau. Trên đường về nhà, tôi bỗng dưng nhớ cái thuyền thúng, có lẽ vì hai vợ chồng nói chuyện về Việt Nam và du lịch.

Những chiếc thuyền thúng mong manh giữa biển khơi

Năm 2008 trong lễ hội biển ở Brest, vùng Bretagne bên Pháp, vào tháng bẩy, Việt Nam có đưa thuyền thúng đi tham dự, ngoài thuyền buồm, thuyền rồng, thuyền tre, thuyền nan. Armada là một lễ hội biển lớn, có hơn hai ngàn chiếc thuyền tham dự, biểu diễn, thu hút rất đông người đến xem. Tôi không có điều kiện đi Brest, muốn đi, phải thuê phòng khách sạn từ cả mấy tháng trước, cận ngày thì chỉ còn phòng ở những nơi cách Brest cả trăm cây số. Nhưng trước khi tất cả mọi thuyền tham dự đến Brest thì có một số thuyền đến cảng Rouen trước, dự một lễ hội nhỏ trên sông Seine, khúc chảy qua thành phố Rouen. Gọi là nhỏ, nhưng cũng quy mô lắm, nhộn nhịp rộn ràng lắm, đến cả bốn triệu người trong suốt mấy ngày hội, chen chúc nhau như kiến dọc hai bên bờ sông Seine, không kém thơ mộng như ở Paris.

Việt Nam không đưa thuyền của mình đến đây, nhưng Rouen gần nhà tôi hơn, nên chúng tôi đi Rouen. Nhìn những chiếc thuyền buồm rất hoành tráng, rất đẹp, rất sạch sẽ, bóng loáng, những người thủy thủ vạm vỡ, da nâu đồng rám nắng…như khêu gợi ham muốn đi xa, đi thám hiểm, đi phiêu lưu bồng bềnh trên sóng nước…

chính chồng tôi cũng nói, đem chiếc thuyền thúng của Việt Nam về đây, chắc ai cũng ngạc nhiên. Thật đấy, thiên hạ đứng há hốc mồm, tròn mắt, nhìn những chiếc thuyền buồm uy nghi, đường bệ lướt sóng sông Seine vào bến cảng, những chiếc thuyền cứu hỏa, vừa chạy vừa phun nước rất ngộ nghĩnh như đồ chơi trẻ con… Chiếc thuyền thúng, mong manh, nhỏ nhoi…bé hơn cả một chiếc lá trên mặt nước!

Chúng tôi thích về miền Trung nghỉ ngơi vài ngày yên tĩnh. Mỗi sáng dậy sớm, không có gì thích hơn là đi dọc bờ biển, đến các làng chài, chỗ những người đi biển đánh cá, ra khơi…xem họ làm việc. Chồng chài (là) vợ lưới…dô khoan dố hầy…

Thuyền đánh cá đậu chỗ nước sâu, xa xa, ngư dân đi từ bãi ra thuyền chính bằng những cái thúng. Lúc xuống nước, họ dựng đứng cái thúng, vừa đẩy vừa điều khiển cho nó lăn xuống nước, nhẹ nhàng như con nít chơi đồ chơi. Lúc lên bờ cũng thế, rồi họ để cái thuyền trên bãi, hoặc úp xuống, hoặc để ngửa, không cần có ai canh chừng, không ai ăn cắp một cái thuyền thúng.

Chồng tôi tò mò đến tận nơi ngắm nghía. Đặc điểm của thuyền thúng, đối đầu với sóng nước, không phải bằng một sức mạnh cứng rắn, kiên cố mà chính bằng sự mỏng manh, mềm dẻo của mình. Nhưng khi thúng úp thì phải biết bơi.

Thuyền thúng, xem thì rất đơn sơ, đúng là một cái thúng to, đan bằng tre, kết dính không thấm nước bằng dầu thiên nhiên (dầu rái, trét chai…), nên còn gọi là „thúng chai“, có đường kính to nhỏ khác nhau, khoảng 5 mét chu vi. Người đan thuyền thúng tính giá bán theo chu vi cái thúng. Tre dùng để đan phải là loại tre tốt, dài khoảng 6, 7 thước tây, gốc to khoảng trên 10 phân, đốn vào mùa khô, tháng một tháng hai tây, róc lấy vỏ xanh rồi vót thành nan tre, nhẵn nhụi, phơi trong hai, ba ngày cho tạm khô, tre khô quá thì gẫy, không còn mềm dẻo để đan. Học đan cho khít, đáy thúng cho tròn, không khó bằng làm vành thúng, lên vành thúng cho bền, chắc. Một cái thúng đường kính khoảng 2 thước tây cần phải dùng khoảng mười cây tre, có trọng tải khoảng 1.500 kí lô, hay chở được 5 người. Thúng lớn cần đến cả 50 cây tre. Cuộc đời mỗi cái thúng dài khoảng 6 năm (*).

Tập chèo thuyền thúng cũng là một công phu, làm cách nào chèo một cái thúng tròn, không có mũi, vượt sóng, đi theo hướng mình muốn, quả là một bài học lý thú. Có lẽ ai cũng sẽ thích thú khi nhìn một người ngư dân Việt Nam, ăn bận rất đơn giản, không có đeo phao cấp cứu, chèo cái thúng bằng một mái chèo ngắn, cũng mỏng manh, xuôi ngược dòng nước sông Seine. Ở Brest, trên vùng biển, thì cái thúng lênh đênh, thật đúng là rất bé nhỏ và khiêm tốn lẫn trong đám thuyền buồm dương oai trên sóng nước. Thấy như thế càng khâm phục và thương mến người dân chài Việt Nam.

Trời mưa trên biển. Nước trên đầu, nước dưới chân. Chúng tôi say mê theo dõi công việc của một anh chài, anh dùng thuyền thúng bơi ra, cột thúng vào chân thang, leo lên chỗ ngồi, sửa soạn tư thế đạp như đạp xe. Vụp! Cái vò đang căng trên mặt nước biển, đột nhiên sụp sâu xuống nước. Anh chài chờ một chốc lát, lại đạp. Cái vò từ từ trồi lên khỏi mặt nước. Anh chài tụt xuống chân thang, leo vào thuyền thúng, bơi ra giữa vò, mở vò cho tôm cá mắc lưới rơi thẳng vào thuyền thúng. Cột lại đáy vò xong, anh bơi thuyền thúng vào bờ, cho tôm cá bỏ vào trong những cái xô nhựa, giao cho vợ ra chợ bán hay đem về nhà nuôi thả trong nước, trong đá lạnh. Anh móc cái túi áo trên ngực cho chúng tôi xem một con cá đẹp, giữ riêng để tối nay nấu ăn, trong túi quần đùi cũng có vài con cá. Chồng tôi cười thoải mái, vỗ vào túi áo ngực của mình: em xem, nếu tôi cũng bắt một con cá bỏ túi để chiều nay ăn…!

Chúng tôi hẹn lần sau, sẽ về thăm lại miền Trung và cái thuyền thúng, sau mùa hồng nhà quê bên Pháp.

Theo Quehuongonline (Nguồn: Mathilde Tuyet Tran)

Tản mạn về điều quan trọng của lịch sử

9 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais
Tản mạn về điều quan trọng của lịch sử

Tập sách Dấu xưa của tác giả Mathilde Tuyết Trần có cách giới thuyết hơi khiêm tốn ở bìa 1: Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn. Kỳ thực, tập sách là kết quả của quá trình điền dã tìm hiểu, thu thập tư liệu, nghiên cứu sử liệu và lẩy ra những vấn đề quan trọng trong lịch sử nhà Nguyễn để trình bày khúc chiết và thuyết phục.

Sách do NXB Trẻ ấn hành – Ảnh: L.Điền

Tác giả Mathilde Tuyết Trần định cư ở Pháp, và lợi thế tìm kiếm tài liệu từ văn khố Pháp cộng với những cuộc tiếp xúc với hậu duệ những vị vua nhà Nguyễn lưu dấu trên đất Pháp, tìm đến những lăng mộ, tiếp cận những nhân chứng lịch sử… đã mang lại những trang viết thật sự cần thiết cho những ai quan tâm đến các vấn đề trong lịch sử nhà Nguyễn.

Ngay cả việc tìm đọc tất cả 11 hiệp ước của nhà Nguyễn lần lượt ký với Pháp để nắm bắt những cách thế ứng xử của các vị vua quan nước ta lúc bấy giờ, đã là một kỳ công của người nghiên cứu sử. Ðiều đáng quý hơn, Mathilde Tuyết Trần còn trình bày lại nội dung chính của các bản hiệp ước ấy.

Tập sách còn có những sự duyên dáng riêng, đó là cách diễn đạt như muốn làm mềm hóa không gian đang ngập tràn sử liệu. Liệu pháp này khiến người đọc được thư giãn, được tiếp thêm niềm khoan khoái, để cùng tác giả đi đến những tình tiết quan trọng khác. Hãy xem tác giả mở đầu đoạn viết về ngôi làng Thonac – nơi còn hầm mộ của vua Hàm Nghi: “Thonac là một làng nhỏ, thơ mộng, nằm bên con sông Vézère… Con đường chính chạy qua làng uốn khúc quanh co theo dòng nước màu xanh như lá cây của con sông Vézère. Nếu không để ý thì lái xe chạy ngang qua Thonac mà không kịp biết”.

Cùng với những cảm xúc như vậy, người đọc có dịp cùng chị phát hiện những tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi, hé lộ một con người nghệ thuật ít ai biết của vị vua lưu đày. Hay như những sử liệu về công chúa Nhữ Mây – con đầu của vua Hàm Nghi và bà Marcelle Aimée Léonie Laloe với những dòng miêu tả rất xúc động: “Dân làng Thonac kể lại hình ảnh một bà công chúa, chủ nhân một lâu đài cổ kính đồ sộ, mặc quần jean xanh, áo bạc màu nắng, hai tay áo xắn lên quá khuỷu, đi ủng cao chống nước và bùn lầy, lái xe máy cày, làm ruộng”.

Và còn nhiều tư liệu về vua Duy Tân, về người anh hùng Ðề Thám, đặc biệt là những câu chuyện với “bác Minh” – một cư dân trong ngôi làng bị bỏ quên C.A.F.I tại Sainte Liverade-sur-Lot, chứa đựng nhiều thông tin về chính sách xã hội hiện thời ở Pháp và những hệ lụy kéo dài từ lịch sử chiến tranh VN – một đề tài sử học còn bỏ ngỏ.

LAM ÐIỀN

(Theo TTO) – Quán Cọ

Những phút nhớ thầy

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Văn - Littérature
Thứ hai, 21/11/2011, 10:41:27 AM

Tạp chí Quê Hương – Hà Nội

Những phút nhớ thầy
… Bây giờ tôi ngồi đây, sau một thời gian rất dài, bao nhiêu năm đi học và đi làm chỉ sử dụng các tiếng nước ngoài, gõ lóc cóc tiếng Việt trên bàn phím, đó chính là công ơn của các thầy cô khi xưa đã có phương pháp dạy học rất căn bản, khả quan, và hơn thế nữa, đã biết song song khơi nguồn và nuôi dưỡng tình cảm của người Việt với nước Việt.
Vài lần, người Hà Nội hỏi tôi, sao chị lại nói giọng Hà Nội và không tin là tôi xa quê hương đã hơn 40 năm (vì có người, gọi là “Việt kiều”, nhưng mới đi chẳng bao lâu đã quên tiếng Việt), tôi nheo mắt hóm hỉnh trả lời, tôi còn nói được cả giọng Huế và giọng “Sè Goòng” . Bây giờ nhớ lại mẩu chuyện vui ấy, tôi mới nghĩ ra, cũng có lẽ vì bà giáo đầu tiên trong đời tôi là người Hà Nội. Cách đây vài năm, tôi có dịp gặp lại một người bạn học cũ không gặp nhau cũng đến mấy chục năm rồi, sau khi ra trường, anh định cư ở một góc trời xa khác, tuốt bên xứ lạnh Canada. Anh nhắc lại những chuyện xưa, những kỷ niệm dường như đã ngủ quên trong ký ức của tôi, làm cho tôi giật mình. Anh bảo, anh biết tôi từ khi tôi còn bé tí, vì tôi là học trò cưng của bà giáo, mà bà giáo của tôi thì là… mẹ của anh! Bà giáo hiện đã cao tuổi lắm rồi.Ôi, ngày xưa, trẻ con không sợ ai bằng sợ thầy cô giáo, sợ trường, sợ lớp. Ngày đầu tiên tôi phải đi học, mặc quần áo mới tinh, cái cặp cũng mới tinh, đôi dép cũng mới, ba tôi bồng tôi trên tay đến trường. Tôi cứ giẫy nảy, không chịu đi học và cứ thúc hai cái đầu gối vào bụng ba tôi. Được một lúc, ba tôi giận quá đặt tôi xuống, đét cho hai cái vào mông đau điếng. Thế là tôi nín khóc ngay. Đến trường, tôi đứng như trời trồng, tròn mắt nhìn bà giáo, ngạc nhiên, lạ lẫm!

Ảnh: nguồn internet

Bẵng đi nhiều năm, lần đầu tiên về thăm nhà, tôi tìm đến trường xưa, đứng ngoài song cửa nhìn vào sân trường, thấy đàn em nhỏ ồn ào, vui vẻ tung tăng, tôi rất vui và cảm động. Đã bao nhiêu lần tôi chạy nhảy chơi đùa với các bạn trên cái sân cát rộng có cột cờ ở cuối sân. Hàng hiên rộng của hai dãy lớp học hai bên sân trường lợp ngói đỏ, lát gạch vuông cũng màu đỏ mát rượi dưới nắng hè. Cuối sân, phía bên góc trái là nhà ở của chú gác trường. Chú được phép bán vài thứ tập vở học sinh và bánh trái trong giờ ra chơi. Vợ chú thay đổi món hàng ngày cho chúng tôi, hôm thì xôi bắp, hôm thì me ngào bánh tráng, chuối chiên, khoai chiên… Giờ ra chơi, bọn tôi xúm xít hàng quà, đứa nào có tiền ăn quà thì cho bạn cắn ghé một miếng.

Trong lớp, giọng bà giáo giảng bài sang sảng. Sau này, tôi tiếp tục chọn Pháp văn làm sinh ngữ chính cũng do ảnh hưởng của bà. Bà giáo, có lẽ trạc tuổi má tôi, nhưng oai nghiêm hơn nhiều. Đứa con nít nhỏ nhìn bà giáo như nhìn một người quyền uy tột đỉnh, không dám cãi lại. Ngày nào cũng như ngày ấy, không biết bà giáo thức dậy từ bao giờ, mái tóc đã quấn cao trên đầu bằng vành khăn nhung đen, áo dài mầu, quần trắng hay quần đen thay đổi mỗi ngày. Bà giáo có hàm răng trắng như má tôi, không bị nhuộm răng đen. Bà giáo như có trăm mắt, đứa nào cựa quậy sau lưng khi bà đang viết bài lên bảng là bà cũng biết. Bà giáo rất ít khi đánh học trò. Cái thước kẻ trong tay thường chỉ gõ trên bảng xanh hay trên bàn cho học trò đọc theo nhịp.

Đọc theo bà giáo, là đứa nào cũng há mồm đọc rõ to, rõ ràng, nhịp nhàng, theo giọng Bắc – giọng Hà Nội. Bà giáo rất ít khi phạt quỳ. Tội nặng lắm như: làm máy bay giấy phóng sau lưng bà, rảy mực tím lên áo bạn, ăn cắp phấn viết bảng hay bẻ phấn cho nát thành từng mảnh nhỏ, chửi tục… mới phải quỳ một lúc trong góc lớp. Quỳ phạt xong phải khoanh tay xin lỗi bà giáo rồi mới được trở về chỗ ngồi. Mỗi khi phạt học sinh nào, bà bảo lớp trưởng đeo vào kẻ bị phạt một tấm bảng làm bằng giấy cạc tông, ghi dòng chữ rõ to: “Tôi lười, không làm bài tập”, hay “Tôi nói chuyện trong lớp”. Cái bảng giấy nhẹ hẫng mà lại như nặng ngàn cân. Đứa nào đã bị đeo bảng một lần rồi thì lần sau… xin chừa, không còn dám tái phạm nữa. Cái đứa trưởng lớp đáng ghét ấy, lúc nào trong cặp cũng phải đem theo những tấm bảng đáng ghét ấy… lại chính là tôi.

Cuối năm nào tôi cũng đứng nhất lớp, lúc rời trường, tôi lãnh ba cái phần thưởng một lúc, nhất trường, nhất lớp, nhất hạnh kiểm. Hai đứa bạn gái thân nhất phải ôm hộ tôi mỗi đứa một gói phần thưởng, lếch thếch đi bộ theo tôi từ trường về tận nhà. Phần thưởng dạo ấy là một chục cuốn tập học trò, một cuốn tự điển, một hai cuốn sách khoa học, bút vẽ mầu, bút bi, một hộp phấn viết bảng mầu trắng hay đủ mầu xanh, đỏ, vàng, gói trong giấy bóng kính đỏ trong suốt, cột bằng dây gói quà, đeo lủng lẳng một tấm bảng phần thưởng khổ bưu thiếp, trên ghi tên họ học trò được nhận. Cái hình ảnh ba đứa con gái nhỏ nối đuôi nhau ôm gói phần thưởng cao quá đầu, vừa đi vừa ríu rít trò chuyện dưới bóng những hàng me tán xòe mát rượi, thỉnh thoảng vài làn gió nhẹ phớt qua làm những lá me rụng bay theo chiều gió, rơi trên mái tóc học trò, nền trời cuối hè thật cao, trong xanh,… là một trong những kỷ niệm đẹp khiến tôi luôn nhớ nhà và nhớ quê hương.

Lên đệ nhị cấp, cô giáo mà tôi mê nhất là cô giáo dạy Việt văn, cũng là người miền Bắc, người Hà Nội. Đối với tôi thời ấy, cô giáo đẹp mê hồn, sang trọng, quí phái. Tôi không thể quên cái ấn tượng in vào trí nhớ tôi về hình ảnh của cô giáo mặc áo dài lụa mầu mỡ gà vàng nhạt, quần lụa trắng, đeo một chuỗi hạt cẩm thạch dài mầu xanh lục thắm, tóc đen dài, bỏ xõa sau lưng. Cô vừa đẹp người, vừa có giọng nói truyền cảm và giảng bài rất hay. Một lần, khi trả bài luận văn, cô gọi mười đứa đứng đầu lớp lần lượt lên nhận bài. Đến phiên tôi, cô dặn, em bớt mơ mộng một chút thì hay hơn. Cái mơ mộng hão huyền ấy trong tôi là điểm yếu mà tôi hằng luôn phải khắc phục.

Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học tại Âu châu trong đầu những năm 70, sinh viên còn biết kính trọng thầy. Tuy thế, trong một giảng đường rộng lớn, năm đầu có cả hàng ngàn sinh viên trai gái chen chúc nhau, đứa nào chậm chân, phải ngồi trên bậc cầu thang, viết trên đầu gối. Một số sinh viên theo không kịp, chán nản, nói chuyện cười đùa ào ào, phá phách một chập, rồi cũng đi ra, từ giã giảng đường. Cho đến cuối năm học là giảng đường cứ vắng dần đi. Tôi và năm đứa bạn gái khác đến từ năm nước khác nhau – Việt Nam, Đức, Chi Lê, Trung Hoa, Ba Tư – thay phiên nhau đến sớm để giữ chỗ cho nhau trong giảng đường. Thường thì chúng tôi dành ghế trên dãy hàng thứ ba cho đến hàng thứ năm, không quá gần mỏi cổ, không quá xa không nhìn thấy mặt thầy. Thầy nhớ mặt bọn tôi, nên mỗi khi vào thi vấn đáp, thấy thầy nở một nụ cười là mừng như mở cờ trong bụng.

Xuất thân vốn là ban Văn chương Triết học, dốt đặc Toán, Lý, Hóa, các thầy dạy Toán, Lý, Hóa thường ngán ngẩm lắc đầu, thế mà cuối cùng tôi lại chọn học khoa Kinh tế, một bộ môn khoa học có ba năm học về toán cao cấp và toán kinh tế, một năm dự bị và hai năm học chính, phải nhờ các anh bạn ban B khi xưa kèm thêm toán. Chương trình học rất căng, vì sinh viên ngoại quốc, ngoài chương trình học chính, còn bị bắt buộc phải học song song thêm hai năm tiếng Đức trình độ đại học. Chiều tối, cơm nước xong xuôi, con cái đều ngủ say trong giường, tôi mới chong đèn thức đêm học cho đến quá nửa đêm, mệt quá mới tắt đèn đi ngủ. “Thầy” toán của tôi là anh Đ.T. Liêm, rất giỏi toán từ thời trung học ở nhà. Anh thường hẹn dạy toán cho tôi buổi trưa trong thư viện, còn hôm nào tôi bận trông con, anh đến tận nhà. Thầy Liêm kèm tôi học toán hay đến độ không những tôi bắt kịp được các bạn học, mà vài năm sau, khi vào thi vấn đáp môn Toán thống kê kinh tế của bằng “Vordiplom“, giáo sư ngạc nhiên vì tôi lên bảng giải được cả 5 bài toán sau một thời gian sửa soạn là mười phút, ông vui vẻ cho điểm “Ưu” 1,7 ! Bây giờ thì chữ nghĩa toán học trả lại các thầy hết cả rồi.

Ở Việt Nam, tôi cảm giác quan hệ thầy trò còn nhiều nét xưa, thầy cô được kính trọng, xã hội Việt Nam còn dạy dỗ lớp trẻ phải kính trọng, phải biết ơn, có nghĩa với người đã đem tâm huyết, tình cảm để truyền lại kiến thức, trí tuệ của mình cho đời sau, dẫn dắt khuyên nhủ lớp trẻ tìm cho đúng con đường đi.

Còn ở các nước Âu châu, khó mà cắt nghĩa được chữ “hiếu” cho người ta hiểu, cũng như khó đòi hỏi học trò phải biết ơn và kính trọng thầy cô. Xã hội Âu châu không có bộ môn nào dạy chữ “hiếu” và chữ “nghĩa“. Nhưng cái xã hội tiêu thụ sinh ra sự ngạo mạn kiêu căng, đồng tiền là chủ và con người là nô lệ. Thầy giáo, nhà giáo chỉ được coi như những nhân viên mỗi tháng lãnh lương để thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình, như mọi nhân viên khác.

Tuy thế, một phần học trò vì tình cảm tự nhiên mà nảy sinh ra sự thương mến người dạy mình. Sự kính trọng thầy cô trở thành một đạo đức cá nhân của những người học trò có tình cảm. Dạo tôi dạy tiếng Đức trong các trường làng, một số em học sinh thương tôi quá, cuối năm góp tiền mua nữ trang như dây chuyền, bông tai tặng cô giáo, có em còn bắt tội cha mẹ chở đến tận nhà tôi để tặng một bó hoa, một cuốn sách.

Bây giờ tôi ngồi đây, sau một thời gian rất dài, bao nhiêu năm đi học và đi làm chỉ sử dụng các tiếng nước ngoài, gõ lóc cóc tiếng Việt trên bàn phím, đó chính là công ơn của các thầy cô khi xưa đã có phương pháp dạy học rất căn bản, khả quan, và hơn thế nữa, đã biết song song khơi nguồn và nuôi dưỡng tình cảm của người Việt với nước Việt.

France, tháng 10. 2011

MathildeTuyetTran

Mùa tranh cử Tổng thống và thực trạng xã hội Pháp

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Mùa tranh cử Tổng thống và thực trạng xã hội Pháp

Tạp chí Hồn Việt số 49/2011 – Hội Nhà Văn Việt Nam – 05-08-2011

Mathilde Tuyết Trần

Cuộc bầu cử ở tầm mức «vùng» (élections régionales) năm 2010 với kết quả vòng 2 vào ngày 21/3/2010 đã đem lại hai chi tiết đáng lưu ý. Tổng số cử tri năm 2010 lên đến 43.354.968 phiếu, nhưng có đến 21.148.548 người không đi bầu, chiếm tỷ lệ 48,78% số cử tri.

Những con số này nói lên sự chán nản của dân chúng, bầu hay không bầu, cũng chẳng thay đổi được gì.

Tuy cánh tả đang trên đà chiến thắng chính trị, nhưng việc giải quyết nội bộ về nhân sự của cánh tả sẽ còn đem lại nhiều sôi nổi, một số nhân vật lãnh đạo cánh tả bị phê bình là “la gauche caviar” (cánh tả tiền, chỉ bảo vệ thành phần giàu có).

Có thể nói, từ sau khi de Gaulle từ chức năm 1969, nước Pháp, trong thời Đệ ngũ Cộng hòa dần dần đi vào quỹ đạo của sự kiện chính trị «toàn cầu hóa» (mondialisation, globalisation), đằng sau hậu trường sân khấu chính trị là các thế lực tài chính dần dần chi phối nghiêm trọng mọi nền kinh tế. Kể từ đầu những năm 1980 việc «tư hữu hóa» được đẩy mạnh, trong khẩu hiệu «công là xấu, tư là tốt» và theo lý luận cùng hứa hẹn rằng, tư hữu hóa đẩy mạnh cạnh tranh thị trường, rồi mọi giá sinh hoạt sẽ được giảm xuống.

Thực tế bây giờ, ba mươi năm sau, cho thấy một kết quả ngược lại, khuynh hướng chiếm hữu địa vị độc tôn thị trường (monopole) khiến cho cá lớn nuốt cá bé, nhiều hãng đóng cửa, nhiều hãng dời cơ xưởng sản xuất, tình trạng thất nghiệp và giá sinh hoạt không giảm mà lại tăng lên. Năm 2001 đồng euro của khối Liên minh châu Âu (Union Européenne, hiện nay lên đến 27 quốc gia thành viên) được phát hành chính thức. Hai năm kế tiếp theo đó, dân chúng khổ sở cùng cực vì mọi giá sinh hoạt đều tăng vượt bậc, mà lương thì không tăng.

Hiện nay đồng euro đang trở thành «ngòi nổ» xã hội và có nhiều tiếng kêu trở về đồng tiền quốc gia cũ của từng nước.

Qua chương trình tranh cử 2007 và những hứa hẹn đổi mới của họ, các ứng cử viên tổng thống đã chính thức thừa nhận một thực trạng xã hội với nhiều vấn đề cần phải giải quyết để giữ hòa bình nội địa, vấn đề hàng đầu vẫn là vấn đề thất nghiệp, khoảng cách giàu/nghèo.

Mỗi ứng cử viên có một lựa chọn ưu tiên khác nhau để hứa hẹn đổi mới trong các lãnh vực: tiểu công nghệ, bình đẳng xã hội, giáo dục và nghiên cứu, cải cách guồng máy hành chánh, dân chủ, sức khỏe, hưu trí, công lý pháp luật, bình đẳng nam nữ, an ninh nội địa, ngoại giao và tương quan lực lượng thế giới, tôn giáo, xã hội, môi trường và sử dụng năng lượng.

Những thành phố hào nhoáng tráng lệ, những đường sá đầy ngập xe hơi, những tiệm ăn đầy thực khách, những phi trường và nhà ga xe lửa tấp nập kẻ đi người đến, những cửa tiệm rất sang trọng với những món hàng rất đắt tiền, một đôi giầy giá 500 euros cũng có người mua, các siêu thị đầy ắp hàng hóa… tất nhiên không nói lên sự khó khăn của đa số dân chúng, vì nước Pháp là một trong những quốc gia thu hút nhiều du khách nhất thế giới và thượng tầng xã hội Pháp có sức tiêu thụ mạnh. Thành phố Paris vẫn xứng đáng là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị hàng đầu thế giới.

Thành phố Paris về đêm

Nhưng nếu sống gần gũi với người dân thường và hiểu những khó khăn hàng ngày của họ thì cái nhìn có khác đi. Hòa bình xã hội cần phải được xây dựng trên một nền tảng cân bằng xã hội, dù là tương đối. Tình trạng “miệng nhà quan có gang có thép” trước cửa quan và cửa quyền vẫn phổ biến. Đặc biệt thành phần trẻ không còn tin tưởng vào các biện pháp nhằm bảo đảm hệ thống xã hội nữa. Một người trẻ nêu lý luận, nếu bị bắt buộc phải đóng liên tục và tối thiểu vào quỹ hưu những 41,5 năm trời mà phải chờ đến 67 tuổi, nay mai sắp sửa bị tăng lên thành 69 tuổi mới được xin lương hưu thì có bao nhiêu người chết rồi mà không được lương hưu?!

Mỗi gia đình thuộc hạ tầng cơ sở, nếu chỉ là một tập hợp của ba thế hệ, đang phải đương đầu trực tiếp mỗi ngày với nhiều khó khăn thực tế: lương hưu quá thấp (tối đa là 50% mức lương cũ), trong khi đó tuổi về hưu bị kéo dài, đẩy lên đến 65/67 tuổi, giáo dục, tuổi trẻ, thất nghiệp, nhà ở, di chuyển, mức lương căn bản tối thiểu theo luật định (SMIC) được ấn định vào ngày 1/1/2011 là 9 euros/giờ, hoặc 1.365 euros/tháng cho 35 giờ lao động/tuần.

Trên số lương này người dân còn phải trả tiền thuế thu nhập cá nhân và đóng tiền vào các quỹ bảo hiểm xã hội, thí dụ như bệnh tật và hưu trí, cho nên đời sống của những gia đình chỉ kiếm được mức lương tối thiểu rất eo hẹp, chỉ còn lại 1.073 euros/tháng, trong khi tất cả mọi giá sinh hoạt, hàng hóa tiêu thụ đều tăng cao, trở nên đắt đỏ.

Mức lương tối thiểu này không cao hơn trợ cấp xã hội RSA là bao nhiêu (trợ cấp RSA được ấn định từ ngày 1/1/2011 cho một người là 466,99 euros/tháng, một đôi vợ chồng có hai đứa con là 980,68 euros, không con cái thì được lãnh 700,49 euros). Thành phần những người thất nghiệp lớn tuổi mà chưa đến tuổi được lãnh lương hưu, một số tiền mà chính họ đã đóng suốt trong nhiều năm làm việc, phải sống nhiều năm trời với mức trợ cấp xã hội RSA(*) rất thấp.

Con số những người hay cả gia đình phải sống bằng các loại trợ cấp xã hội (vì thất nghiệp, già yếu, bệnh tật, góa bụa…) để có được một mức sống tối thiểu lên đến 3.502.155 trường hợp trong năm 2009, trong số này có đến 1.730.154 người lãnh trợ cấp RSA. Trợ cấp RSA được coi là trợ cấp hàng đầu trong các loại trợ cấp xã hội, để hỗ trợ cho các gia đình thu nhập thấp (lương thấp, chỉ có một lao động, có nhiều con…) có thể có một thu nhập tối thiểu để sống, có thể nói một cách đơn giản rằng, những gia đình, cá nhân phải sống bằng trợ cấp xã hội là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội Pháp hiện tại.

Cái bức xúc nhất trong các gia đình là viễn ảnh không có tương lai cho giới trẻ và tình trạng giảm thu nhập tối đa, giảm sức tiêu thụ vì thất nghiệp. Giữa năm 2011 con số thất nghiệp chính thức do viện INSEE cung cấp là 9,5% trên toàn lãnh thổ nước Pháp. Trên thực tế, số người thất nghiệp bị «lọt sổ» (đi huấn luyện nghề nghiệp, không đăng ký xin việc, đau ốm dài hạn, nuôi con, ăn xã hội…) cao hơn con số này.

Vào tháng 3/2011 toàn thể nước Pháp có 4,30 triệu người thất nghiệp, trong đó có 37,9% đã thất nghiệp dài hạn ít nhất là hơn 1 năm. Đa số thành phần thất nghiệp lâu dài là những người trên 50 tuổi, nhưng trong lớp tuổi từ 25-49 cũng có nhiều trường hợp thất nghiệp lâu dài. Khi một người thất nghiệp thì cả gia đình vợ chồng con cái đều cùng khổ, cùng thiếu thốn. Tuy nhiên phải công bằng mà nói, hệ thống xã hội của nước Pháp còn rộng rãi và tốt hơn các nước chung quanh, đồng thời cũng được kiểm soát khá nghiêm ngặt.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 đã mở ra một cuộc tranh luận mới về nguyên tắc đề cử ứng cử viên tổng thống của các đảng phái. Nhiều «rào cản» phụ, nhưng quan trọng, như tiền thế chân của mỗi ứng cứ viên, 500 chữ ký ủng hộ được công bố danh tánh và địa điểm… khiến cho chỉ có các đảng phái, dù to dù nhỏ, dù chỉ có một số rất ít đảng viên so với thành phần đại đa số cử tri, mới có đủ điều kiện tài chánh, cộng thêm sự ủng hộ của giới lãnh đạo và hệ thống truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, sân khấu, mạng internet…) để «đưa» ra một ứng cử viên tổng thống của đảng mình. Và người dân chỉ còn có thể lựa chọn trong những nhân vật của các đảng phái đã lựa chọn sẵn, dù những ứng cử viên đó có nhiều điểm yếu về tư cách cá nhân, quá khứ, lập trường chính trị, và nhất là không được lòng dân.

Hiện nay, nước Pháp đang vào mùa tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ 2012-2017. Các đảng phái đang ráo riết bầu chọn ứng cử viên tranh cử tổng thống năm 2012.


(*)

RSA là tên viết tắt của «Revenu de solidarité active». Nguồn: Cnamts, Cnaf, Msa, Drees, Pôle emploi, Fsv, Cnav, Cdc, régime des caisses des DOM.

Tài liệu tham khảo:

–

Georges et Janine Hémeret, République Française – Les présidents, Socadi, Paris 1985.

–

Các dữ liệu của INSEE (Viện Thống kê Pháp, Institut National de la Statistique et des Études Économiques).

–

Các văn kiện công bố chính thức của Bộ Nội vụ Pháp (Ministre de l‘Intérieur et de l‘Aménagement du Territoire), Thượng nghị viện (Sénat).

–

Các văn kiện công bố chính thức của Bộ Kinh tế, Tài chánh và Kỹ nghệ (Ministère de l’Économie, des Finances et de l’Industrie).

–

Tạp chí Der Spiegel – CHLB Đức.

Bình minh Paris… và hoàng hôn cuộc đời

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Văn - Littérature

Bình minh Paris… và hoàng hôn cuộc đời

Tạp chí Hồn Việt số 48/2011 – Hội Nhà Văn Việt Nam – 26-07-2011

Mathilde Tuyết Trần

Sáu giờ rưỡi sáng mùa đông trời còn tối đen như mực. Bóng đèn nê ông trong nhà ga thành phố nhỏ hiu hắt, đúng là buồn như sân ga tỉnh lẻ trong các truyện tiểu thuyết. Những người chờ tàu để đi Paris lặng thinh, chắc chưa ai tỉnh ngủ thật sự…

Suốt đoạn đường tàu chẳng ai nói với ai một tiếng. Tàu đến nhà ga Paris, tiếng bánh xe sắt nghiến ken két trên đường rầy làm cho những người đang ngủ gà ngủ gật phải giật mình thức dậy. Bình minh trên Paris đang hiện ra, những tia sáng đầu ngày đỏ hồng lấp lánh trên các nhà ổ chuột cao tầng dọc theo đường sắt. Xa xa đã thấy thánh đường Sacré-Coeur trắng toát trên đỉnh đồi Montmartre. Màn đêm đen đã tan biến, một ngày mới đã lên, làm hiện rõ khung kính xe lửa nhòe nhoẹt dơ bẩn. Mọi người hối hả đổ xuống hầm métro sâu trong lòng đất, hoặc lại ra cửa hông nhà ga để leo lên xe buýt, tiếp tục đi.

Sáng nào cũng như sáng nấy, từng đoàn tàu đổ người từ ngoại ô, từ các thành phố nhỏ, cách Paris cả gần 150km, bốn phương tám hướng, vào thành phố này để kiếm sống. Họ là những nhân viên phục vụ nhà bếp, khách sạn, tiệm ăn, văn phòng, giao hàng, siêu thị… Thành phần nhân viên cấp cao hơn, ông chủ… thì đi làm bằng xe hơi trên mặt đất. Vòng đai Paris nghẹt cứng, xe trước nối xe sau khít nút, nhúc nhích từng thước một. Những người không cửa không nhà, ngủ trên những tấm nệm che bạt hay che bằng mảnh giấy cạc tông dưới gầm cầu xa lộ, vẫn thản nhiên ngủ, chung quanh là rác. Chưa tới 8 giờ sáng mà.

Phố xá Paris chỉ bắt đầu nhộn nhịp sau 10 giờ sáng, khi những parisiens (dân Paris) trưởng giả đã thức dậy, ăn sáng.

Buổi chiều, tôi trở về nhà cùng với đợt những người đi làm ban sáng. Họ vội vã về cũng như vội vã đi. Từng đoàn xe lửa đông không còn một chỗ ngồi, tôi lên chậm, phải đứng ở đầu xe, khúc nối hai toa tàu lại với nhau. Con tàu lắc lư, rung chuyển rầm rập, vừa mệt lả vừa nóng bức, Paris nóng ngột ngạt vì những đường hầm métro được sưởi ấm bên dưới… Họ còn phải đi kéo cầy ngày một ngày hai cho đến bao giờ. Tôi nhớ tới tờ thông tin của quỹ hưu nhận được tuần trước, tôi phải chờ lâu lắm mới được lãnh lương hưu.

Tại Pháp, theo luật lệ cũ thì những người sinh cho tới năm 1949 sẽ được hưởng lương hưu trọn vẹn khi chứng minh đã lao động 161 tam cá nguyệt (40 năm và 1 tam cá nguyệt), những người sinh sau năm 1949 phải lao động lâu hơn: 164 tam cá nguyệt, tức 41 năm. Một thời gian khá dài. Nếu bắt đầu lao động kiếm cơm có lương từ năm 20 tuổi liên tục thì sẽ về hưu năm 61 tuổi. Nếu lao động không đủ con số tam cá nguyệt ấn định thì khi trên 60 tuổi, cũng được xin về hưu, có điều lương hưu sẽ bị cắt giảm. Nguyên tắc 60 tuổi là tuổi hưu chính thức, có nghĩa là sẽ được phát lương hưu ngay khi nộp đơn xin về hưu, là thông thường; còn có những ngành nghề được về hưu sớm hơn trong các lãnh vực công chức nhà nước, quân sự, những ngành nghề đặc biệt có hại cho sức khỏe của người làm việc.

Năm 2010, chính phủ của Tổng thống Sarkozy đã thay đổi các đạo luật ấn định về vấn đề hưu trí, dù dân chúng phản đối nhiều nơi, nhưng sự phản đối này bị xem là quá yếu ớt, không đủ sức ngăn cản sự thay đổi luật hưu làm cho tình trạng thu nhập và sinh sống của người về hưu, người thất nghiệp thêm xấu đi. Tuổi chính thức được về hưu bị tăng thêm 2 năm, thay vì 60 tuổi như trước thì luật mới đẩy lên thành 62 tuổi. Nhưng thay đổi quan trọng nhất là chỉ nhận được lương hưu 100% vào năm 67 tuổi, với điều kiện là đã lao động và đóng mọi bảo hiểm trong suốt 41 năm 3 tháng (cho thế hệ sinh năm 1953/1954). Thời gian lao động trong đời ít hơn thì lương hưu cũng bị tính giảm đi theo tỷ lệ.

Luật hưu bổng hiện tại là như thế, nhưng nếu thất nghiệp từ lâu, có khi trước 50 tuổi, lương thất nghiệp chỉ kéo dài có 12 tháng, thì làm thế nào sống cầm cự cho đến năm 62, hay 65, 67 tuổi?! Đó là nỗi lo âu, lo sợ lớn nhất của thành phần yếu kém nhất trong xã hội Pháp hiện tại.

Trên đường đi, tình cờ tôi ngồi cạnh một người Việt, không biết tên nhau nhưng trò chuyện rôm rả. Dì năm nay đã 83 tuổi, nhỏ xíu, ốm nhom, nhưng tinh thần còn rất minh mẫn sáng suốt, dì nói như người ta rót mực chảy tuôn tuôn. Dì nói : “Cô ơi, ông bà cha mẹ mình nói hay lắm, lá rụng về cội, nhưng có thực hiện được không? Nhiều người hỏi tui, bây giờ ở với ai, tui có hai gái một trai, nhưng con tui có gia đình hết rồi, tui hổng ở với ai hết, ở gần mỏi miệng, ở xa mỏi chân. Nhưng việc của tui tui lo một mình, cô thấy hông, đi làm “pát po”, đi ra phi trường, tui làm một mình hết, mình không thể lấy quyền cha mẹ như hồi xưa, bắt đứa này làm cái này, đứa kia hầu cái kia. Tây đầm nó đi làm về, nó cũng cởi đôi giầy, bắt đầu lo chuyện nhà cửa cơm nước con cái. Tui sợ nhất là con tui đói, mất việc, vợ chồng gây lộn, con cái khổ hết, cho nên tui hông muốn làm phiền con tui, gây thêm khổ cho nó. Lương hưu tui ít, đi làm có mười năm hà. Bởi dzậy mùa đông thì tui về Sài Gòn ở nhà bà con, mùa hè thì tui qua đây, hôm nay đi xin visa sáu tháng đó, tui có cái miễn hộ chiếu năm năm rồi nhưng hổng xài được, mấy ổng chỉ cho mỗi lần ở ba tháng, thành ra phải đi xin ở thêm, lôi thôi lắm, nước mình mà, đánh giặc hoài… Chừng nào tui đi qua đi lại hết nổi thì tui dzìa luôn… Ước gì mấy ổng thay đổi luật lệ cho bà con mình đỡ cực phải đi đi, dzìa dzìa hoài. Mình gặp nhau, ai cũng chúc sống lâu trăm tuổi, bây giờ tui nói, thôi thôi đừng có chúc như vậy nữa, ai lo cho người già mà sống lâu trăm tuổi? Hồi xưa con cái ở với cha mẹ vì nó cày đất làm ruộng chung với mình, bây giờ tụi nó học hành, đi làm chỗ này chỗ kia, nó đâu có ở với mình. Tui cũng đi theo chồng từ năm mười tám, tui đâu có nấu cơm cho má tui ăn, sao bây giờ tui đòi con tui nấu cơm cho tui ăn, cô thấy không, hổng được… ”.

Lời dì nói, cũng giống như một người bạn gái 84 tuổi của tôi, nhiều bậc cha mẹ, dù cô đơn một mình trong tuổi già, nhưng không muốn làm phiền con cái dâu rể của mình nữa. Để thực hiện được ước nguyện khi chết sẽ trở về lòng đất mẹ ở Việt Nam, có người đã phải suy tính “đường đi nước bước” lúc còn sức lực và còn đầu óc tỉnh táo suy nghĩ, vì vấn đề chôn cất ở đâu, ở Pháp hay ở Việt Nam, đem tro về để trong chùa… trên thực tế bị vướng mắc bởi nhiều quy luật và giấy tờ thủ tục hành chánh, không giản đơn một chút nào hết.

Trong métro trên đường về, một bà người Việt có tuổi ngồi bên cạnh tôi trên đoạn đường dài gần một tiếng đồng hồ bắt chuyện cho vui, khoe lương hưu của chồng bà cao lắm, những 1.600 euros một tháng, hai vợ chồng ăn không hết, bà là người sung sướng. Quả thật, mức trợ cấp xã hội hiện tại ở Pháp (minimum vieillesse, tính luôn các phần tiền hưu trí của người nộp đơn) cho một người già từ 65 tuổi trở lên được ấn định là 8.907,34 euros/năm (742,30 euros/tháng, luật năm 2011), cho một đôi vợ chồng già là 14.181,30 euros/năm. Con số này tưởng là nhiều, nhưng nếu so mức thu nhập này với tất cả mọi mức giá sinh hoạt như tiền thuê nhà, điện, nước, điện thoại, ăn uống… thì vừa đủ sống, trong điều kiện là người già không có nhiều nhu cầu về mua sắm, giải trí, văn hóa và du lịch.

Không ít một số người, vì cuộc sống và công việc quá sức căng thẳng, chết trước tuổi được về hưu, lãnh lương hưu, dù họ đã đóng góp suốt mấy chục năm trời cho các quỹ lương hưu. Đó là những món “lời” khẳm cho các quỹ lương hưu trí.

Một người bạn học cùng thời với tôi tâm sự rằng khi nào anh hết sức lực để sống thì anh sẽ “tự xử” để khỏi làm phiền gia đình, người thân và chính bản thân mình. Ý nghĩ “tự xử” hiện nay đang được một số nơi khai thác để giải quyết vấn đề người già không ai trông nom săn sóc. Nó nói lên sự tha hóa cùng cực của một xã hội chỉ xây dựng trên cơ bản “kinh tế”, trên đồng tiền lạnh lùng, còn sức còn tiền thì sống, hết sức hết tiền thì “tự xử”, bỏ quên con người, bỏ quên tình người, bỏ quên luôn tình gia đình của những người đã dốc hết sức lực nuôi chồng nuôi vợ nuôi con nuôi cháu.., tức là những người đã làm tròn bổn phận xã hội của mình, đẻ, nuôi dưỡng và dạy dỗ thế hệ nối tiếp cho xã hội, cho đời.

Trạm cuối cùng của cuộc đời đối với nhiều người là viện dưỡng lão. Riêng vấn đề phí tổn cũng rất cao, một chỗ cho một người trong viện dưỡng lão tại tỉnh nhỏ, thị trấn hiện nay tối thiểu là 1.600 euros một tháng. Rất nhiều người sợ bị “tống” vào viện dưỡng lão. Vào đó rồi thì không ai đi thăm nữa, cô đơn, nhưng yên tâm mà chết. Một hình ảnh làm ai cũng tủi thân, dù chấp nhận.

Về thăm lăng Gia Long

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Văn - Littérature

Về thăm lăng Gia Long

Tạp chí Hồn Việt số 47/2011 – Hội Nhà Văn Việt Nam – 20-06-2011

MATHILDE TUYẾT TRẦN (Paris, Pháp)

Năm ngoái, dù rất muốn đi thăm lăng vua Gia Long nhưng tôi không đi được, vì trời mưa. Các ông tài taxi lắc đầu quầy quậy không muốn chở tôi đi. Họ bảo, “đường đất mùa mưa rất lầy lội, dễ lún, rồi cô lại phải đi qua đò, rồi đi bộ thêm một khúc xa nữa, khổ lắm”. Tôi đành phải ấm ức hẹn năm sau. Năm nay, chưa kịp nói gì, thì các bạn Huế đã tổ chức cho tôi đi thăm lăng Gia Long! Trời lại đẹp, trong xanh, nắng ấm như chiều lòng người khi chúng tôi khăn gói lên đường.

Đúng hẹn, xe đón chúng tôi lên đường vào sáng sớm, nắng Huế đã lên cao trên nền trời xanh, ít gió, chỉ vài cụm mây trắng lững lờ trôi chầm chậm. Ra khỏi khu vực trung tâm thành phố Huế, xe rẽ xuống một con đường đất nhỏ dọc bờ sông Hương. Quả thật, đường đất này mùa mưa, nước sông dâng cao thì vừa lụt vừa lầy lội, dễ trơn dễ lún. Con đường nhỏ hẹp, hai bên được ôm ấp bởi hai hàng cây xanh, nhiều nhất là những bụi tre, dòng nước sông Hương xanh lấp lánh khi ẩn khi hiện phía bên phải.

Màu xanh của cây lá, màu xanh của nước sông Hương làm dịu đi ánh nắng lồng lộng giữa buổi sáng. Trời không gió, cây lá đứng im. Tôi cảm thấy cái nóng đang lan tỏa. Xe đến gần bến đò Kim Ngọc. Anh tài thả chúng tôi xuống, đến đây thì phải qua đò thôi. Bạn Huế của tôi gọi đò. Tôi đang còn ngơ ngác vì không thấy đò nào ở đâu cả. Ông già trong quán đò nằm sát ven đường, lưng quán là sông Hương, quay mặt ra sông, miệng gọi “Đò ơi!”, tay ngoắc ngoắc. Một chiếc đò bất chợt hiện ra trên sông, từ bờ bên kia, từ từ hướng về phía chúng tôi. Cô lái đò còn rất trẻ, cập bến. Bạn tôi chạy xuống bến hỏi: – Em cho qua bên nớ hỉ, đi thăm lăng Gia Long! Đáng lẽ, đò chỉ đưa ngang qua sông Hương, từ bến bên ni qua bến bên nớ, nhưng cô lái đò dễ thương, nói để đưa chúng tôi ngược dòng sông thêm một đoạn để đến bến gần nhất, ngay đầu đường dẫn vào lăng, cho đỡ đi bộ.

Giữa dòng sông Hương, nước trôi êm ả, gió hiu hiu mát, sóng vỗ vào mạn đò nhè nhẹ, rất nên thơ, thú vị nên quên cả cái nắng trên đầu. Tôi tự nhủ, nếu Huế mưa, đội mưa mà đi thăm lăng Gia Long chắc cũng thú vị lắm. Con đò lướt nhẹ nhàng ngang qua vài cái miếu nhỏ bên bờ sông, vài cô gái giặt quần áo ven sông, vài chiếc thuyền đãi sỏi trên sông… Êm ả, thanh bình quá! Tạm biệt cô lái đò, hẹn lần trở về. Thời ni, cô lái đò có điện thoại di động, nên chốc nữa, bạn tôi sẽ gọi đò qua làn sóng điện! Trên bờ, đã có vài người lái xe ôm chờ chúng tôi để chở vào đến tận lăng, nhưng bạn tôi bảo để đi bộ ngắm cảnh.

Từ bãi cát ven sông, chúng tôi lên đường đất xuyên qua một xóm nhỏ. Tưởng ở đây hiu quạnh nhưng tiếng nhạc trẻ thời trang vang lừng thôn xóm, xóa cái tĩnh mịch. Con nít trong làng thấy người lạ, đạp xe đạp chạy theo chúng tôi một đoạn. Các vườn cây ăn trái, các mảnh ruộng lúa nho nhỏ đang lên xanh. Ra khỏi làng, bắt đầu thấy hai hàng cây thông hiện ra, báo hiệu cho khách đến thăm biết mình đã vào khu vực lăng. Từ bến đò vào lăng chỉ khoảng 1km đi bộ. Toàn thể khu lăng tẩm không có tường thành bao bọc, hòa lẫn với cây lá thiên nhiên trong một không gian toàn màu xanh, xa xa thấy có hai cây cột trụ nổi lên cao. Chúng tôi vào khu vực lăng, trước hết là vào Minh Thành Điện, nơi thờ vua Gia Long, thắp hương chiêm bái.

Kiến trúc Thiên Thọ Lăng được quy hoạch thành 3 cụm nằm theo hàng ngang, đều quay mặt về hướng nam, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc phong thủy. Chính giữa là cụm mộ địa, sân tế, bái đình. Bên trái là nhà bia và bên phải là cụm tẩm điện dùng để thờ phụng. Điện Minh Thành nằm ở vị trí trung tâm, thờ vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, xây dựng xong năm 1815. Bia đình và tấm bia Thánh đức thần công ghi lại tiểu sử và sự nghiệp của vua Gia Long do vua Minh Mạng viết được hoàn thành năm 1820.

Qua cổng sau của Minh Thành Điện thì thấy trước mặt là một hồ nước dài tựa như một nhánh sông nhỏ chảy vòng quanh bao bọc. Rẽ sang bên trái là vào đến sân chầu, bên ngoài sân chầu là một đàn trâu mẹ trâu con đang thản nhiên ăn cỏ, bên trong sân chầu mỗi bên là một hàng 5 tượng đá các quan, tượng voi, tượng ngựa đứng lẻ loi, buồn bã. Nhìn lên phía cửa lăng vua Gia Long, bao bọc bởi hai vòng thành thấp, mấy tầng bậc thang đi lên, không gian uy nghiêm vì cái rộng rãi, rất đơn giản, nằm giữa thiên nhiên với các cây cao.

Cửa lăng hẹp, có hai cánh cửa bằng đồng đã bị hư hại, vênh vênh, thủng nhiều lỗ đạn. Ngay sau hai cánh cửa ấy là một bức bình phong bằng đá, phủ đầy rêu đen, đạn bắn lỗ chỗ. Hai nấm mộ bất chợt hiện ra trước mắt. Hai cái nhà nho nhỏ xây bằng đá nằm song song bên nhau, không có chậu hoa, chỉ có ánh nắng mặt trời rọi chói chang trên lăng, giản dị làm sao, gần gũi làm sao mà uy nghiêm làm sao!


Hai nấm mộ giản dị mà uy nghiêm của vua Gia Long
và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.

Trong tất cả các vua nhà Nguyễn chỉ có vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu là song táng “càn khôn hiệp đức” tại Huế, vua Hàm Nghi được an táng trong ngôi mộ chung của toàn thể gia đình ở Thonac (Pháp), còn các vua nhà Nguyễn khác thì yên nghỉ nghìn thu một mình. Hai nấm mộ cũng như bốn vòng tường chung quanh còn nhiều vết đạn, chứng tích của chiến tranh đã tràn lan tận nơi đây – Thiên Thọ Lăng.

Từ lăng nhìn ra, dưới chân sân chầu là hồ dài, xa xa có 42 ngọn núi lớn nhỏ chầu vào trọng địa. Theo những người am hiểu địa lý thì khu vực lăng Thiên Thọ là một vị trí địa lý rất quý hiếm, sơn thủy hữu tình. Lăng nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, bốn phía chung quanh đều có các dãy núi án ngữ, che chở, có sông Hương tạo thành hào nước tự nhiên vây bọc ngăn cản người lạ. Bên phải lăng vua Gia Long là nhà bia, đã được trùng tu lại, sơn son thếp vàng rất mới, hai cái xà cột cũ bằng gỗ chạm khắc công phu nằm trong một góc dưới đất, tấm bia cũng đã được vá víu lại, bề mặt có khắc chữ thì đã mờ nhạt nhiều.

Bên trái của lăng Thiên Thọ là điện Minh Thành, cửa đóng then gài, nhiều cây non đã mọc cao trên mái nhà, chân điện phủ đầy rêu đen, tường bên cạnh lủng một lỗ khá to, gạch tường cổ nằm chất đống trong sân. Trước khi đến lăng Gia Long thì đi ngang qua lăng Thiên Thọ Hữu, nơi chôn cất bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long và là mẹ của vua Minh Mạng. Sau lăng Thiên Thọ Hữu là điện Gia Thành.

Ngày hôm nay mấy ai còn nhớ là cái tên nước “Việt Nam” quen thuộc thân thương là do vua Gia Long đặt cho. Theo các tác giả nghiên cứu khác thì tên gọi “Việt Nam” đã xuất hiện từ thế kỷ XIV. Qua thế kỷ XV, XVI hai chữ “Việt Nam” được tìm thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi (1380-1442) và của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585).

Tên nước Việt Nam được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh ban hành là quốc hiệu chính thức. Nhà Thanh chính thức tuyên phong tên Việt Nam năm 1804. Năm 1806 (Bính Dần) thì vua Gia Long xưng đế, cho nên khi vua qua đời được phong tôn thụy là Cao Hoàng Đế. Khi lên nối ngôi cha, hoàng tử Đảm lấy niên hiệu là Minh Mạng và đổi tên nước thành Đại Nam, công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15/2/1839. Các vua nhà Nguyễn kế vị sau đó không ai đổi tên nước nữa, cho đến đời vua nhà Nguyễn cuối cùng, vua Bảo Đại, năm 1945.

Cũng trong năm 1945 quốc hiệu Việt Nam lần lượt được hai chính phủ, một của chính phủ Trần Trọng Kim (Đế quốc Việt Nam), một của chính phủ Hồ Chí Minh (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) long trọng tuyên bố, với hai lá quốc kỳ khác nhau.


Trong sân chầu của Lăng Gia Long.

Theo sử sách ghi lại thì Thiên Thọ Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến 1820. Khu vực Thiên Thọ Lăng gồm có thêm các lăng tẩm của chúa và vua Nguyễn như lăng Quang Hưng của bà Thái Tông Hiếu Triết Hoàng hậu, vợ thứ hai của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687); lăng Vĩnh Mậu của bà Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng hậu, vợ Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (1650-1691); lăng Trường Phong của Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (1697-1738); lăng Thoại Thánh của bà Hưng Tổ Hiếu Khương Hoàng hậu (1738-1811), vợ thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Côn và là thân mẫu của vua Gia Long; lăng Hoàng Cô của Thái Trưởng Công chúa Long Thành, chị ruột vua Gia Long.

Địa điểm và kiến trúc lăng Thiên Thọ khác hẳn lăng tầm của các vua nhà Nguyễn sau này. So sánh với 7 khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn thì lăng Gia Long là tổ hợp kiến trúc và thiên nhiên hoành tráng, hùng vĩ nhất. Đứng giữa lăng nhìn ra chung quanh, ta thấy được núi đồi trùng điệp. Các nhà kiến trúc đầu thế kỷ 19 đã đưa vào thiên nhiên những công trình kiến trúc hài hòa, tuy khiêm tốn nhưng thích hợp.

Các lăng của vua Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng được chăm sóc tu bổ, trở thành điểm tham quan quen thuộc của du khách xa gần. Lăng Tự Đức thơ mộng, lăng Khải Định phô trương Âu Á, lăng Minh Mạng hoành tráng cổ điển như Đại Nội. Các lăng Đồng Khánh, Thiệu Trị và nhất là khu vực An Lăng của ba vì vua Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân thì ít được chăm sóc, điêu tàn, buồn thảm, rêu xanh, rêu đen phủ đầy. Quần thể lăng Thiên Thọ đời cuối cùng của các chúa Nguyễn và vua Gia Long tuy đơn giản, tĩnh mịch nhưng điểm nhấn chính là sự hùng vĩ và hài hòa với thiên nhiên, đất trời.

Chú thích:

  • Vợ thứ nhất của vua Gia Long là bà Tống thị Lan (húy là Liên) được phong là “Thừa Thiên Cao Hoàng hậu”, bà được song táng cùng với vua Gia Long.
  • Vợ thứ hai của vua Gia Long là bà Trần thị Đang (húy là Kính) được phong là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu”, bà là mẹ của hoàng tử Đảm, sau này trở thành vua Minh Mạng, bà được an táng riêng ở lăng Thiên Thọ hữu.

Pháp: Thất vọng cuối năm

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Pháp: Thất vọng cuối năm

Tạp chí Hồn Việt số 53/2011 – Hội Nhà Văn Việt Nam – 15-12-2011

Mathilde Tuyết Trần

Cuối năm 2011 đang trải qua và sắp hết. Tại Pháp, tháng 10 và 11 là hai tháng thắt lưng buộc bụng căng thẳng nhất của tất cả mọi người dân, vì tất cả mọi loại thuế trực tiếp như thuế lương bổng, thuế thu nhập, thuế đánh trên lương hưu, thuế cư trú, thuế nhà đất thuộc năm 2011 là phải trả cho hết, cho sạch vào ngân quỹ của chính phủ.

Sáng ra mở cái thùng thơ là phát ngán, không có thơ tình… hay quà tặng của ai, chỉ có đủ mọi thứ hóa đơn và giấy báo thuế vụ, cộng thêm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… Các tiệm cầm đồ không thiếu khách hàng đến cầm cố đủ mọi thứ chỉ vì họ túng thiếu, cần vài trăm euro để trả thuế. Giá xăng dầu di chuyển lại tăng lên.

Một lít xăng giá hôm nay là 1,60 euro, một lít dầu diesel 1,46 euro. Đổ 50 lít, xe chạy được khoảng 400km, là tốn hết 80 euro! Tùy tình hình công ăn việc làm, chợ búa, bệnh tật, đưa đón con… có người mỗi tuần phải đổ đầy bình xăng một lần hay ba lần trong tháng, hay nhiều khi phải nhịn ăn một bữa, gặm nhấm một khúc bánh mì để đổ 10 euro tiền xăng.

Bởi thế nên các thành phố lớn, có đầy đủ phương tiện giao thông công cộng như xe điện, xe buýt, xe lửa… đầy ắp người là người bám víu vào thành phố để sống và làm việc, khỏi phải di chuyển từ xa đến. Đã thế, những ai cần mua dầu sưởi ấm mùa đông, trễ nhất là mọi nhà đã bật lò sưởi từ giữa tháng 10, năm nay phải trả 0,92 euro cho một lít, mua tối thiểu 1.000 lít dầu sưởi là phải có trong túi hơn 920 euro (ít hơn nữa thì xe chở dầu không thèm chạy tới)!

Mọi cửa hàng đều ế ẩm. Người bán hàng đứng mỏi chân dài cổ chờ khách. Ấy thế mà hễ có ai vào mua gì, thì bị lườm, bị nguýt… nhân viên bán hàng đâm ra “ghét” cái người còn dư tiền đi mua sắm thứ nọ thứ kia.

Mọi tin tức về việc chính phủ bơm tiền của công quỹ nhà nước, tức là tiền thuế của dân, cho các ngân hàng, cho nước Hy Lạp, cho nước Ý… hay in thêm tiền mới, sử dụng tình trạng lạm phát để giải quyết các công việc nợ nần của mình và nợ nần của nước khác, càng làm cho người dân tức sôi máu và càng làm cho tinh thần tự trị quốc gia phát triển thêm.

Có ai “thương” ngân hàng không? Có tiền gởi ngân hàng, muốn lấy ra, muốn chuyển tiền cho thân nhân lại còn bị làm khó dễ đủ điều, đã bị trừ tiền lời ít ỏi, lại còn phải trả thêm tiền phí tổn này nọ khá cao cho ngân hàng. Dân làm ngân hàng, nhìn khách hàng nào cũng nghi ngờ khách hàng là “terroristes” (khủng bố), buôn lậu ma túy… trong khi các ông lớn xách bạc triệu tiền mặt trong va li đi khơi khơi thì… không sao.

Những ai đã từng bị ngân hàng thâu hồi thẻ tín dụng, thâu hồi sổ ngân phiếu, chận trương mục, tịch thâu một phần lương bổng, tịch thâu nhà cửa… chỉ vì nợ vài chục, vài trăm, vài ngàn euro chắc là thương ngân hàng hổng nổi rồi. Lại còn thấy các ngân hàng được bơm hàng trăm triệu euro vì thua lỗ. Trong khi đó, khủng hoảng trên xã hội càng rộng rãi càng lún sâu bao nhiêu thì lương chủ ngân hàng lại tăng lên gấp bội theo lợi nhuận thu hoạch được bấy nhiêu(1), một sự mâu thuẫn không thể hiểu được. Cộng thêm những thái độ khinh khỉnh, kiêu ngạo, phách lối, ra oai… thường có của nhân viên làm ngân hàng đối với khách hàng, thì ai mà không tức đỏ con mắt.

Chưa có bao giờ mà người dân Pháp có ý thức chính trị cao như năm nay. Đi đến đâu, từ người sửa xe, người thâu tiền siêu thị, người làm bánh mì, người hầu bàn… đều nói lên những bất mãn của họ một cách thẳng thắn, cái ưu tư của họ cũng giống như ở khắp mọi nơi trên thế giới, làm sao có tiền trả tiền thuê nhà, làm sao có tiền ăn no đủ cho cả gia đình suốt tháng…

Cái ở và cái ăn là hai vấn đề bức xúc hàng đầu, rồi đến cái mặc chống lạnh mùa đông. Chỉ có Paris hoa lệ xài tiền như nước là không thấy gì, không nghe gì. Giá bán một chai bia 25ml trên vỉa hè Paris là 11 euro, một ấm trà túi lọc là 6,5 euro, một món ăn chính giá từ 15 đến 60 euro hay còn cao hơn nữa trong những khách sạn, nhà hàng sang trọng bậc nhất nước Pháp.

Sự kiện toàn cầu hóa, nếu phân tích theo phương cách khoa học kinh tế chính trị thì có vẻ là rối rắm và khó hiểu. Nhưng nếu hiểu theo lối của người dân thường thì không có gì là khó hiểu. Cứ đi làm, cứ đi chợ… thì hiểu toàn cầu hóa. Đi làm, người dân thấy hãng này đóng cửa, hãng kia đóng cửa, sa thải nhân công, thất nghiệp hàng loạt, gia đình lâm vào cảnh bần cùng. Hoặc là chủ dời công việc sản xuất qua những nước nghèo, nhân công rẻ.

Thay vì phải trả một mức lương tối thiểu cho một nhân công nhà máy khoảng 1.200 euro/tháng tại châu Âu, họ dời sản xuất qua châu Á, chỉ trả có khoảng 100USD/tháng (tương đương với 80 euro) cho nhân công lao động tại các nước nghèo: lời 1.200 – 80 = 1.020 euro trên đầu một nhân công lao động. Cộng thêm đó, việc sử dụng ngay tại nơi sản xuất các nguồn nguyên vật liệu cũng làm giảm giá thành của sản phẩm vì họ giảm được giá mua và giá chuyên chở nguyên vật liệu.

Đi chợ, người dân thấy các sản phẩm “mất gốc” (không có ghi nguồn gốc nơi sản xuất), hay gốc từ các nước nghèo, nhân công rẻ, mà lại được bán với mức giá sinh hoạt cao của xã hội sở tại. Sản phẩm làm ra, bán theo giá thị trường với mức giá sinh hoạt cao, như tại châu Âu, thí dụ một cái áo may ở châu Á, giá thành chỉ có 3 euro, được bán lại 39,90 euro: lời 39,90 – 3 = 36,90 euro/chiếc.

Đó là những thí dụ rất đơn giản, để hiểu rằng, khả năng và mức thu lợi và tích lũy tiền bạc của thành phần đầu tư tài chánh, các tập đoàn quốc tế là rất to lớn. Hoặc là một hãng này bị bán cho một hãng khác, chủ mới thâu nhận nhân công mới với hợp đồng mới, thất lợi hơn cho người lao động, phải chấp nhận việc làm với một số lương căn bản tối thiểu. Người thất nghiệp hơn một năm, vài năm… một mặt phải sống eo hẹp hơn trước nhiều, mặt khác bị xã hội khinh bỉ là hạng “ăn bám, lười biếng”, thì ấm ức.

Nhật báo Le Parisien ngày 26/10/2011 thông báo, trên toàn thể lãnh thổ Pháp có đến 4.441.000 người thất nghiệp, tính luôn những người bị bắt buộc làm ít giờ, tức là mức độ thất nghiệp tăng 4,5% trong năm 2011. Trong khi tạp chí Forbes đăng tải danh sách 10 nhân vật giàu có nhất nước Pháp năm 2011, người giàu nhất có 30 tỉ euro còn người đứng thứ mười cũng có 2,1 tỉ euro(2). Ăn đến bao giờ mới hết?

Lý luận kinh tế cơ bản của chủ đích toàn cầu hóa, được gói ghém trình bày với cái tên “Liberale hay Neo-Liberale” nằm ở hai lý thuyết quan trọng nhất, là định luật cung cầu của thị trường trao đổi hoàn toàn tự do sẽ điều hành giá cả, và, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ làm giảm giá mọi sản phẩm, mức giá sinh hoạt. Họ vẽ ra một hình ảnh gợi mở một hạnh phúc vật chất mới, là một người có thể tiêu thụ đủ mọi thứ sản phẩm siêu hạng của mọi quốc gia trên thế giới mà không cần phải đi đâu xa, như kiểu quảng bá hình ảnh “ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật” trong những năm 50 thế kỷ trước.

Muốn hai học thuyết này trở thành hiện thực thì phải có, hay tạo ra, một điều kiện kinh tế cơ bản tiên quyết: sức mua của người tiêu thụ. Song song vào đó, phải mở cửa các “biên giới” tài chánh, để cho đồng tiền được tự do di chuyển, và hủy bỏ các đạo luật bảo vệ thị trường quốc gia, để cho các công ty được mua đi, bán lại như một “sản phẩm” của thị trường tiêu thụ và hàng hóa lưu thông “tự do”.

Thế giới sẽ chỉ là “một” thị trường tiêu thụ to lớn. Người tiêu thụ trên khắp thế giới trong thời đại toàn cầu hóa phải có “sức mua” (pouvoir d’achat, Kaufkraft) mới làm cho định luật cung cầu “hoạt động” được, mới thúc đẩy sản xuất sản phẩm, thúc đẩy cạnh tranh và thay đổi sự “làm giá” của người bán. Nhưng sức mua của người tiêu thụ ở đâu ra mà có? Đại đa số “người tiêu thụ” là những người dân bình thường trên khắp thế giới, họ phải “bán” sức lao động, bán kiến thức, bán một phần lớn thì giờ sống của mình, bán sức khỏe của bản thân mình, bán hơn 40 năm làm việc và cuộc đời cho chủ để khi về già được lãnh một số lương hưu ít ỏi vừa đủ sống qua ngày, có người bán thân, bán thận, bán con, bán cuộc đời buồn tẻ có nhiều khó khăn của mình…để có “sức mua”.

Họ “mua” gì ? Họ đóng thuế nuôi guồng máy của chính phủ, trả tiền thuê nhà, các thứ tiền chi tiêu căn bản, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền ăn uống nuôi thân để tái tạo sức lao động, tiền quần áo giày dép, tiền học cho con cái, tiền chữa bệnh thuốc men bệnh viện mổ xẻ vợ đau con ốm, tiền mua xăng đổ xe đi làm, tiền lợp cái mái dột, sửa cái ống nước rỉ… rồi mới đến sự tiêu thụ các mặt hàng “xa xí phẩm”: đi du lịch, nước hoa, mỹ phẩm, rượu ngon…

Thực tế thì chứng minh ngược lại, không có giá sản phẩm nào giảm cả, chỉ có tăng lên. Nếu chỉ tính từ năm 2001, là năm khởi điểm mà đơn vị tiền tệ euro thay thế mọi loại tiền tệ quốc gia trong khối Liên minh châu Âu, cho đến nay, 10 năm sau, thì hầu như tất cả mọi giá sản phẩm đều tăng ít nhất là 100%(2), trong khi không có lương ai, nhân viên, thợ thuyền… được tăng 100% cả, nhiều lắm là chỉ tăng theo mức độ lạm phát từ 1% đến 2% một năm.

Tình hình toàn cầu hóa hiện đang xảy ra đúng y như lời Karl Marx đã nói, định luật kinh tế tư bản, nếu không có sự điều chế của các cơ quan chính quyền quốc gia, và thả lỏng (laissez-faire) cho nó chạy, thì tất nhiên nó sẽ chạy theo mục đích thực hiện lợi nhuận tối đa và chính sách kinh tế độc quyền. Các biện pháp giải thể, bán lại giá rẻ hay thậm chí tặng không các cơ sở kinh tế đang nằm trong sự điều hành và kiểm soát của quốc gia, thí dụ như ngân hàng, cầu đường, phi trường, bệnh viện, trường học, điện, nước, điện thoại, các hãng xưởng quan trọng… cho giới tư nhân có sự hỗ trợ của các tập đoàn tài chánh sau lưng, càng thúc đẩy hiện tượng “Libérale hay Neo-Libérale” phát triển mạnh.

Cá lớn nuốt cá bé, các hãng cỡ trung, cỡ nhỏ có thương hiệu danh tiếng bị “cá lớn” mua, trên bảng hiệu là gây dựng nên “corporate” (tập đoàn) mới, rồi hoặc là tiếp tục sử dụng thương hiệu, hay bỏ luôn, giết chết luôn thương hiệu. Sự độc quyền thị trường đem lại một mối lợi và quyền lực rất lớn, khi thâu mua một số lượng lớn họ sẽ ép giá mua, dù là mua nguyên vật liệu hay mua nhân công, mua sức lao động, khi bán ra chỉ có họ mới định giá, làm giá.

Trong năm 2010, các nhà đầu tư tài chánh thường đòi hỏi một mức lời cho đến 25%, trước kia, 10% là đã nhiều lắm. Tức là đem cho thị trường tài chánh vay 100 thì lấy lại 125, lời khẳm. Muốn cung ứng cho các nhà đầu tư mức lợi này thì các “nhân viên chủ” đã thực thi một loạt các biện pháp giảm chi tăng thâu.

Cuối năm, lại thêm một tin buồn nữa cho “sức mua” tại Pháp. Chính phủ Pháp vừa thông báo thêm một loạt các biện pháp để tăng thuế và giảm chi trên nhiều lãnh vực, “đẩy” tuổi được lãnh lương hưu xa thêm một năm nữa(4). Sau hội nghị G20 tại Cannes vừa qua, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, tình trạng các khối nợ quốc gia tại châu Âu cần đến mười năm nữa để có thể giải quyết được ổn thỏa (theo Die Welt ngày 5/11/2011), có nghĩa là tình hình kinh tế khó khăn, dân chúng thắt lưng buộc bụng kéo dài thêm 10 năm nữa! Thủ tướng Hy Lạp Georgios Papandreou tuyên bố từ chức ngày 6/11/2011. Theo Der Spiegel ngày 9/11/2011 thì Thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi, cũng đồng ý từ chức.

Khối đồng tiền chung Euro trong nỗi lo đến từ Hy Lạp.

Cơ quan từ thiện Secours catholique (Cứu trợ Thiên Chúa giáo) vừa công bố bản tổng kết năm 2011 là đã cứu trợ cho khoảng 1,5 triệu người nghèo, trong số này, thành phần trẻ từ 18-25 tuổi bị sự nghèo đói chạm phải mạnh nhất, và con số xin trợ cấp thực phẩm tăng hơn năm 2009 (53,3% so với 49,4% của năm 2009)(5).

Các siêu thị đã ào ạt chưng hàng bán Noel 2011 và quảng cáo rầm rộ thúc đẩy người tiêu thụ mua sắm quà tặng. Trong không khí chung, nhiều người muốn làm vui lòng con cái, vợ chồng, cha mẹ, bạn bè đều cố gắng mua cho mỗi người thân một món quà nào đó. Và họ cũng biết tự nhủ: người Pháp mua và dùng sản phẩm Pháp. Nhưng nếu “lực bất tòng tâm”, sức mua không có, thì làm thế nào bây giờ đây?!


(1)

Nguồn tin của Reuters ngày 20/10/2011 cho biết lương căn bản của các tổng giám đốc ngân hàng tại châu Âu tăng đến 12,5% trong năm 2010, chưa kể thêm các lợi nhuận phụ khác. Tại Đức, Josef Ackermann (Deutsche Bank) lãnh 9,6 triệu euro trong năm 2009, Anshu Jain (Deutsche Bank) lãnh 12 triệu euro (Zeit-Online, 16/3/2010). Tại Pháp, các tổng giám đốc Frédéric Oudéa (Société Générale) lãnh 4,4 triệu euro, Baudoin Prot (BNP Paribas) lãnh 2,65 triệu euro, Jean-Paul Chifflet (Crédit Agricole) lãnh 1,8 triệu euro trong năm 2009.

(2)

Tạp chí Valeurs Actuelles đưa ra sự so sánh giá cả năm 2001 và 2011 của một vài sản phẩm căn bản của đời sống, trong khi lương giờ tối thiểu năm 2001 là 44 francs (6,67 euro) hiện nay là 9 euro, tức là chỉ tăng có 35% trong suốt 10 năm. Bánh mì baguette 3 francs (0,46 euro) hiện nay 0,95 euro, dầu diesel 0,80 euro hiện nay 1,47 euro, bơ 3,75 francs (0,57 euro) hiện nay là 1,19 euro, thịt bò bằm 200g giá là 2 francs (1,83 euro) hiện nay lên đến 4 euro, xà lách 4 francs (0,61 euro) hiện nay là 1,80 euro, mì ống 1kg giá 5 francs (0,76 euro) hiện nay 2 euro, áo T-shirt 10 francs hiện nay là 10 euro…

Ngoài ra, các thống kê khác cũng nêu lên vài khía cạnh thực tế: một thực đơn nhà hàng khi trước là 30 francs (4,57 euro) hiện nay là 30 euro, nhưng kinh khủng nhất là giá nhà thuê tăng gấp đôi từ 4.000 francs (609 euro, năm 2001) lên đến 1.150 euro (2011), giá một mét vuông nhà ở Paris tăng từ 2.887 euro (2000) lên đến 14.199,51 euro (2011) trong quận 6.

(3)

Danh sách Forbes 10 nhân vật giàu có nhất nước Pháp năm 2011 là: Bernard Arnault (30 tỉ euro), Liliane Bettencourt (17 tỉ euro), François Pinault (8,3 tỉ euro), Serge Dassault (6,7 tỉ euro), Alain et Gérard Wertheimer (4,3 tỉ euro), Jean-Claude Decaux (4,3 tỉ euro), Alain Mérieux (3,1 tỉ euro), Xavier Niel (2,7 tỉ euro), Martin et Olivier Bouygues (2, 6 tỉ euro), Pierre Bellon (2,1 tỉ euro).

Đảng Xã hội Pháp năm 2011

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Đảng Xã hội Pháp năm 2011

Tạp chí Hồn Việt số 52/2011 – Hội Nhà Văn Việt Nam – 28-11-2011

Mathilde Tuyết Trần

Đảng Xã hội Pháp (Parti Socialiste) năm 2011 đang đứng trước một hy vọng lớn, là sẽ thắng cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2012, cho nên hiện tại thu hút nhiều sự chú ý của người dân.

Sau nhiều năm bị dồn nén, khi những người thất nghiệp vừa bị mang dấu ấn là những kẻ «lười biếng, ăn bám» vừa phải giảm mọi nhu cầu sinh sống một cách cấp bách và tối đa, khoảng cách quá giàu và quá nghèo ngày càng quá xa, bất công nhỏ bất công to khắp nơi… bối cảnh xã hội tại Âu châu nói chung, tại Pháp nói riêng, đang thuận tiện cho một sự thay đổi đường lối chính trị.

Cuộc bầu cử thượng nghị viện Pháp (Sénat) vừa qua đã đem lại chiến thắng chính trị lớn cho phe tả, kết quả này được xem như là một cái “phanh” cho quyền lực của cánh hữu.

Ngày 25/9/2011, có 170 ghế thượng nghị sĩ được bầu cho nhiệm kỳ mới.

Cánh tả thắng với tỉ lệ: Cộng sản (Communiste, COM) 16 ghế (9,4%), Xã hội (Socialiste, SOC) 61 ghế (35,9%), Cực tả (Radical de Gauche, RDG) 2 ghế (1,2%), phe tả linh tinh (Divers gauche, DVG) 6 ghế (3,5%), Đảng Xanh (Europe Ecologie Les Verts, VEC) 10 ghế (5,9%), tổng cộng là 95 ghế thượng nghị sĩ mới.

Cánh hữu với tỉ lệ: Liên kết cho Phong trào Dân chúng (Union pour un Mouvement Populaire, UMP) 55 ghế (32,4%), Đa số cho tổng thống (Majorité présidentielle, MAJ) 12 ghế (7,1%), phe hữu linh tinh (Divers droite, DVD) 5 ghế (2,9%) và đảng trung lập (MODEM) 3 ghế (1,8%), tổng cộng 75 ghế thượng nghị sĩ mới(1).

Thượng nghị viện Pháp năm 2011 gồm có tổng cộng 348 thượng nghị sĩ, với nhiệm kỳ là 6 năm. Trong cuộc chạy đua giữ chức Chủ tịch Thượng nghị viện Pháp (Présidence du Sénat) có ba nhân vật của ba cánh tả, hữu và trung lập ra ứng cử, kết quả là ông Jean-Pierre Bel của cánh tả đã thắng cử chức Chủ tịch vào ngày 1/10/2011 vừa qua.

Cả hai sự kiện trên, cùng với một sự đổi mới tư duy dân chủ trong hàng ngũ cánh tả trong công việc bầu chọn ứng cử viên tổng thống càng làm cho không khí cánh tả phấn chấn thêm hơn. Các ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội Pháp sẽ không còn chỉ được lựa chọn bởi những người có đảng tịch, mà mọi cử tri, dù không phải là đảng viên, luôn cả người Pháp đang cư trú tại nước ngoài, nếu muốn, đều có thể bầu chọn ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội do cá nhân mình «chấm điểm». Cuộc bầu chọn ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp cũng như của nền Đệ ngũ Cộng hòa, diễn ra vào hai ngày 9 và 16 trong tháng 10.

Có 6 ứng cử viên do đảng Xã hội đề cử: bà Martine Aubry, bà Ségolène Royal, ông Arnaud Montebourg, ông Jean-Michel Baylet, ông Manuel Valls và ông François Hollande đại diện cho các trường phái từ cánh tả (nghiêng) hữu cho đến tả (nghiêng) tả ra tranh cử vòng «primaires PS». Mỗi ứng cử viên đều có hậu thuẫn của những nhân vật sáng giá trong chính quyền đương nhiệm và của sân khấu chính trị.

Theo tin của AFP đăng trên tờ Le Figaro ngày 21/6/2011, thì con số đảng viên tích cực của đảng Xã hội hiện nay chỉ còn khoảng 160.000 người. Tổng số đảng viên là một con số thường được giữ kín, nên chỉ có những ước liệu mà thôi. Việc mở rộng việc bầu chọn vượt khỏi «ranh giới» của đảng Xã hội là một sáng kiến hứa hẹn sẽ có hiệu quả lớn.

Kết quả của cuộc bầu chọn rộng rãi có xác suất chính xác hơn là mọi cuộc thăm dò dư luận chỉ có tính cách tượng trưng, đồng thời cũng đem lại một sự đánh giá của người đi bầu đối với từng ứng cử viên đúng đắn hơn là những bài bình luận trên các phương tiện truyền thông có mục đích tạo ảnh hưởng, chi phối lên cử tri. Thêm vào đó, việc mở rộng bầu chọn có tác dụng tâm lý, khuyến khích người dân tìm đến gần gũi hơn, tham gia tích cực hơn, suy nghĩ nhiều hơn về tình hình chính trị và các quyết định của chính quyền đương nhiệm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thì giờ để đọc và nghiền ngẫm để hiểu cho thấu 30 điểm chính trong chương trình bầu cử tổng quát dài mấy chục trang của đảng Xã hội Pháp, và, không phải ai cũng biết giá trị đạo đức chính trị cánh tả là những giá trị nào. Người dân bình thường chỉ quan tâm đến hai việc tối thiểu và cơ bản: làm sao có vừa đủ để sống và an ninh công cộng.

Chỉ hai câu hỏi đó nhưng nó bao gồm tất cả mọi lãnh vực, từ mức lương khi làm việc, lương thất nghiệp khi mất việc, lương hưu trí khi về già, các phí tổn hàng ngày cho đau ốm bệnh tật, di chuyển, tiền học con cái, chương trình giáo dục… cho tới việc khi đi đường không lo lắng sợ hãi sẽ bị cướp giật, ăn trộm vào nhà… Rộng hơn nữa mới đến vấn đề an ninh thế giới, chiến tranh ở nơi này, nơi kia và những bất công đang xảy ra trong xã hội Pháp.

Chủ đề chính của đảng Xã hội vẫn là các chủ đề đã được đưa ra trong chương trình tranh cử năm 2007: thất nghiệp, nợ quốc gia, vấn đề năng lượng, hưu trí, giáo dục… đặc biệt năm nay có thêm chủ đề về thị trường chứng khoán và các hậu quả trực tiếp của nó lên thị trường lao động. Để giữ vững mức lợi nhuận cho giới chủ và thành phần đầu tư tài chánh, các cuộc khủng khoảng của thị trường chứng khoán từ đầu năm nay đến giờ đã hủy hoại 13 triệu công ăn việc làm trên thế giới của người lao động(2).

Cái «nghèo» ở Pháp được định nghĩa thành hai bậc: nghèo và nghèo khẳm. Mức «nghèo» có nghĩa là chỉ có 60% thu nhập so với thu nhập trung bình (954€/tháng cho người sống độc thân), mức «nghèo khẳm» có nghĩa là chỉ có 50% thu nhập so với thu nhập trung bình (795€/tháng cho người sống độc thân) trên toàn nước. Thống kê năm 2009 cho biết có 8.173.000 người nghèo và 4.507.000 người nghèo khẳm trên đất Pháp(3).

Tổng cộng số người nghèo so với dân số năm 2009 (62.474.000 dân) chiếm khoảng 20% dân số(4). Thống kê năm 2008 cũng cho biết mức lương hưu tổng cộng và trung bình của phụ nữ là 1.102€/tháng và của nam giới là 1.588€/tháng(5). Được kể vào thành phần «nhà giàu» là những ai có thu nhập từ 5.000€/tháng trở lên.

Rút kinh nghiệm nhiệm kỳ của Tổng thống Sarkozy, dân chúng đều thấy rằng, những quyết định «đột xuất và cấp bách» thí dụ như các vấn đề chiến tranh ở Afganistan, Lybia, hay muốn cứu đồng Euro thì phải bơm những số tiền khổng lồ hàng trăm triệu Euro vào các nước lâm nạn Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… và vào các nhà băng có nguy cơ phá sản, đều không có cụ thể trong chương trình ứng cử của các đảng phái trong năm 2007.

Nhiều việc «đại sự» đều phụ thuộc vào chính kiến, tư cách và tài đức của cá nhân nhân vật đang nắm quyền bính tối thượng trong tay, cũng như phụ thuộc vào lực lượng hậu thuẫn sau lưng nhân vật Tổng thống. Vì thế, các ứng cử viên, đều được người dân quan tâm đến vận mệnh chính trị nước Pháp nhìn đi nhìn lại. Cánh hữu cũng nhìn cuộc bầu chọn người tranh cử tổng thống của đảng Xã hội với một mối quan tâm đặc biệt, và có nhân vật quan trọng trong hàng ngũ cánh hữu cũng muốn tổ chức một cuộc bầu chọn như thế.

Vòng 1 của cuộc bầu chọn diễn ra ngày 9/10 đạt một kết quả tham dự vượt quá dự tính cẩn thận của đảng Xã hội; họ dự tính sẽ có 1 triệu cử tri tham dự, nhưng đến cuối ngày thì con số cử tri tham dự lên đến 2.661.231 người. Nhờ vào con số tham dự này, đảng Xã hội cũng đã vui mừng thâu vào một số tiền đóng góp vượt quá phí tổn tổ chức. Kết quả vòng 1 đem đến sự thất vọng lớn cho bà Ségolène Royal, người đã chiếm 16.790.440 (46,94%) phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2007, năm nay bà chỉ đạt được 184.091 phiếu trong cuộc bầu chọn (6,95%). Tuy nhiên bà vẫn nhận được nhiều cảm tình và sự tôn trọng là một nữ chính khách không mỏi mệt. Dẫn đầu vòng 1 là ông François Hollande với 39,17%, kế tiếp là bà Martine Aubry 30,42%…

Ngày 16/10, một ngày mùa thu rất đẹp, trời xanh trong, nắng thu nhè nhẹ ấm áp, diễn ra vòng 2, một cuộc chạy đua ráo riết giữa hai ứng cử viên, ông François Hollande và bà Martine Aubry. Số cử tri tham dự vòng 2 tăng lên đến 2.860.157 cử tri và người được bầu chọn chính thức làm ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội năm 2012 là ông François Hollande với 56,57% số phiếu. Bà Martine Aubry đạt 43,43%(6).

Hai ứng viên của Đảng Xã hội Pháp: François Hollande (trái) và Martine Aubry. Ảnh: L’Express.

Các ứng cử viên cuộc bầu chọn đều kêu gọi một sự đoàn kết hàng ngũ để có thể thắng cử vào ngày 6/5/2012. Cuộc bầu chọn này còn đem lại cho người ứng cử viên thắng cử sự công nhận chính thức (légitimation) và một sự vững tin vào hậu thuẫn, của người trong đảng Xã hội và của thành phần dân chúng ủng hộ.

Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy (đảng UMP) đến hôm nay chưa tuyên bố là sẽ tái tranh cử hay không.


(1)

Kết quả chính thức do Bộ Nội vụ Pháp công bố.

(2)

Báo cáo của OECD, đăng trên tạp chí Der Spiegel, 26/9/2011.

(3)

Insee-DGI, enquêtes Revenus fiscaux 1970 à 1990, Insee-DGI, enquêtes Revenus fiscaux et sociaux rétropolées 1996 à 2004, Insee-DGFiP-Cnaf-Cnav-CCMSA, enquêtes Revenus fiscaux et sociaux 2005 à 2009.

(4)

Insee, estimations de population et statistiques de l’état civil.

(5)

Insee, Drees, Echantillon interrégimes de retraités 2008.

(6)

Kết quả xác định bởi «Les primaires citoyennes».

Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel và năm 2011

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel và năm 2011

Tạp chí Hồn Việt số 51/2011 – Hội Nhà Văn Việt Nam – 17-10-2011

Mathilde Tuyết Trần

Nữ thủ tướng nước Cộng hòa Liên bang Đức vừa được tạp chí Forbes bình luận là người phụ nữ có thế lực nhất thế giới trong năm 2011. Danh vị này, bà Angela Merkel đã đoạt được trong các năm 2006, 2007 và 2008.

Phải hiểu rằng, nước Đức hiện nay vẫn còn là nước Đức của phái nam, mới hiểu được hết giá trị chỗ đứng của một người phụ nữ xuất sắc, bà Angela Merkel, trong xã hội và sân khấu chính trị Đức và châu Âu.

Thống kê năm 2009 (LohnSpiegel.de) cho biết mức lương của phụ nữ tại Đức vẫn thấp hơn mức lương của nam giới đến 20%. Đặc biệt, trên bình diện những công việc cao cấp, lãnh đạo, phụ nữ phải có trình độ xuất sắc hơn nam giới mới được thâu nhận vào cùng một vị trí, và khi làm việc năng suất phải cao hơn nam giới mới giữ được công ăn việc làm.

Vì thế, dù hợp đồng chính thức chỉ có trung bình 40 giờ làm việc một tuần(1), và không có, hay ít được thêm lương giờ phụ trội, nhưng trong sự lo lắng giữ việc hay muốn tiến thân, nhiều người vẫn cố sức làm đến 50 giờ, thậm chí 60 giờ một tuần. Vấn đề con cái, gia đình, hoặc bị bỏ qua (nhiều người phụ nữ chọn con đường nghề nghiệp và không có con) hoặc trở thành một gánh nặng gấp đôi cho phụ nữ lao động.

Ngoài công việc nghề nghiệp, lao động kiếm tiền để nuôi chính bản thân mình và nuôi con, phụ nữ trong xã hội Đức còn phải gánh vác hầu hết các công việc nội trợ trong gia đình từ đi chợ, bếp núc, giặt giũ, lau dọn nhà cửa, chồng con đau ốm cho tới sự học hành giáo dục con cái…Chỉ có một số ít đàn ông Đức chia sẻ công việc nội trợ với vợ và con cái.

Angela Dorothea Merkel sinh ngày 17/7/1954 tại Hamburg, họ tên khai sinh là Kasner, con đầu lòng của ông Horst Kasner và bà Herlind Jentzsch(2). Vài tuần sau ngày chào đời của Angela, ông Kasner đưa gia đình qua Quitzow (Perleberg) ở Đông Đức nhận công việc làm mục sư cho nhà thờ Tin Lành. Từ đó, Angela lớn lên và trưởng thành ở Đông Đức. Angela đậu bằng Tú tài năm 1973 với điểm ưu(3) ở Templin. Sau đó, bà theo học ngành vật lý tại Karl-Marx-Universität ở thành phố Leipzig. Đầu năm 1986, bà nộp luận án tiến sĩ vật lý và đạt điểm ưu, danh vị khoa học của bà là Dr.rer.nat. Angela Merkel.

Tuy là một nhà khoa học vật lý, nhưng từ thời điểm này, nhìn lại cuộc đời Angela Merkel thì thấy bà là người có một hoài vọng về quyền lực chính trị rất lớn và có cá tính để trở thành một nhà chính trị nắm quyền bính trong tay. Một người phụ nữ muốn đạt các nấc thang danh vọng và quyền lực để lên đến đỉnh cao nhất phải là một người có nhiều cá tính và khả năng đặc biệt. Tri thức khoa học giúp bà có một cái nhìn phân tích và tổng hợp nhiều sự kiện một cách bình tĩnh, rạch ròi.

Thời cuộc chính trị lại thuận lợi, các nhà lãnh đạo, những nhân vật lịch sử xuất sắc thường xuất hiện những khi thời cuộc đen tối nhất, xấu nhất, trong những khúc ngoặt đổi đời của lịch sử. Từ khi nền Cộng hòa Đức được thành lập vào năm 1949, bà Angela Merkel là nữ thủ tướng đầu tiên của lịch sử cận đại Đức kể từ năm 2005. Bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất (51 tuổi), đồng thời cũng là thủ tướng đầu tiên xuất thân từ Đông Đức cũ.

Mùa thu 1989, khi tình hình chính trị Đông Đức có dấu hiệu chuyển hướng, quyền lực của đảng cầm quyền SED (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức) dưới quyền của ông Erich Honecker bắt đầu lung lay. Bà Merkel, từ thời thiếu nữ đã hoạt động trong phong trào tiên phong Ernst Thälmann và kế tiếp là phong trào Freien Deutschen Jugend (FDJ, Đoàn Thanh niên Tự do Đức), hoạt động tích cực trong đảng Demokratischer Aufbruch (DA, đảng Dân chủ Thức tỉnh) theo khuynh hướng tả, mới được thành hình vào cuối năm 1989. Chỉ vài tháng sau đó, ngày 5/2/1990, đảng CDU (Christlich Demokratische Union Deutschlands, Liên minh Dân chủ Cơ Đốc Đức – thuộc cánh trung hữu) thành lập phong trào liên kết vì nước Đức «Allianz für Deutschland, trong đó có đảng DA tham dự.

Trong kỳ bầu cử tự do đầu tiên ở Đông Đức, kết quả thu phiếu riêng của đảng DA rất thấp. Hai tháng trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, đảng DA tuyên bố sáp nhập vào đảng CDU. Con đường danh vọng tột đỉnh của bà Angela Merkel bắt đầu từ một chức vị hành chánh (Ministerialrätin) với mức lương A16 trong Bộ Báo chí và Thông tin của Chính phủ Liên bang Đức(4).

Nhờ sự hỗ trợ của ông Günther Krausses, chủ tịch CDU của tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern, bà được đề nghị ứng cử trực tiếp vào nhiệm kỳ đầu tiên của Quốc hội thống nhất hai bên Đông và Tây Đức. Cuối năm 1990, sau khi đắc cử chức vị dân biểu quốc hội, bà được Helmut Kohl, người gọi bà là «das Mädchen » (Cô gái đó) và đưa bà lên nấc thang danh vọng, phong chức Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Tuổi trẻ. Năm 1994, bà đắc cử một lần nữa trong kỳ bầu cử quốc hội(5) và được Helmut Kohl phong làm Bộ trưởng Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên và An toàn năng lượng hạt nhân, thay thế ông Klaus Töpfer.

Năm 1998, đảng CDU thua nặng, mất 6,3% số phiếu so với lần bầu cử trước. Cuộc bầu cử này đã dẫn đến sự từ chức của hai chủ tịch đảng, ông Helmut Kohl (CDU) và ông Theo Waigel (đảng CSU, Christlich-Soziale Union in Bayern, Liên minh Xã hội Cơ Đốc). Hàng ngũ nội bộ đảng CDU được thay đổi, ông Wolfgang Schäuble lên làm chủ tịch, bà Angela Merkel được bầu làm tổng thư ký.

Bốn năm sau, 2002, bà được bầu làm chủ tịch đảng CDU, vị trí cần phải có để ứng cử chức vị thủ tướng. Trải qua nhiều thăng trầm, thời cơ của bà Angela Merkel đã đến, khi chính sách Hartz IV của đảng SPD (Sozialdemokratische Partei Deutschlands, đảng Dân chủ Xã hội Đức, một đảng cánh tả mang danh xã hội) không đạt được mục đích chính là giải quyết nạn thất nghiệp mà chỉ gây áp lực lên thành phần yếu kém thiệt thòi nhất của xã hội Đức.

Năm 2005, đảng CDU đạt 35,2% số phiếu trong kỳ bầu cử quốc hội liên bang và bà Angela Merkel được bầu làm thủ tướng ngày 22/11/2005. Bốn năm sau, bà đắc cử một lần nữa nhiệm kỳ quốc hội 2009-2013, trong cuộc bầu cử này đảng CDU liên kết với đảng FDP (Freie Demokratische Partei, đảng Dân chủ Tự do, thuộc thành phần trung lập, có thể ngả sang tả hay sang hữu) để thành lập chính phủ, và bà được bầu làm thủ tướng lần thứ hai.

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Năm 2011 có nhiều biến động trên thế giới, nhưng nước Đức «chỉ» bị bận rộn với các vấn đề như đồng euro và các khối nợ khổng lồ của các quốc gia trong Liên minh châu Âu, tình hình vùng Cận Đông và việc tham chiến tại Afghanistan, cuộc chiến tại Libya, vấn đề năng lượng hạt nhân (sau sự cố khủng khiếp ở Fukushima, Nhật Bản).

Tại Đức, một số chính khách đang lên tiếng chỉ trích bà thủ tướng về hai vấn đề thời sự: công việc ổn định đồng euro và chiến trường Libya vì nước Đức không tham chiến, đã bỏ phiếu trắng (cùng với nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil) trong cuộc biểu quyết tấn công bằng quân sự nước Libya tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 vừa qua.

Việc ổn định đồng euro là một công việc hết sức khó khăn, nhiều vấn đề nan giải, sự thận trọng cân nhắc của bà Merkel trong các đòi hỏi vung tiền trợ giúp các nước nợ ngập quá đầu như Hy Lạp (các nước đang chờ đợi trợ giúp là Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý) là điều có thể hiểu được, bà không thể đánh đổi sự an ổn nội địa xã hội của nước Đức để lấy danh tiếng hão.

Viện Thống kê liên bang Đức (Statistisches Bundesamt) công bố chính thức vào tháng 7 năm nay con số 7% thất nghiệp (trên tổng số người lao động). Dân số nước Đức năm 2009 có 81.802.300 người trong số đó có 16.901.700 người già trên 65 tuổi (20,66%), nếu tính thêm số người của lứa tuổi 45-65 thì thành phần lớn tuổi lên đến 39.709.700 người (48,54%), gần một nửa xã hội.

Bởi thế, người dân bình thường trong xã hội Đức bị bức xúc nhiều nhất bởi chính sách Hartz IV (trợ cấp thất nghiệp và xã hội) từ thời Thủ tướng Schröder (đảng SPD) vẫn được tiếp tục áp dụng nghiêm khắc, và tuổi về hưu bị kéo lên đến 67 tuổi, nay mai có thể bị đẩy lên đến 69 tuổi. Quỹ bảo hiểm hưu trí mà tất cả mọi người lao động đều bị bắt buộc đóng vào, số tiền này bị trừ thẳng từ lương, lấy tận gốc, là «nồi cơm ngon» để chính phủ vơ vét, hốt sạch để trám vào những lỗ hổng khác.

Giới tính, phụ nữ hay đàn ông, chắc chắn là đem lại những khác biệt trong nhiều bình diện suy tư, quyết định, hành động. Phong cách đi đến quyết định của bà Angela Merkel tuy bị những người háo thắng, háo chiến, hám danh…phê bình là chậm chạp, là khó hiểu, không theo thời thế… nhưng thật ra phong cách của bà toát ra một mục đích: đạt sự ổn định.

Bà Angela Merkel năm nay mới 57 tuổi, giỏi tiếng Anh và tiếng Nga, dày dạn kinh nghiệm chính trường, sẽ còn có mặt lâu dài trên sân khấu chính trị châu Âu.


(1)

Giờ làm việc thay đổi tùy theo ngành nghề và hợp đồng từ 35 giờ/tuần cho đến trung bình 39,5 giờ/tuần, luật pháp Đức cho phép làm việc tối đa 48 giờ/tuần.

(2)

Hai người em là Marcus Kasner (sinh 1957) và Irene Kasner (sinh 1964).

(3)

Hệ thống thang điểm của Đức là: Auszeichnung (xuất sắc, tối ưu), Sehr gut (ưu), Gut (bình), Befriedigend (bình thứ), Ausreichend (tạm được, thi đậu), Mangelhaft (kém, thi rớt), Ungenügend (tệ, thi rớt).

(4)

Mức lương căn bản A16 hiện nay là 6.135,95 euro/năm cộng thêm các khoản phụ trội khác. Mức lương của thủ tướng Đức là B11 cộng thêm phụ trội hiện nay khoảng 180.000 euro/năm.

(5)

Nhiệm kỳ Quốc hội nước Đức là 4 năm.

Các khối nợ quốc gia 2011

8 février 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Các khối nợ quốc gia 2011

Tạp chí Hồn Việt số  50/2011 – Hội Nhà Văn Việt Nam – 19-09-2011

Mathilde Tuyết Trần

Năm 2011 là năm có chủ đề «Nợ » của sân khấu chính trị thế giới.

Nước Hy Lạp mở màn đầu tiên với khối nợ quốc gia 326,9 tỉ euro vào cuối năm 2010 và có nguy cơ «phá sản» toàn diện trong năm 2011. Khối Liên minh châu Âu phải lo lắng tìm mọi biện pháp tài chính để bơm tiền vào giúp Hy Lạp, đồng thời làm áp lực lên Hy Lạp phải chấp nhận những biện pháp giảm chi tối đa. Dân chúng Hy Lạp phản đối mạnh mẽ, vì họ chính là những nạn nhân của các biện pháp cắt giảm đó.

Vì đâu mà các quốc gia mắc nợ?

Một quốc gia cũng như một gia đình, một người, phải mắc nợ vì chi tiêu nhiều mà thu nhập ít, đó là cách nói dễ hiểu nhất. Không có một nước nào, nếu chỉ nói riêng về các nước trong khối Liên minh châu Âu hiện nay, mà ngân sách quốc gia cân bằng hay tốt đẹp (thu nhiều hơn chi).

Nguyên nhân đầu tiên là chính phủ đương nhiệm chi nhiều hơn thu trong thời gian nắm quyền cai trị nước. Nguyên nhân thứ hai là số nợ chồng chất của quá khứ do các chính phủ cũ để lại, cộng thêm lãi mẹ và lãi con, vẫn còn đó chưa trả hết.

Nguyên nhân thứ ba, là một số luật lệ «cho phép» chính phủ đương nhiệm vay thêm một số nợ mới một cách hợp pháp. Nguyên nhân thứ tư là đến một thời gian và mức độ nào đó thì chính phủ đương nhiệm chỉ vay nợ mới để trả nợ cũ, thậm chí có khi chỉ trả lại được ít vốn mà phần lớn chỉ trả được tiền lời, vì lãi mẹ đẻ thêm lãi con, lãi cháu.

Vay nợ để làm gì?

Mỗi chính phủ có nhiều ngân sách quốc gia cho từng khoản chi tiêu về quốc phòng, an ninh nội địa, hưu trí, thất nghiệp, giáo dục, y tế, cầu đường, hành chánh… luôn cả các ngân sách «mật» dùng cho tình báo, quốc phòng, ngoại giao…

Mỗi hệ thống, thí dụ như hệ thống giáo dục, cần có một ngân sách cho nhiều cấp bậc từ nghiên cứu đến thực hành, từ đại học xuống đến nhà trẻ, không có ngân sách là tê liệt hẳn, thiếu hụt ngân sách là phải giảm mọi hoạt động về cả chất và lượng.

Bình thường, các chính phủ đều có thu nhập với các nguồn thu nhập chính như các loại thuế trực thâu và gián thâu (thuế lương bổng, thuế tài sản, thuế nhà đất, thuế tiêu thụ, thuế xe…) và tiền gom góp của các quỹ xã hội như quỹ hưu trí, quỹ sức khỏe, quỹ thất nghiệp…, cộng thêm các phụ thu cho ngân sách quốc gia. Nhưng nếu các nguồn thu nhập này không đủ để trang trải mọi ngân sách, thì các chính phủ vay nợ để bù đắp vào.

Vay nợ của ai ?

Chính phủ vay nợ của các ngân hàng quốc gia, ngân hàng tư nhân trong và ngoài nước, nhất là những ngân hàng tầm vóc quốc tế. Ngoài ra chính phủ cho in nhiều loại công phiếu để vay tiền của các công ty tư nhân hay cá nhân. Các hãng bảo hiểm tư, thí dụ như bảo hiểm đời sống, thường dùng vốn từ các hợp đồng tiết kiệm của dân, để mua các công phiếu của chính phủ, coi như là cho chính phủ vay nợ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn có tiền, ra ngân hàng, mua công phiếu của chính phủ, vì bạn đồng ý với điều kiện bán công phiếu, thí dụ thời gian có hiệu lực là bốn năm, tiền lời mỗi năm cố định là 4%, tức là bạn đã cho chính phủ vay tiền, và chính phủ phải trả cả vốn lẫn tiền lời cho bạn.

Không trả được nợ nữa thì sao ?

Khi một chính phủ đứng trước nguy cơ «phá sản», tức là không còn tiền để trang trải mọi chi tiêu nữa, nhiều hoạt động trong xã hội bị tê liệt, thì hậu quả rất trầm trọng, dân không có lương, không có tiền hưu, đời sống của hàng triệu người dân đồng thời bị nguy ngập…

Khả năng nổi loạn, lật đổ chính phủ, thay đổi thể chế, guồng máy cai trị… rất lớn, và kéo theo những hậu quả về chính trị, kinh tế và an ninh… không lường trước được. Nên bằng mọi cách, các chính phủ phải tìm một lối thoát để giải quyết nguy cơ phá sản.

Tình trạng nợ nần của Mỹ cho thấy một thí dụ điển hình. Khối nợ của Mỹ trong năm 2011 lên đến 1.600 tỉ USD, tương đương với 98% tổng sản lượng quốc dân (BIP), chỉ riêng tiền trả tiền lãi lên đến 250 tỉ USD/năm. Khả năng khối nợ này sẽ tăng lên trong năm 2012 bằng 102% tổng sản lượng quốc dân (theo Focus, 26/1/2011).

Theo dự đoán thống kê cho các năm sắp tới thì ngân sách hưu trí sẽ không tăng bao nhiêu, trong khi hai mối lo lớn nhất của xã hội Mỹ là ngân sách dành cho y tế, sức khỏe và mọi ngân sách chi tiêu khác có nguy cơ tăng trội.

Ngân sách doanh thu của năm 2011 đem lại 2.200 tỉ USD gồm có 53% tiền thâu thuế, 37% tiền của các quỹ xã hội, 10% các loại thu nhập khác. Ngân sách chi ra lên đến 3.800 tỉ USD gồm có 24% cho quốc phòng và các loại chiến phí, thương binh, 23% cho hệ thống sức khỏe, 20% cho lương hưu và 33% chi phí các loại.

Ngày 16/5 vừa qua, khối nợ tổng cộng của Mỹ đạt mức tối đa theo luật định: 14.300 tỉ USD. Theo tờ New York Times, nếu phân tích khối nợ 14.300 tỉ USD qua các thời kỳ tổng thống kể từ Reagan thì danh sách mắc nợ là như sau: Ronald Reagan 7% (cho đến 1981), Ronald Reagan 13,2 % (1981-1989), George Bush (cha) 10,5% (1989-1993), Bill Clinton 9,8% (1993-2001), George W. Bush (con) 42,7% (2001-2009) và hiện tại chỉ trong hai năm, kể từ 2009 đến nay Tổng thống Obama mắc nợ 16,8% của khối nợ.

Hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq làm cho ngân sách quốc phòng dưới thời George W. Bush phình to nợ lớn, qua đến thời Obama cũng chưa chấm dứt.

Trong tổng số 4.500 tỉ USD nợ nước ngoài (tương đương với 29% tổng số nợ) thì có 26,7% là tiền vay mượn của Trung Quốc; chủ nợ thứ hai của Mỹ là Nhật Bản với 20,3%, các chủ nợ khác là Brasil, Đài Loan, Nga, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Luxembourg, Đức… và nhiều quốc gia khác trên thế giới (theo Der Spiegel, 27/7/2011).

Mãi đến ngày 2/8 vừa qua cả hai nghị viện Mỹ mới biểu quyết cho phép Tổng thống Obama được nâng số nợ lên thêm 2.400 tỉ USD cho đến thời điểm bầu cử tổng thống mới vào mùa thu 2012, đồng thời phải lần lượt cắt giảm 2.500 tỉ USD của các ngân sách chi tiêu.

Theo các bản báo cáo của International Monetary Fund, Statista 2011 thì tổng số nợ hiện nay của Đức lên đến 2.035 tỉ euro (2011), so với tổng sản lượng quốc dân của năm 2010 là 2.500 tỉ euro thì khối nợ này chiếm khoảng 80%. Nước Tây Ban Nha nợ 638,77 tỉ euro, Bồ Đào Nha nợ 144 tỉ euro, nước Anh nợ 1.122,81 tỉ bảng Anh, nước Nhật Bản mắc nợ 1.077.847,3 tỉ yen.

Thống kê của viện INSEE cho biết là cuối tam cá nguyệt 2011 tổng số nợ của nước Pháp lên đến 1.646,1 tỉ euro, tương đương với 84,5% tổng sản lượng quốc dân. Năm tới, khối nợ của nước Pháp sẽ có khả năng tăng lên đến 90% tổng sản lượng quốc dân. Pháp và Đức là hai quốc gia mạnh trong khối Liên minh châu Âu, cho nên vai trò của hai nước này trong việc gìn giữ giá trị đồng euro không phải là nhỏ.

Năm 1997 khối Liên minh châu Âu đã nhất trí đặt ra một kế hoạch như sau:

– Toàn thể số nợ không được vượt quá 60% tổng sản lượng quốc dân.

– Số nợ mới không được quá 3% tổng sản lượng quốc dân.

– Khi vi phạm quy luật này, quốc gia sẽ bị phạt 0,5% tổng sản lượng quốc dân.

Nguyên tắc đã được đặt ra như thế, nhưng trên thực tế thì không ai kiểm soát được ai, ngược lại, các nước còn đặt ra thêm nhiều «ngoại lệ» để tự biện hộ.

Điều thiếu sót cơ bản trong kế hoạch này là vấn đề tiền lãi, mấu chốt của sự kiện vay nợ và trả nợ – câu hỏi mức độ tiền lãi tăng trưởng theo thời gian là bao nhiêu – không được giải quyết.

Phương thuốc căn bản để giải quyết khối nợ khổng lồ còn đọng đó và không phải vay nợ thêm vẫn là: giảm nợ, tăng thu. Giải pháp kìm số nợ mới phải vay thêm mỗi năm dưới mức chỉ số phát triển kinh tế đang được coi là một cách thích ứng nhất.

Tại sao khối nợ cứ tăng mà không giảm được?

Để trả lời câu hỏi này thì người Đức có câu tục ngữ «ein Schuß nach hinten» (một cú bắn ngược về phía sau), còn người Pháp thì nhún vai nói «une balle dans les pieds» (tự bắn đạn vào chân).

Nguyên tắc hoạt động của xã hội tư bản rất đơn giản: làm thế nào để đạt mức lợi nhuận tối đa? Tức là giảm giá thành và chi phí xuống mức tối thiểu để tăng lợi nhuận tối đa.

Muốn có lợi nhuận, có lãi mẹ lãi con thì phải có tiêu thụ và thúc đẩy tiêu thụ. Tiêu thụ cá nhân, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là ba nền tảng thương mại chính để đồng tiền «quay vòng» và sản sinh ra lợi nhuận.

Thế nhưng, bắn ngược về phía mình, hay bắn vào chân mình, là khi các hãng xưởng đóng cửa, sa thải nhân viên, dân chúng thất nghiệp nhiều và lâu dài thì tất nhiên sức tiêu thụ của họ giảm mạnh, hàng hóa dù rẻ đến đâu thì rẻ, họ cũng không có tiền mua.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 7 tháng đầu năm của Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Người dân mắc nợ đến một mức nào đó, chỉ cần không có tiền trả nợ góp hàng tháng nữa là phải gánh chịu rất nhiều áp lực nặng nề: mất nhà, tịch thu tài sản, xe hơi, xiết lương tại gốc, bị ghi án tòa, ghi danh vào “sổ đen” của hệ thống nhà băng và bảo hiểm… không còn chạy thoát đi đâu được.

Nhiều thảm cảnh gia đình xảy ra vì thất nghiệp và nợ nần, giết nhau rồi tự tử. Các nhà chính khách và ngân hàng, tài chánh làm ngơ trước những hiện tượng xã hội bức xúc đó, có vẻ như họ không hiểu hậu quả gì sẽ xảy ra, cho dù lịch sử đã nhiều lần chứng minh, bạo loạn hay cách mạng đổi đời sẽ nổi lên khi đa số dân chúng không chịu nổi sức ép, không còn đường sống nữa.

Nhưng tăng thu như thế nào để làm đầy công quỹ nhà nước?

Đứng về phương diện kinh tế mà nói thì giải pháp làm giảm nợ cho các «siêu cường» trên thế giới có nhiều phương cách:

Xuất nhập khẩu. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

1- Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cao cấp đi những thị trường tiêu thụ của các nước nhỏ, đang phát triển nhưng dân chúng của các nước đó còn có «sức mua», qua đó thúc đẩy các phản ứng dây chuyền kế tiếp: tăng sản xuất hàng hóa, tăng lao động, tăng thu nhập công ty và cá nhân, tạo công ăn việc làm để tăng sức mua của dân chúng trong nước, tăng tiêu thụ nội địa, tăng mức thu thuế cá nhân.

2- Thu hút sức mua vào nội địa qua các chương trình thí dụ như du lịch, trao đổi văn hóa nghệ thuật, thể thao…

3- Thực hiện công việc tái phân phối tài sản xã hội cho thành phần yếu kém, nghèo khó.

4- Cải tổ hệ thống thuế vụ để thu thuế cho quân bình: tăng thuế, thí dụ như tăng tỷ lệ thu thuế hoặc ban hành các loại thuế mới… nhưng không làm giảm sức tiêu thụ của đa số dân chúng, đặc biệt là tăng mức thu thuế trên thành phần giàu có.

5- Giảm chi, thí dụ cắt bỏ những hệ thống hành chánh rườm rà, nặng nề, giảm bớt các tầng lớp quản lý hành chánh, tăng kiến thức quản lý hành chánh…

6- Chống tham nhũng, hối lộ, chợ đen, lãng phí công quỹ và các thủ đoạn chiếm đoạt của công làm của riêng.

Trên thực tế, các phương cách giải quyết thường bị vô hiệu hóa bởi các đường hướng và quyết định chính trị, các phản ứng ngược của các «lobby», thí dụ như Tổng thống Obama không thể tăng thu nhập thuế của thành phần giàu có trong nước.

Mọi biện pháp cắt giảm, sa thải…có ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu thụ của đa số dân chúng trong xã hội là đi ngược lại mục đích tăng thu giảm nợ. Dân có giàu nước mới mạnh. Phản ứng mất giá trầm trọng trên thị trường chứng khoán hiện nay là sự tất yếu, bởi vì con rắn tự cắn đuôi mình.


Nguồn tham khảo:

Các báo, tạp chí: Der Spiegel, Handelsblatt, Focus, Le Parisien, Marianne…

Viện thống kê INSEE Paris (Pháp).

← Précédent 1 … 28 29 30 31 Suivant →

Nouveautés

  • Une lettre de la Première Dame de la République Française et la Poste -©Mathilde Tuyet Tran, France 2020 6 octobre 2020
  • Uy quyền của vua chúa Pháp qua kiến trúc vườn 14 août 2020
  • Vai trò của Bạn trong đời 14 juillet 2020
  • SMARTPHONE VÀ TÔI – © Nguyễn Tường Bách 7 juillet 2020
  • Ấn tượng về một phim tài liệu : « Đối mặt với ong khổng lồ ở Himalaya » 31 mai 2020
  • Ung Thư, Hành trình đến với cảm thông – Cancer, Voyage vers la sympathie 21 mai 2020
  • Đi là để đi – ©Phạm Ngọc Thúy 21 mai 2020
  • Chúc Mừng Giáng Sinh 2019 – Joyeux Noël 2019 24 décembre 2019
  • Pour vous, voyageurs au Viet Nam 3 septembre 2019
  • Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm 11 mars 2019
  • Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng 7 mars 2019
  • Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum 14 février 2019
  • Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes 9 février 2019
  • Triết lý của Tôn Tử binh pháp 28 octobre 2018
  • Nam Định, thành phố những nhà thờ 17 août 2018
  • Một ngàn đồng Việt Nam 17 août 2018
  • Nhà sản xuất chất độc da cam Monsanto thua kiện, phải bồi thường 289 triệu đô la Mỹ 14 août 2018
  • Đọc “ Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời “ của Hoàng Lại Giang- © Mathilde Tuyết Trần, France 2018 26 avril 2018
  • Vua Duy Tân, những ngày cuối cùng ở Paris 14 avril 2018
  • Pleiku, hoa cà phê thơm ngát 10 mars 2018
  • Những đoàn tàu biển toàn cầu hóa 31 janvier 2018
  • Mô hình chung cư « thô » 8 janvier 2018
  • Avignon, thành phố của các giáo hoàng 1 janvier 2018
  • Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère 19 septembre 2017
  • Nhớ Mẹ 8 avril 2017
  • Những đệ nhất phu nhân của nước Mỹ từ thời Washington 5 avril 2017
  • Cầu Mống Sài Gòn 26 mars 2017
  • Cảm nghĩ đi đường 22 mars 2017
  • Tôi quên cây me có hoa vàng 9 mars 2017
  • Tại sao người Việt Nam hạnh phúc ? 6 février 2017
  • Trưởng nữ của Vua Duy Tân, công chúa Suzy Vĩnh San 5 février 2017
  • Une journée libre à Saigon 18 janvier 2017
  • Chúc mừng Xuân Đinh Dậu 2017 12 janvier 2017
  • Nỗi đau thế hệ 15 décembre 2016
  • Ký hiệu FR8VX của Vua Duy Tân 6 novembre 2016
  • Nước Đức mùa thu 18 octobre 2016
  • Đám cưới của Bayer và Monsanto 12 octobre 2016
  • Bảo tàng quân đội Pháp Les Invalides 29 septembre 2016
  • Về bài báo “Expatriation-8 raisons de ne pas regretter le Vietnam” 17 septembre 2016
  • Sầm Sơn phố biển 29 août 2016
  • Thông báo của MTT cùng bạn đọc 20 août 2016
  • Quét lá trong Dinh Độc Lập 20 août 2016
  • Ghi chép một chuyến về quê 31 juillet 2016
  • Chia buồn 18 juillet 2016
  • Một vòng quanh chợ – Un petit tour au marché 30 mai 2016
  • Chùa Ngọc Hoàng một ngày nắng nóng 28 mai 2016
  • Một góc phố ngày xưa…Un coin de mon enfance 22 mai 2016
  • Câu chuyện đầu xuân về củ khoai lang tây 5 mai 2016
  • Một nhánh hoa Muguet 1 mai 2016
  • Tiểu sử Jean Sainteny 26 avril 2016
  • Những kỷ niệm Paris, métro, boulot, dodo… 22 avril 2016
  • Tháp Eiffel, cầu Long Biên Hà Nội và cầu Tràng Tiền Huế 6 avril 2016
  • Martinique, ảo ảnh một thiên đường 1 avril 2016
  • Những lời răn của Đức Giáo Hoàng Francis 14 février 2016
  • Xuân Bính Thân 2016 6 février 2016
  • Lá thư đêm Giao Thừa 6 février 2016
  • Người Việt giữa hội nhập và đồng hóa 4 février 2016
  • Chiến thắng bí mật của Painvin – Le secret de la victoire et la bataille du Matz 2 février 2016
  • Phiếm bàn về người và con vật trong ngôn ngữ 17 janvier 2016
  • Đòn chồng – Schläge vom Mann (Nam Cao) 16 janvier 2016
  • Báo động tài chính thế giới và vấn đề người di tản Trung Đông 12 janvier 2016
  • Sự kiện Köln đánh lên một tiếng trống trong vấn đề người di tản Trung Đông 9 janvier 2016
  • Chiếc áo cưới mầu trắng 6 janvier 2016
  • Thị trường dầu hỏa là yếu tố và động lực thúc đẩy khủng hoảng kinh tế thế giới ? 4 janvier 2016
  • Thỏa thuận lịch sử giữa Nhật và Hàn quốc về hồ sơ “Nô lệ tình dục” 29 décembre 2015
  • Vó lưới Thái Bình 17 décembre 2015
  • Một thách thức cho nhân loại: biến đổi khí hậu 12 décembre 2015
  • Bạo lực gia đình đối với phụ nữ 2 décembre 2015
  • Trang trại của hoàng hậu Marie-Antoinette 29 novembre 2015
  • Bạn của người 22 novembre 2015
  • Bây giờ và tại đây, mùa thu và mùa xuân 11 novembre 2015
  • Một dấu hiệu “mới” trên cái cũ ở Köln 19 octobre 2015
  • Vấn nạn mảnh bằng 8 octobre 2015
  • Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 70 trong cơn “nóng” và “lạnh” 29 septembre 2015
  • Anouk 14 septembre 2015

Archives

Catégories

  • Bạn bốn phương – Jardin des amis (24)
  • Bình luận – Essais (114)
  • in Deutscher Sprache (12)
  • Linh tinh – Divers (2)
  • Ngôn ngữ (6)
  • Nhạc – Musique (2)
  • Phỏng vấn – Interview (2)
  • Textes en Français (44)
  • Texts in English (12)
  • Thơ – Poèmes (27)
  • Thời sự – Actualités (49)
  • Tranh sơn dầu – Peinture à l'huile sur toile (3)
  • Văn – Littérature (73)

Mots-clefs

1945 Agent Orange Angela Merkel biển Đông Bá Đa Lộc Bình Định bạn bầu cử Charles de Gaulle chất độc da cam Compiègne de Gaulle di tản du lịch Du lịch Việt Nam Duy Tân France Libre François Hollande Gia Long Giáng Sinh giáo dục Hartz IV Hy Lạp Hà Giang Hàm Nghi Hà Nội hạnh phúc Indochine Lataule Leclerc Mathilde Tuyet Tran Oise Outlook Paris Picardie Picardie France Quy Nhơn Thái Bình tiêu thụ tiếng Việt tình yêu Tết Việt kiều voyages élections présidentielles 2012
©MathildeTuyetTran(MTT)-All Rights Reserved

Copyright © 2021

Powered by Oxygen Theme.

Nous utilisons des cookies pour vous garantir la meilleure expérience sur notre site web. Si vous continuez à utiliser ce site, nous supposerons que vous en êtes satisfait.Ok