Mathilde Tuyet Tran

Bình luận, Văn, Thơ, Nhạc, Tranh - Essais, Littérature, Poème, Musique, Peinture

Menu
  • Accueil
  • Liên hệ – Contact
  • Tác phẩm – Publications
  • Phòng tranh-Peinture-Painting
  • Trang nhạc – Musique
  • Textes en Français
  • Texts in English
  • in Deutscher Sprache
  • Bạn bốn phương – Jardin des amis
Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm

Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm

11 mars 2019
Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng

Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng

7 mars 2019
Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum

Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum

14 février 2019
Cầu Mống - Pont des Messageries Maritimes

Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes

9 février 2019
Nam Định, thành phố những nhà thờ

Nam Định, thành phố những nhà thờ

17 août 2018
Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère

Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère

19 septembre 2017
← →
  • Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm
  • Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng
  • Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum
  • Cầu Mống - Pont des Messageries Maritimes
  • Nam Định, thành phố những nhà thờ
  • Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère
Parcourir :  Accueil   /   Page 27

Nhân vật mới trên chính trường nước Pháp: François Hollande

8 juin 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Nhân vật mới trên chính trường nước Pháp: François Hollande

Đã đăng trên tạp chí Hồn Việt số 59 – Tháng sáu 2012 – Mathilde Tuyết Trần (Pháp)

2054900_ranson-du-1806Cách đây mấy năm, có ai ngờ là một nhân vật “chìm trong bóng tối” lại có ngày bước ra ánh sáng một cách vinh quang hôm nay.

Trong các nhận định về phẩm chất và tư cách của con người François Hollande, có một nhận định tương đối chính xác, đó là một lực sĩ chính trị chạy đường trường (marathon), từ khi đi học cho đến khi nhậm chức tổng thống nước Cộng hòa Pháp, mặc dù ông lại thích đá banh.

Vượt qua thử thách

Để “nổi” lên mặt nước trong nội bộ đảng Xã hội Pháp, đã là những thử thách lớn trong sự nghiệp chính trị của ông. Năm 2006 ông Hollande đã phải nhường bước cho người bạn đường (không có hôn thú) của mình, bà Ségolène Royal, ra tranh cử tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2007-2012, vì bà Royal được nhiều thuận lợi trong dư luận hơn ông.

Bà Royal thắng hai ứng cử viên là ông Laurent Fabius và ông Dominique Strauss-Kahn (DSK), rồi được chính thức đề cử là ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội. Con số cử tri bầu ứng cử viên đảng Xã hội năm 2007 chỉ có chưa tới 180.000 người có thẻ đảng.

Nhưng, năm 2007 bà Royal thất cử trước ứng cử viên Nicolas Sarkozy của đảng UMP, và cũng năm ấy, ông Hollande và bà Royal tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc sống chung không có hôn thú kéo dài gần 30 năm trường, từ năm 1979, với 4 mặt con của hai người.

Năm 2012, thời cơ đã đến, ông Hollande quyết định ra tranh cử tổng thống. Ông Dominique Strauss-Kahn, người được xem là ứng cử viên tổng thống sáng giá nhất của đảng Xã hội sau thất bại của bà Royal, đã bị loại khỏi chính trường vì nhiều vụ kiện tụng trong đời tư.

Ngày 16/10, do đảng Xã hội thay đổi nguyên tắc tham dự bầu cử, nên số cử tri tham dự vòng 2 tăng lên đến 2.860.157 cử tri và người được bầu chọn chính thức làm ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội năm 2012 là ông François Hollande với 56,57% số phiếu. Bà Martine Aubry đạt 43,43%. Bà Royal cũng ứng cử, nhưng rất thất vọng trước con số phiếu bầu chỉ có 7%.

Con đường tranh cử chông gai, nặng nhọc cho François Hollande bắt đầu, tình hình trong dân chúng căng thẳng từ 5 năm nay vì khuynh hướng chia rẽ dân tộc của phái cực hữu, cho đến khi ứng cử viên Sarkozy ngả mạnh hơn nữa về phía hữu thì tinh thần kỳ thị giữa “dân Pháp gốc” và những “loại” dân Pháp gốc nước ngoài, người nhập cư, người ngoại quốc định cư tại Pháp bị hun nóng tới cao điểm. Người ngoại quốc và những công dân Pháp có gốc nước ngoài bị xem là những thành phần “xấu”, định cư để giành công ăn việc làm, dành nhà ở, ăn bớt trợ cấp xã hội của dân Pháp “gốc” chính thống.

Trách nhiệm nặng nề

Ngày 6/5/2012, ông François Hollande được bầu làm tổng thống thứ 7 của nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp với 18.000.668 phiếu (51,6%), đem lại chiến thắng cho cánh tả. Đè nặng trên đôi vai của ông Hollande là một niềm hy vọng và một sự tin tưởng của dân chúng là vị tổng thống “bình thường” này sẽ đem lại một sự giải thoát, một sức sống mới, một nền tảng công bằng xã hội mới, sau 5 năm đi xuống dưới thời Sarkozy. Cho nên, lễ nhậm chức của vị tổng thống mới được mọi người quan tâm theo dõi.

Ngày 15/5/2012, ông François Hollande nhậm chức tổng thống trong một buổi lễ trọng thể nhưng giản dị đúng theo thể thức bình thường. Đúng 10 giờ sáng, một chiếc xe chỉ được “hộ tống” bằng một đoàn phóng viên, nhiếp ảnh trên xe hai bánh, đưa ông đến điện Élysée.

Ông Sarkozy đón người thắng cử trên bậc thềm, rồi hai người bàn giao công việc, trong đó có việc bàn giao lại trách nhiệm về vũ khí nguyên tử của nước Pháp và các bí mật quốc gia. Sau 35 phút hội thảo, nhiệm kỳ của ông Sarkozy được chấm dứt vào đúng 10g30 sáng, vợ chồng Sarkozy-Bruni lên xe ra về, trong khi ông François Hollande trở vào đại sảnh tiếp tân đọc diễn văn nhậm chức trước quan khách.

Bà Ségolène Royal và bốn người con chung từ chối không tham dự lễ nhậm chức tại điện Élysée. Trong khi đó, một chuyện chưa từng có trong lịch sử nước Pháp là bà Valérie Trierweiler, người bạn đường (cũng không có hôn thú) từ năm 2005 của ông François Hollande, chính thức bước trên thảm đỏ đi vào điện Élysée trong vị trí “Đệ nhất phu nhân” của nước Pháp.

Bài diễn văn nhậm chức của François Hollande nhấn mạnh 4 điểm chính: niềm tin, công lý, hòa bình và một giải pháp mới cho châu Âu. Ông cũng khôn ngoan nhắc lại tình hình thời điểm khi ông nhận lãnh trách nhiệm: một khối nợ quốc gia to lớn, một sự tăng trưởng kinh tế yếu kém, tình trạng thất nghiệp cao, khả năng cạnh tranh suy giảm trong bối cảnh châu Âu đang khủng hoảng.

Ông nhận định trách nhiệm chính của ông là tạo sự đoàn kết quốc gia, hòa hợp, hòa giải dân tôc, là những cơ bản của niềm tin vào sự tiến lên, những sự khác biệt của mọi tầng lớp dân chúng không được trở thành mầm mống của sự chia rẽ, sự đa dạng xã hội không phải là mầm mống của tranh chấp, và cương quyết chống lại mọi sự chia rẽ, phân biệt và kỳ thị.

Muốn đạt được mục đích đó và tạo dựng niềm tin, ông sẽ đặt những tiêu chuẩn mẫu mực trong mọi công việc cai trị và bảo vệ công lý, công bằng xã hội, đồng thời đưa các vấn đề khó khăn của tuổi trẻ lên hàng đầu những việc cần phải được giải quyết.

Chương trình nhậm chức “vướng mắc” ở một điểm, gây một vài thảo luận, đó là sự kiện vị tân tổng thống François Hollande tôn vinh Jules Ferry về những thành quả trong chính sách giáo dục trong hai năm 1881-1882, cùng với sự tôn vinh bà Marie Curie, mà Jules Ferry (1832-1893), bộ trưởng dưới thời Tổng thống Jules Grevy thuộc Đệ tam Cộng hòa, lại là một người kỳ thị người nước ngoài đồng thời là nhà thực dân sắt đá, cổ vũ bành trướng thuộc địa, chiếm hữu và cai trị các thuộc địa ở châu Phi, chiếm Tunisie năm 1881, và chiếm Annam và Tonkin từ 1883-1885, đời vua Tự Đức tại Việt Nam(*).

Ngay sau khi chấm dứt buổi lễ tiếp đón ở Tòa thị trưởng Paris, Tổng thống François Hollande vội vã lên đường, lấy máy bay đi Berlin, thăm nước Đức. Đây là một cuộc viếng thăm chứa đựng nhiều căng thẳng ngầm bên trong, vì trong suốt thời gian tranh cử, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ công khai ông Sarkozy và từ chối không tiếp ông François Hollande.

Tại Đức, Thủ tướng Merkel và đảng CDU (đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo) vừa thất cử nặng nề tại tiểu bang Nordrhein-Westfalen vào ngày 13/5/2012, ứng cử viên Norbert Röttgen chỉ đạt được có 26,3%, trong khi đảng SPD (đảng Dân chủ Xã hội) thắng cử với 39,1%. Ngày 17/5, ông Röttgen bị bà Merkel tuyên bố công khai đuổi ra khỏi chính phủ, thay thế bằng ông Peter Altmaier.

Trên bình diện Âu châu, tình hình Hy Lạp xuống dốc dần đến mức độ Hy Lạp sẽ ra khỏi khu vực đồng euro một ngày gần đây, trở lại với đơn vị tiền tệ quốc gia cũ, mọi số tiền vay nợ của quốc gia Hy Lạp sẽ được xem là xóa sổ, mất hẳn, nhưng dân chúng cũng phải chịu thiệt thòi, tinh thần rối loạn.

Mới trong có vài ngày, từ 14/5 đến 16/5, dân chúng Hy Lạp đã rút ra khỏi tài khoản cá nhân khoảng 900 triệu euro. Dự đoán các nước Tây Ban Nha, Ý và cả Pháp sẽ dần dần rút ra khỏi khu vực đồng euro càng làm cho nước Đức bối rối thêm, tuy tân bộ trưởng Moscovici vừa tuyên bố sẽ cứu đồng euro, Pháp và Đức hy vọng sẽ giữ được Hy Lạp, nhưng ông cũng nói thêm rằng phải cải tổ kiến trúc châu Âu, và “trách nhiệm” không tương phản với “tăng trưởng”. Do đó, quan hệ Pháp – Đức dưới thời Tổng thống François Hollande sẽ có thay đổi.

Mãi đến chiều tối ngày 16/5, danh sách nội các của tân Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault mới được công bố. Danh sách các bộ trưởng là chứng minh đầu tiên cho những lời hứa hẹn của Tổng thống François Hollande, trong số 37 tân bộ trưởng thì đúng một nửa là phụ nữ (17 người), chính phủ cộng hòa đầu tiên thực hiện quyền bình đẳng nam nữ.

Điểm thứ hai, thành phần các bộ trưởng cũng diễn tả đường lối “đa dạng” (diversité) của đảng Xã hội Pháp, chống lại đường lối kỳ thị mang danh các khái niệm “(anti-) multiculture” (chống đa văn hóa) hay “(anti-) communauté” (chống cộng đồng dân nhập cư, tôn giáo) của cánh hữu và cực hữu trong 5 năm vừa qua.

Các vị trí bộ trưởng và bộ trưởng đặc cách đều do những nhân vật đến từ nhiều xuất xứ nguồn gốc cá nhân, khuynh hướng chính trị (từ hữu sang tả trong nội bộ cánh tả), nghề nghiệp, trình độ học vấn và mọi lứa tuổi đảm nhiệm: ông Laurent Fabius (Ngoại giao), bà Najat Vallaud-Belkacem (Quyền lợi phụ nữ và Phát ngôn viên chính phủ, trẻ nhất, 34 tuổi), ông Manuel Valls (Nội vụ), bà Christiane Taubira (Tư pháp), ông Pierre Moscovici (Kinh tế, Tài chính, Ngoại thương), ông Michel Sapin (Lao động và Tương quan xã hội), ông Jean-Yves Le Drian (Quốc phòng), bà Aurélie Filippetti (Văn hóa, Thông tin), ông Vincent Peillon (Giáo dục), bà Marisol Touraine (Sức khỏe, Xã hội), bà Cécile Duflot (Bình đẳng cơ cấu hành chánh và Nhà ở), bà Nicole Bricq (Môi trường), ông Arnaud Montebourg (Phục hưng sinh lợi), bà Geneviève Fioraso (Giáo dục cấp cao), ông Stéphane Le Foll (Nông nghiệp), bà Marylise Lebranchu (Cải cách quốc gia và phân quyền) và ông Victorin Lurel (Nước Pháp hải ngoại).

Sau lễ trao quyền diễn ra trong suốt buổi sáng ngày 17/5 tại các bộ, hội đồng bộ trưởng đã họp phiên họp thứ nhất, và trong phiên họp này, thêm hai lời hứa của François Hollande đã được thực hiện: tiền lương của tổng thống, thủ tướng và mọi bộ trưởng sẽ “được” giảm 30% ngay từ ngày hôm nay, đồng thời các bộ trưởng ký giấy cam kết thực hiện quy luật mới trong đó có việc “không tham quyền cố vị” và phải có tư cách gương mẫu.

Tổng thống François Hollande sinh ngày 12/8/1954 (58 tuổi) tại thành phố cảng Rouen thuộc vùng Normandie phía Bắc nước Pháp trong một gia đình trung lưu giàu có, cha là bác sĩ tai mũi họng Georges Gustave Hollande (sinh 1923), mẹ là bà Nicole Frédérique Marguerite Tribert (1927-2009), trợ lý xã hội.Tuy cha ông theo khuynh hướng chính trị cánh hữu mang màu sắc thực dân cũ, trong gia đình thì rất độc đoán, nghiêm khắc, nhưng ông ngả theo mẹ, bà Nicole Hollande, đã từng là ứng cử viên của đảng Xã hội năm 2008 tại thành phố Cannes. Năm 1968, ông Georges Hollande đem gia đình về sinh sống ở khu vực Neuilly-sur-Seine, nổi tiếng là nơi sinh sống của thành phần thượng lưu Pháp.Sau các chặng đường học vấn, cử nhân luật tại đại học Paris, thạc sĩ khoa học chính trị (IEP và HEC), ông Hollande đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, rồi lại tiếp tục vào học trường ENA (École Nationale d’Administration, Quản lý hành chánh), tốt nghiệp hạng thứ 7 vào năm 1980. Gia nhập đảng Xã hội từ năm 1979, ông Hollande đã liên tiếp giữ nhiều chức vụ như Đệ nhất thư ký đảng Xã hội (1997-2008), thị trưởng thành phố Tulle (2001-2008), dân biểu quốc hội (1988-1993, 1997-2012), chủ tịch hội đồng vùng Corrèze (2008-2012)… cũng như là tác giả của một số sách bình luận chính trị.


(*) Xem Dấu xưa – Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn, Chương 1: Tại sao mất nước thời Tự Đức. Mathilde Tuyết Trần. NXB Trẻ, tái bản lần thứ 2, 2012.

Hoa hồng nhà quê nhớ hoa sen ở Huế

6 juin 2012
Mathilde Tuyet Tran
Văn - Littérature

Mandala 2 - MathildeTuyetTran,France2012 - tranh sơn dầu trên vải, 60x60cm Hoa hồng nhà quê nhớ  hoa sen ở Huế

©Mathilde Tuyết Trần, France 2012

Trong tất cả các loài hoa trần thế, mỗi hoa có một   vẻ đẹp, một mầu sắc, một mùi hương khác nhau và mỗi người yêu thích đặc biệt một loại hoa khác nhau. Những người bán hoa gán cho hoa những biểu tượng của đạo đức hay một tâm tình riêng biệt hay của một tôn giáo, tùy theo văn hóa của nơi đó, hay đặt tên hoa cho những lễ kỷ niệm ngày cưới tùy theo số năm chung sống. Như tại Pháp, người ta cho rằng hoa cúc trắng (marguerite) là biểu tượng của một tình yêu rụt rè, hoa huệ chuông trắng (muguet) là sự trở về của hạnh phúc, hoa xoan tím (lilas mauve) là trái tim của tôi thuộc về anh/em, hoa loa kèn trắng (lys) là sự tinh khiết, hoa trinh nữ (mimosa) là sự nhạy cảm, hoa thủy tiên bấc (jonquille) là sự thèm muốn, hoa mẫu đơn (pivoine) là sự chân thật…. kỷ niệm lễ cưới 8 năm là hoa mỹ nhân (coquelicot), 13 năm là hoa huệ chuông, 17 năm là hoa hồng, 46 năm là hoa oải hương (lavande)… Đây chỉ là một thí dụ, nhiều tác giả gán cho hoa những tiếng nói khác nhau. Riêng có hoa hồng (rose), loài hoa được yêu thích nhất trên trái đất, là tiếng nói của trái tim, của tình yêu, thì ai cũng công nhận. Bên cạnh hoa hồng, ở châu Á, cũng vì khí hậu vừa nóng vừa ẩm đặc biệt mà còn có hoa lan, một loài hoa được xem là vương giả, quý phái, đứng hàng thứ hai sau hoa hồng.

Việt Nam có hoa sen, hoa súng là loài hoa được gắn liền với tính chất tôn giáo, nhất là Phật giáo, được xem là biểu tượng của một sự tinh khiết cao quý “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn“, và cũng vì Đức Phật bước đi trên bảy đài hoa sen nở dưới chân.  Các tượng Phật, tượng Phật bà Quan Âm thường được đặt trên một đài sen. Gần đây, khi vào thăm Đại chủng viện thánh Giu Se tại thành phố tôi ngạc nhiên thấy cũng có trồng hoa súng tím, thường chỉ thấy ở các chùa. Hoa sen cũng mang nhiều ích lợi kinh tế như hoa hồng, từ lá sen gói xôi, gói cơm, cọng sen, hạt sen, tim sen, hoa sen đều là những thực phẩm bổ ích, hương thơm của hoa sen cũng được kỹ nghệ nước hoa thế giới sử dụng. Một hồ sen trong những lăng tẩm, cung điện như ở Huế, đình chùa, đền thờ trong Nam ngoài Bắc vừa là một nét trang điểm quý phái vừa nhấn thêm nét trân trọng tôn thờ với người quá cố. Một đầm sen thiên nhiên nơi bờ ruộng, ven đê làm tăng nét đẹp thôn dã lên vượt bực. Có người tin rằng, mua bó hoa sen về đặt trên trang thờ, nếu hoa nở là điềm tốt, nếu hoa không nở, úa tàn ngay khi còn búp là điềm xấu. Hoa sen cũng là một hình tượng mỹ thuật rất độc đáo, đa dạng, được nhiều nghệ nhân sử dụng cho nhiều vật thể, loại hình từ ngàn xưa đến nay. Tôi có vẽ một bức tranh một bó sen hồng nằm ngang trên nền nhà thờ Chartres, là một mê đạo (labyrinthe) xây bằng đá trắng và đá đen mà người hành hương phải quỳ gối đi trên ấy để tìm đường ra, để nói lên rằng, những điều tốt lành đều là những điều chung cho cả nhân loại. Những lần về thăm nhà tôi đều chụp hình hoa để sưu tầm các loài hoa ở Việt Nam, hoa trang, hoa bông giấy, hoa dâm bụt, hoa mười giờ, hoa điệp, hoa phượng, hoa đại, hoa ngọc lan, hoa bò cạp vàng, hoa bằng lăng tím, hoa ban, hoa hoàng hậu…bao nhiêu là loài hoa đẹp khác biệt với châu Âu. Gần đây, tôi về chùa thăm mộ má tôi, đúng mùa cây tha la nở hoa, đó là lần đầu tiên trong đời tôi được xem hoa tha la nở rộ đỏ thẫm (còn có tên là sa la, ngọc kỳ lân, đầu lân), tương truyền Đức Phật được sinh ra và nhập diệt dưới gốc cây tha la.

Hoa hồng được sử dụng trong công nghiệp để làm những thành phẩm mang nhiều lợi ích kinh tế như kẹo hoa hồng, bánh hoa hồng, tinh dầu hoa hồng, nước hoa hoa hồng, mứt quả hồng, dầu tắm hoa hồng, mỹ phẩm trang điểm…các vật dụng trang trí nội thất, đám cưới, đám tang không thể thiếu hoa hồng, hoa hồng trắng trở thành biểu tượng của mồ côi, hoa hồng đỏ là con còn cha còn mẹ (theo Nhất Hạnh). Nước hoa hoa hồng có một mùi thơm rất ấm, nồng nàn, sang trọng nhưng gần gũi, gợi cảm, có thể dùng lâu dài mà không bị chán, hay gây khó chịu cho người khác. *)

Trong các nhà thờ, các thánh đường, các tu viện tại Pháp, nhìn lên những khung kính rất nguy nga lộng lẫy là hình tượng của những hoa hồng, mà hình tượng cổ nhất có lẽ là hoa hồng năm cánh tròn đều nhau mầu đỏ thẫm như mầu máu. Các khung kính “rosette” của những nơi nổi tiếng thế giới như thánh đường Notre Dame Paris, các thánh đường Reims, Chartres, Amiens… là những công trình nghệ thuật siêu đẳng. Trong vườn các lâu đài, tu viện, nhà thờ…cũng không thể thiếu một vườn hoa hồng.

Có những loại hồng chỉ đẹp, có sắc nhưng vô hương, và có những loại hồng vừa đẹp vừa thơm, những mùi hương rất quyến rũ rất nồng nàn rất gợi cảm. Người yêu hoa hồng thích cầu kỳ tìm mua giống hoa hồng cổ, có nhiều cánh hoa búp búp thành hình tròn, rất thơm. Ở nhà quê, hoa hồng được xếp vào hàng hoa quý phái, người yêu hoa thì trồng ít nhất là một gốc hồng, hoặc loại hồng đứng, hay là hồng leo.

Trồng hồng thì phải kiên nhẫn, hai năm đầu gốc hồng lớn chậm, cho ít hoa…muốn có một gốc hồng khỏe, cho nhiều hoa thì phải chờ 4, 5 năm, tôi nhìn cây hồng, bụi hồng là biết tuổi của nó. Mua gốc hồng, cũng có những bất ngờ (surprise), thí dụ như năm đầu nở hoa hồng đỏ, mấy năm sau đột nhiên các cành khô héo chết dần, từ dưới chân mọc lên những cành mới và nở ra hoa hồng tầm xuân mầu trắng. Đó là vì nhà vườn đã ghép cành hồng đỏ lên gốc của cây tầm xuân, cái gốc vẫn mạnh hơn, và khi đã bén rễ thì gốc nở hoa…theo gốc.

Hoa hồng cần nắng và nước cùng một nhiệt độ hơi ấm, trên 15°C. Ở những nơi khoáng đãng khí hậu thấp, như ở vùng quê so với các thành phố quá ấm, thì hoa hồng thiên nhiên nở từ giữa tháng 5 và trong suốt tháng sáu, đó là thời gian trung bình. Năm ngoái mùa thu ấm thì hoa hồng còn nở qua đến tháng chín. Năm nay mùa xuân lạnh, mưa nhiều, nên mãi cuối tháng năm có vài ngày nắng ấm khô ráo trên 20° thì các bụi hồng mới bắt đầu nở hoa.

Mưa nhiều quá thì úng gốc ủ hoa, nắng to quá nóng lâu quá thì ít hoa, gió nhiều quá thì hoa bị lạnh không kết nụ đơm bông, năm này qua năm khác, có khi nở nhiều, có khi cho hoa ít, hay có khi chết hẳn. Bụi hồng có loài chỉ cao chừng 80 cm, 1 mét, nhưng có loài cao hơn 2 mét, tùy theo chỗ trồng, chỗ đứng và tính chất của đất nơi đó. Hoa hồng thích đứng dựa tường để có hơi ấm của nhà và ít gió, thích gần người. Tôi có hai bụi hồng, một bụi đỏ thẫm rất đẹp, một bụi hồng vàng rất thơm, nhưng trồng xa nhà, nên cả hai bụi đều lớn chậm. Hoa hồng không thích đất sét quá mịn, quá mầu mỡ, lớn chậm, trong khi trong đất đá vôi, khô hơn thì bén rễ nhanh, lớn nhanh. Tôi trồng 25 gốc hồng trong vườn, nhưng có chỗ đất không thích hợp mà cây không lớn, èo uột, hay chết ngủm, chỉ còn lại 20 gốc, trong đó có một gốc hồng tường vi và một gốc hồng tầm xuân. Cũng có khi cây bị sét đánh khi mưa bão, bị lạnh giá đột ngột khi đang trổ mầm thì cây cũng bị tử thương.

Cách đây nhiều năm tôi chọn đề tài hoa hồng cho một vài biểu tượng và vẽ năm tấm tranh sơn dầu, khổ to 1,40 x 1,20 mét, với năm mầu hoa hồng đỏ, trắng, xanh, vàng và hồng. Vẽ một bức là mất mấy tháng trời liên tiếp. Bức hoa hồng hồng là biểu tượng của một tình yêu bị phản bội, bị lừa gạt, hoa hồng trắng là biểu tượng của sự tự do, sự tinh khiết, hoa hồng xanh là biểu tượng của sự hy vọng của tuổi trẻ, bồng bột, ngây thơ, hoa hồng đỏ là tình yêu cùng tình bạn lâu dài bền vững, và hoa hồng vàng là một lời cầu nguyện. Vào tháng 8.2012 cả năm bức tranh hoa hồng trên sẽ được triển lãm tại Villers-Cotterêts, gần Paris, thành phố của vua François I, người đã ban sắc luật sử dụng và cải tạo tiếng Pháp, và của văn hào Alexandre Dumas. MTT

* Xem bài viết về Nước hoa của MTT –  http://mttuyet.wordpress.com/

Chấm điểm khả tín là gì ?

4 juin 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Chấm điểm khả tín là gì?

Đã đăng trong tạp chí Hồn Việt ngày 13-03-2012

Mathilde Tuyết Trần (Pháp)

Bình thường dân chúng Pháp không hề biết “rating agency” là cái gì. Cuộc khủng hoảng nợ quốc gia tại Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha… và mới đây nhất, chỉ một tháng sau khi bị đe dọa rằng nước Pháp sẽ mất điểm “AAA”, Thủ tướng Pháp François Fillon đã vội vàng công bố một chương trình “thắt lưng buộc bụng” đè nặng lên dân chúng, để giữ điểm, tiếp tục gây xôn xao dư luận.

 

Vào đầu tháng 11/2011 công ty Standard & Poor’s (viết tắt: S&P) đe dọa nước Pháp sẽ bị giảm điểm khả tín, nhưng chỉ hai tiếng đồng hồ sau đó công ty này xin rút lại thông tin và xin lỗi vì “nhầm lẫn”, trong khi thị trường chứng khoán đã làm tụt điểm mua bán cho các chứng khoán của Pháp(1).

Nhiều tiếng kêu phải giảm bớt sự can thiệp vào nội bộ các quốc gia độc lập bởi các công ty chấm điểm khả tín nổi lên. Thậm chí, một chuyên gia tài chính của Đức, ông Ottmar Schneck, đòi hỏi phải chấm dứt sự chấm điểm của các công ty tư này đối với các quốc gia: “Sự chấm điểm các quốc gia, khi động đến vận mạng của các quốc gia đó, không thể giao phó cho một sự tình cờ của thị trường… Việc đánh bạc bởi các công ty chấm điểm tư phải được thay thế bởi một cơ quan công quyền quốc tế”.

Nhưng, ngày 13/1/2012 vừa qua, công ty Standard & Poor’s tuyên bố hạ điểm khả tín của nước Pháp từ AAA (khả tín hạng nhất) xuống chỉ còn “AA+ với khuynh hướng xấu”(2), đồng thời 8 quốc gia châu Âu khác cũng bị hạ điểm, khiến cho nhiều nhân vật quan trọng tại châu Âu phải lên tiếng đính chính, chống đối. Những người Pháp đòi hỏi nước Pháp phải có những biện pháp tích cực hơn, mạnh dạn hơn để chống lại ảnh hưởng của các “rating agency” của nước Mỹ.

Standard & Poor’s- cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín
nhất thế giới

Nhiều sự kiện gây chao đảo chính trị và kinh tế có tầm mức ảnh hưởng thế giới xảy ra được loan tin hàng ngày trên mọi phương tiện truyền thông khiến cho người dân thường cũng phải đặt câu hỏi, rating agency là gì, là ai mà có một quyền lực vô biên và tối thượng như thế, một sức mạnh vượt mọi biên giới lãnh thổ và hơn tất cả các lực lượng quân đội trên thế giới, một sức mạnh chỉ qua một lời tuyên bố, một lời đe dọa mà có thể làm thay đổi một chính phủ (Hy Lạp, Ý), làm lung lay một nền kinh tế (Pháp, Đức), nhất là sự đe dọa kinh khủng ấy xuất phát từ phía bên kia bờ Đại Tây Dương.

Thế mạnh của các công ty chấm điểm

Trong thời đại của chúng ta, tiền là trên hết. Chưa có bao giờ mà đồng tiền lộ rõ sức mạnh như ngày hôm nay. Ai cũng phải cần có tiền để sống, khổ hay sướng đều tùy thuộc vào tiền. Có lẽ, ước mơ vật chất lớn nhất của người lao động hiện tại là có cái xe đi làm, có căn nhà để ở. Tình trạng ở thuê tại châu Âu là phổ biến nên ước mơ mua xe, mua nhà, vì thiếu vốn để dành, nên chỉ được thực hiện khi vay được nợ.

Ngân hàng lập hồ sơ đầy đủ, căn cước cá nhân, số tiền đã tiết kiệm, giấy chứng nhận lương bổng, giấy chứng nhận tài sản đã có, dự án vay nợ, xây nhà ở đâu, giá thành bao nhiêu, khả năng trả nợ mỗi tháng… và sau khi đã kiểm tra cá nhân về tiền án, danh sách sổ đen của hệ thống ngân hàng và bảo hiểm, phong cách chi tiêu hàng tháng, đã mắc nợ nhiều lần hay chưa và đã trả đều đặn hết nợ hay chưa… rồi họ mới “cho điểm” người xin vay nợ và chấp nhận cho mắc nợ.

Tương tự như thế, rating agency là những công ty tư nhân được thành lập để “cho điểm” các công ty và các quốc gia muốn “vay nợ” trên thị trường tài chính thế giới.

Sự hình thành các rating agency xuất phát do yêu cầu của những ngân hàng, công ty bảo hiểm và người (hay cơ quan) đầu tư để nghiên cứu và thẩm định mức độ “khả tín” của người (hay cơ quan) vay nợ, nói trắng ra là tiên đoán con nợ có trả được nợ hay không.

Lịch sử hình thành các rating agency xuất phát từ Mỹ vào thế kỷ 19. Năm 1868, Henry Varnum Poor bắt đầu đưa ra ý tưởng khảo nghiệm sự “khả tín” để bảo đảm sự “an toàn” của thị trường tài chính trong cuốn sách Manual of the Railroads of the United States cố vấn cho việc đầu tư vào việc phát triển công ty đường sắt Mỹ. Đến năm 1909, John Moody, người sáng lập công ty Moody’s, hệ thống hóa công việc “chấm điểm” các công ty phát hành trái phiếu để gọi vốn thị trường trong bối cảnh phát triển hệ thống đường sắt.

Đến năm 1975 khi cơ quan thanh tra thị trường chứng khoán Mỹ (U.S. Comptroller of the currency) ấn định rằng các công ty chỉ được tham dự vào thị trường chứng khoán sau khi có sự thẩm định khả tín của ít nhất hai trong ba rating agency được công nhận là Standard & Poor’s (liên hợp với công ty Standard Statistics Company năm 1941), Moody’s (thành lập năm 1909) và Fitch Ratings (thành lập năm 1924 bởi John Fitch, Fitch Publishing Company) thì sự kiện này đã làm cho ba công ty rating agency có một quyền lực không ai có thể vượt qua nổi, và cho đến giờ một lời phát biểu của họ có thể làm rung chuyển thị trường tài chính thế giới, lật đổ một chính phủ, chấm dứt con đường chính trị của một nhân vật, làm chao đảo luật lệ… như trường hợp Hy Lạp, Ý, Pháp… như thể các quyền tự trị, độc lập, dân chủ, tự do của các nước không còn ý nghĩa gì cả, như thể các công ty tư rating agency làm chủ một cuộc chiến rất lợi hại mà không cần đến vũ khí.

Tại châu Âu, nhiều dự án thành lập các cơ quan “chấm điểm” theo mô hình rating agency đã được tiến hành, thăm dò nhưng không có kết quả cụ thể, vì công việc “chấm điểm” con nợ được thực hiện bởi một bộ phận đặc biệt nằm trong cơ cấu tổ chức của chính các ngân hàng riêng rẽ.

Bộ phận này gồm có những chuyên gia về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế chính trị và tài chính ngân hàng. Tuy thế, nếu các chuyên gia ngân hàng “chấm điểm” quá chặt chẽ, khe khắt trong tư thế “thủ” vì sợ lỗ lã mất mát, thì cũng gây ra thiệt hại, vì đồng tiền nằm im, không xoay là đồng tiền chết.

Cũng thể theo yêu cầu của thị trường, các nhà đầu tư, các hãng bảo hiểm, các ngân hàng trên thế giới dần dần đi theo thể thức là phải có thẩm định ngoại, gọi là một thẩm định khách quan hơn, so với sự thẩm định của chính công ty mình.
Trên bình diện kinh tế công ty, bộ phận chủ công ty có trách nhiệm với nhiều phía: phía cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm phụ tùng, sản phẩm giao công, phía thị trường tiêu thụ, khách hàng của mình, phía công nhân viên, phía chủ nợ, thành phần đầu tư, rồi đến cơ quan công quyền, chính phủ và các liên hệ khác.

Khi một công ty phá sản, tùy theo cỡ lớn cỡ nhỏ, các hậu quả gây ra rất lớn. Đó là lý do hàng đầu, nhưng cũng có một lý do không kém phần quan trọng khiến cho người đầu tư, cho vay tiền phải rất cẩn thận đó là sự lừa đảo, lường gạt của những thành phần gian manh xảo quyệt.

Đứng về phía người đầu tư, ngân hàng… thì những trường hợp phá sản của con nợ sẽ gây mất vốn, mất lời, và nếu số nợ bị thất thoát quá to lớn thì có thể gây nguy hiểm tới sinh mạng của chính mình. Vì thế, họ cần một sự thẩm định khả tín chi tiết về con nợ, để theo đó mà quyết định, có đầu tư hay không, có cho vay nợ hay không, với những điều kiện nào, ấn định mức lời, mức phạt, và luôn cả mức độ nguy hiểm, rủi ro sẽ bị mất nợ.

Các rating agency dựa vào đâu để chấm điểm?

Các chuyên gia thẩm định khả tín dựa trên những tài liệu, thông tin thu thập hàng ngày để tổng hợp, phân tích, đúc kết và công bố kết quả điểm. Các thông tin căn bản là các báo cáo tổng kết cuối năm, tổng kết chi/thu, tổng kết lời/lỗ tình trạng các trương mục ngân hàng, giá trị trên sàn chứng khoán, mức độ vốn gốc, mức độ khả tín đang có, các dự định/phương án sản xuất, mức độ phát triển trong lĩnh vực ngành nghề, tương lai phát triển của ngành nghề, tổng số nợ, tỷ lệ nợ, mức độ bảo đảm vỡ nợ, vị trí trên thị trường, khả năng quản lý, khả năng kế toán, tình trạng pháp lý của công ty, hay tỷ lệ thất nghiệp, chi thu của công quỹ, nguồn lợi thâu thuế, cán cân xuất nhập, mức độ và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, mức độ lạm phát, mức độ nợ quốc gia…, nói chung là tất cả những dữ liệu kinh tế. Họ làm việc theo phương pháp khoa học, sử dụng các phương pháp toán thống kê, xác suất kinh tế làm công cụ tiên đoán, chấm điểm.

Sơ đồ đánh giá mức độ khả tín từ AAA đến D

Các công ty chấm điểm đều là những công ty hoạt động theo lợi nhuận, nên họ hành động khi có yêu cầu, tức là có hợp đồng, hoặc từ phía cho mượn tiền, hoặc từ phía phải mượn tiền. Thông thường, có hai chuyên viên chấm điểm, một già một trẻ, và hai bản báo cáo này sẽ được thông qua bởi một hội đồng chấm điểm trước khi công bố kết quả cho phía có “yêu cầu” được biết, và sau khi được sự ưng thuận của phía yêu cầu, thì kết quả chấm điểm được công bố.

Công ty Standard & Poor’s, thuộc nhóm The McGraw-Hill Companies (New York, Mỹ) có 21.000 nhân viên trên thế giới, có kết quả trong năm 2010 là 2,9 tỉ USD (tương đương 2 tỉ euro). Công ty Moody có 4.500 nhân viên, Moodys Corporation và Berkshire Hathaway Inc. (của Warren Buffett) có kết quả trong năm 2010 là 2 tỉ USD (tương đương 1,4 tỉ euro)(3). Công ty Fitch Ratings, thuộc nhóm Fimalac S.A, công bố kết quả năm 2009-2010 lên đến 657,2 triệu USD (tăng 7,8% so với năm 2008-2009)(4).

Thế yếu của các quốc gia bị chấm điểm

Trong năm nay, ông Horst Seehofer, đương kim Chủ tịch đảng CSU tại Đức, có một câu phát biểu đặc biệt đáng chú ý: “Markt pur ist Wirtschaft pervers. Markt pur ist der pure Wahnsinn” (Thị trường thuần túy là kinh tế đồi trụy. Thị trường thuần túy là sự điên loạn thuần túy) nói lên một sự lo lắng to lớn về tình hình phát triển và kết quả hiện tại của cái gọi là kinh tế thị trường theo chủ thuyết “Tân tự do” (Néolibérale). Sự can thiệp, điều chỉnh của chính quyền vào nền kinh tế của chính quốc gia mình bị hạn chế nhiều từ thập niên 80, từ hơn 30 năm nay, khi các chính quyền châu Âu bắt đầu thực hiện chính sách “tư hữu hóa” để tự giảm bớt quyền lực điều chỉnh của chính mình, nhường chỗ cho “thị trường” điều khiển nền kinh tế quốc dân.

Một thí dụ, trước khi đi vào chương trình thực hiện tư hữu hóa, một cơ quan chính quyền Đức của một thành phố lớn khoảng 1 triệu dân cư có gần 30 ngàn nhân viên phục vụ gồm có ba thành phần công chức, nhân viên và thợ thuyền. Công chức là thành phần nòng cốt, gồm những người được gọi là “công bộc” của dân, được đào tạo ngay tại chỗ bởi hệ thống đào tạo riêng của cơ quan chính quyền, họ leo nấc thang danh vọng từ bậc thấp nhất, từ dưới lên trên và được hưởng nhiều ưu đãi về mức lương, mức thuế, bảo hiểm bệnh tật, lương hưu trí…, nhất là khi được vào quy chế “công chức vĩnh viễn” thì họ không cần phải lo lắng gì cho đời sống bản thân nữa.

Tuy thế, để hỗ trợ chất xám cho công việc của tầng lớp công chức cao cấp và thượng tầng quyết định của thị trưởng, một số trí thức đại học nhiều ngành nghề được thu nhận vào cơ quan chính quyền. Tầng lớp này quản lý công chức, nhân viên và thợ thuyền cấp dưới. Sau khi thực hiện chính sách tư hữu hóa, bởi các biện pháp như sa thải, không thay thế người hưu trí, hủy bỏ dịch vụ và giao cho tư nhân khai thác… thì cơ quan chính quyền ấy chỉ còn lại có 1/3 số lượng nhân viên trước đó.

Thí dụ như công việc hốt rác trước đây do một bộ phận trong cơ quan chính quyền đảm nhiệm, dân chúng trả tiền hốt rác vào công quỹ, thì nay chính quyền hủy bỏ dịch vụ đó và giao cho tư nhân khai thác. Sự kiện này kéo theo hai việc tiêu cực trên thực tế, hoàn toàn đi ngược lại sự hứa hẹn trên bình diện chính trị của nhà cầm quyền: giá hốt rác, trả cho công ty tư nhân, tăng lên hàng năm, khả năng hối lộ tham nhũng cũng lớn theo, và, con số người mất việc, thất nghiệp trên cả hai thị trường nhân lực công và tư cũng tăng theo. Các công ty tư áp dụng chính sách “L’intensification du travail” (tăng cường độ, mức độ lao động) để giảm bớt số lượng nhân viên, một người được thu nhận phải làm việc nhiều hơn trước.

Sự kiện thất nghiệp gia tăng vừa làm tăng yêu cầu trợ cấp xã hội vừa làm giảm sức tiêu thụ của dân chúng, nhất là của thành phần bị thất nghiệp và người hưu trí, nhưng các chính phủ như Pháp, Đức lúng túng giữa hai giải pháp, hoặc thu thêm thuế (nhà giàu bất mãn), hoặc giảm chi tiêu công quỹ (nhà nghèo bất mãn), nên không đạt được một kết quả cụ thể rõ ràng, có lợi cho nền kinh tế quốc dân.

Một khi các quốc gia bị hạ điểm khả tín, thì khi vay tiền, các quốc gia này phải trả một tỷ lệ tiền lời cao hơn, cộng thêm một phí tổn “rủi ro” (nếu không trả được nợ) cao hơn, đồng thời các chứng khoán quốc gia cũng bị hạ điểm, không “bán” được, kéo theo sự giảm điểm của các công ty tư nội địa, làm cho nền kinh tế quốc dân thêm suy yếu(5).

Hơn 10.000 người biểu tình tại Berlin và Frankfurt vào ngày 12/11/2011 đòi phải triệt hạ các thế lực ngân hàng và tài chính, thực hiện tái phân phối sự giàu có chung của cả xã hội tạo nên(6). Đến khi nào thì quyền lực vô biên giới của ba công ty chấm điểm khả tín Standard & Poor’s, Moody và Fitch Ratings có khả năng xâm phạm đến chủ quyền, độc lập và nền kinh tế quốc dân của các quốc gia trên thế giới bị chấm điểm, sẽ bị giảm bớt ảnh hưởng?


(1) Thông tin của tạp chí Der Spiegel ngày 11/11/2011
(2) Thông tin của tạp chí Der Spiegel ngày 13/1/2012
(3) Trang trên mạng của đảng PS, Pháp  tại Berlin – http://berlin.ffe-ps.org/agences-de-notations-au-pilori/
(4) Thông tin của fitchratings.com
(5)
Cũng ngày 13/1/2012, ba ngân hàng Việt Nam BIDV (Bank for Investment and Development of Viet Nam), Vietcombank (Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam) và Techcombank (Viet Nam Technical and Commercial JS Bank) bị giảm điểm từ BB- xuống còn B+ (hạng chót của thang điểm B, có nghĩa là mức độ rủi ro sẽ bị mất nợ cao).
(6) Thông tin của tạp chí Der Spiegel ngày 12/11/2011

Exposition de peinture de Mathilde Tuyet Tran à Villers-Cotterêts en Août 2012

4 juin 2012
Mathilde Tuyet Tran
Tranh sơn dầu - Peinture à l'huile sur toile

Exposition de peinture de Mathilde Tuyet Tran en Août 2012 à

Office de tourisme intercommunal de Villers-Cotterêts / Forêt de Retz
6, place Aristide Briand
02600 Villers-Cotterêts
Tel : 33 (0)3 23 96 55 10
Fax : 33 (0)3 23 96 49 13

Cinq toiles à l’huile sur toile, 1.40 x 1.20 m.

La Rose rose, l'huile sur toile 1.20x1.40m, MathildeTuyetTranFrance

Semaines du samedi 18 août

au vendredi 7 septembre

Tuyet Tran Mathilde

Exposition de peintures (avec un paravent peint)

État d’âme de la rose
Cinq toiles, cinq roses qui expriment les visions différentes :
La rose bleue, celle de l’espoir d’une jeunesse des années 60-70, la “power-flower” du mouvement des hippies.
La rose rose, celle d’un amour brisé sur la route, « l’ennemi est dans ton lit ».
La rose blanche, celle de la liberté pour ceux qui ont perdu leur liberté.
La rose jaune, celle d’une prière à la fin d’une vie.
La rose rouge, celle de la complicité, l’amitié de deux personnes qui sont proches.

Une pierre de banque – Mathilde Tuyet Tran

28 mai 2012
Mathilde Tuyet Tran
Textes en Français, Thơ - Poèmes

Une pierre de banque – Mathilde Tuyet Tran, France 2005

Bữa ăn sáng – Déjeuner du matin, Jacques Prévert

28 mai 2012
Mathilde Tuyet Tran
Textes en Français, Thơ - Poèmes

Déjeuner du matin – Jacques Prévert, bản dịch của Mathilde Tuyết Trần

(double click sur la photo pour agrandir – bấm chuột hai lần vào hình)

Was ist Tết-Fest? Tết là gì ?

27 mai 2012
Mathilde Tuyet Tran
in Deutscher Sprache, Văn - Littérature
Hoa mai - Mai Blume, Symbol von Tet im Suden

Hoa mai – Mai Blume, Symbol von Tết im Suden
Photo: TNG 2013

Was ist Tết-Fest? Tết là gì ?

©Mathilde Tuyet Tran, France 2010

Hier in Europa feiert man den letzten Tag des Jahres, geleitet in den ersten neuen Tag: Sylvester. Man wünscht sich ein frohes neues Jahr mit allen üblichen Prädikaten. Jedoch, es existiert in Asien, neben dem Gregorianischen Kalender von Europa, der Mond-Kalender nach buddhistischem Glauben. Tết-Fest ist vergleichbar mit Sylvester, aber nicht gleich.

Tết-Fest ist eine tausendjährige Tradition und wird sehr aufwendig gefeiert, zu Recht aus mehreren Gründen.

Tết-Fest findet kurz nach dem Beginn des Frühlings in Asien statt. Die Regenzeit mit ihren zahlreichen Naturkatastrophe ist nun vorbei. Die Menschen freuen sich mit der Ankündigung des Frühlings auf die Trockenzeit. Der Tag wird länger, heller und wärmer. Alle Bäume, Strauche und Büsche blühen prächtig, man fühlt sich einfach wohl unter dem Himmel meist sonnig und wolkenlos.

Tết-Fest ist eine Ruhezeit, Urlaubzeit für arbeitende Menschen, die nicht die europäische Sozialerrungenschaft kennen (Bezahlte Regel-Urlaubzeit). Vor dem Tết-Fest erreichen alle Aktivitäten das höchste Tempo, man beeilt sich, vieles zu erledigen. Dagegen nimmt man keinen weiteren Auftrag an, legt die Arbeit nieder für (fast) einen Monat. Stimmt das so?! Eben nicht! Es gibt sehr fleißige Menschen, die nach einem Tag bereits die Arbeit wieder aufnehmen und weiter schuften. Trotzt alledem, innerhalb des Tết-Fest, alles wird langsamer. Busse, Züge…sind propevoll. Keine Tickets mehr, die Fahrer der kleinen Verkehrsmittel wie Taxen, Kleinwagen verlangen mehr Geld für den Transport. Jeder muss vor dem „Giao Thừa“ nach Hause fahren. Zu Hause angekommen sein, rechtzeitig zum Moment des Jahreswechsels.

Saigon (Ho Chi Minh-City) feiert die erste Stunde des Jahr der Schlange 2013 (Photo: Tuoitre-Online)

Saigon (Ho Chi Minh-City) feiert die erste Stunde des Neuen Jahres, Jahr der Schlange 2013
(Photo: Tuoitre-Online)

Tết-Fest ist eine Zeit der Familie und der Freundschaft. In Viet Nam, wird der Geburtstag normalerweise nicht gefeiert (für Kinder, feiert man nach europäischer Art deren Geburtstag, um Ihnen einen Gefallen zu tun), nur der Todestag wird mit einer Gedenkfeier geehrt. Die Kinder haben die Pflicht, die Eltern zum Tết-Fest zu beglückwünschen und sie bekommen für ihre Höflichkeit und Dankbarkeit etwas Geld als Geschenk, welches Ihnen Glück während des ganzen Jahres bringen soll. Die Eltern sprechen auch ihre Erwartungen an den Kindern aus: fleißig in der Schule sein, höflich sein, hilfsbereit sein und dankbar sein dafür, dass man sich um sie kümmert und großzieht. Selbst Eltern haben vor ihren verstorbenen Ahnen die Pflicht, Liebe und Dankbarkeit auszudrücken: Ahnenaltar wird blitzblank geputzt, dekoriert mit frischen Blumen, neue roten Kerzen und Räucherstäbchen.

Die Vorbereitung für das Tết-Fest fängt spätestens einen Monat vorher an. Man beginnt mit einer generellen Putzaktion, alles wird aufgeräumt und sauber geputzt. Meine Mutter achtete immer darauf, dass die zahlreichen Spinnennetze an den Decken und Ecken weggeputzt wurden. Wenn sie etwas Geld auf Seite hatte ordnete sie an, das Haus neu anzustreichen, meistens alle zwei Jahre. Oh je ! Die Bediensteten mussten alle schweren Möbel, Schränke, Betten, Tische…in die Mitte der Räume rücken. Dann kammen die Bauarbeiter ins Haus, putzten, streichten frische Farbe auf die Wände. Meisten in pastel blau oder pastel grün. Der Farbegeruch ist das erste wahrnehmbare Zeichen vom Tết-Fest.

Hoa đào - Prunus Blume, Symbol des Tết-Fest im Norden(Ảnh TNG 2013)

Hoa đào – Prunus Blume, Symbol des Tết-Fest im Norden (Ảnh TNG 2013)

Meine Mutter fing auch an Geschenke zu bestellen und einen Speiseplan für des Tết-Fest aufzustellen. Meistens schenkte sie jeder Person/Familie zwei Reiskuchen, eine Packung kandierte Lotuskerne und eine Packung frischen Tee.

Der Reiskuchen muss mindestens zwei, drei Wochen davor bestellt werden. Ein Kuchen ist so groß wie ein Teller und wiegt bestimmt fast zwei Kilo. Gemacht seit eh und je aus einer Füllung aus Sojabohnen und frischem Bauchspeck, drumherum eine dicke Schichte vom Klebreis, alles in der Form eines Vierecks mit „lá dong“ (eine Sorte von großen, grünen Blättern) verpackt.
Man kocht eine Menge von Reiskuchen in dem riesen Töpfen während der ganzen Nacht. Die Feuerwache neben den dampfenden Kochtöpfen ist für viele ein Vergnügen, wird oft als beliebtes Thema in der Literatur behandelt und durch vielen Gedichte und Kurzgeschichten beschrieben.
Nach dem Kochen, muss man die Reiskuchen unter einem schweren Gewicht abtropfen lassen. Ein leckerer Reiskuchen muss innen weich gekocht sein, aber fest zum anschneiden und grün gefärbt sein (die natürliche Farbe der Blätter färben auf den Klebreis ab). Normalerweise wird man schon satt mit einer Ecke von dem einzigartigem Reiskuchen. Reiskuchen ist viereckig und als Symbol der Erde verstanden. Ein anderer Kuchen, gemacht aus Klebreismehl, viel weicher, feiner aber auch cauchoutartiger, geformt als rundes Stück, ist das Symbol des Himmels.

Wir, als Kinder oder Heranwachsende, haben andere Sorgen: wie kleidet man sich zum Tết-Fest? Traditionell oder à la mode ? Die Auswahl ist groß, von Kleidern von der Stange in den Boutiquen und auf den vielen Märkten bis hin zum gekauften Stoff um sich vom Couturier Massgeschneidertes anfertigen zu lassen. Ich verwöhntes Mädchen, ging ohne Geld in die Stoffboutique, lies mir ein, zwei, drei, sogar vier Coupons schneiden und verabschiedete mich mit „Meine Mama bezahlt alles!“.
Bei meinem beliebten Couturier ist es auch das Gleiche, ich suche mir die Modele aus und es wird genäht. Bezahlen muss meine Mama später. Die Leute kennen mich und sind alle freundlich zu mir. Was für ein Glück!

Am 15. Dezember nach dem Mondkalender, wird die erste Zeremonie gemacht. Am frühen Morgen geht die Köchin zum Markt, kauft alles Nötige ein und bereitet alles vor: ein ganzes gekochte Huhn, gedämpfter Klebreis mit Sojabohnen, gekochter Reis, karamellisierter Schweineschinken, Früchte, Blumen usw.… alles auf einer riesen runden Platte.
Meine Mutter lässt die Platte auf dem Bürgersteig vor dem Haus anrichten, sie zündete Kerzen und Räucherstäbchen an und betet. Das ist die Zeremonie um unsere Ahnen ins Haus zum Tết-Fest einzuladen.

Am 23. Dezember nach dem Mondkalender ist wieder mal eine große Zeremonie. Diesmal um die drei Küchengötte zum Himmel zu schicken. Sie werden dem Himmel alle Gute und Böse der Familie berichten und ihn um Segen für das nächste Jahr bitten. Viele Leute bewahren wahrhaftig die uralte Tradition: sie kaufen rote Karpfen (nach der alten Überlieferung bringen die Karpfen die Küchengötte zum Himmel) und lassen sie dann in Flüssen und Seen frei. Traditionell gemäß wird nicht mehr in den Familien gekocht. Man nimmt kalte Speise, was die Köchin wochenlang im Voraus gekocht hatte. Erst drei, vier Tage nach dem Neujahrestag wird wieder Feuer gemacht. Auch die drei Küchengötte haben einen Kurzurlaub verdient!

Ein Monat vor Jahresende sind die großen Städte und das ganze Land schon im Tết-Fest Fieber. Alle sind froh, weil jeder kauft und verkauft, jeder hofft daran, etwas mehr Geld für die eigene Familie durch die heftig gestiegene Kaufkraft während des ganzen Monates vor dem Tết-Fest zu verdienen. Die Märkten sind überquellt von Waren und Waren, überall Berge von Blumen und frischen Früchten. Nichts geht mehr auf den übervollen Straßen, die Luftverschmutzung ist sehr hoch, man wird krank von den Abgasen.

Der 30. Dezember nach dem Mondkalender ist ein sehr besonderer Tag und eine sehr besondere Nacht. An diesem Tage versucht jeder Vietnamesen mit all seinen Kräften und mit jeglichen Transportmitteln nach Hause zu eilen. Zu Mittag sind die Strassen schon fast wie leergefegt. Alle sind zu Hause und bereitet sich für das Tết-Fest vor: sich waschen und schön anziehen, nach seinen Möglichkeiten. Jedes Haus duftet nach Blumen, Kerzen und Räucherstäbchen.

Mama hat wie immer mehrere Töpfe von Chrysanthème, Kumquat an beiden Seiten vom Hauseingang hingestellt. Auf einem großen gedeckten Tisch steht alles bereit zum Gastempfang: eine große Kristallvase mit einem Bouquet von feuerrotem Glaïeul, ein Teeservice aus feinstem Porzellan, eine Dose prallvoll gefüllt mit kandierten Früchten. Vor dem Tisch auf dem Boden, in einer großen Vase fast 1 Meter hoch, steht alle Jahre wieder ein großer Zweig der Mai-Blume. Selbst, der Zweig wird dekoriert mit vielen roten Tütchen oder Glücksbringer in Gold und Rot. Rot und Gelb sind zwei beliebte Farben von Vietnam, wie die Farben der vietnamesischen Flagge eben.

Mai-Blume, gelb wie die Sonne, ist das Symbol für das Tết-Fest im Süden. Im Norden ist es die Đào-Blume (Prunus). Man kauft Zweige mit möglichst mit vielen Knospen. Wenn sie alle blühen wird das Jahr ein Superjahr. Aber wenn die Knospen fallen, oh weh, ein Unheil hat sich angekündigt.
Ich wollte nicht daran glauben, bis einmal, alle Blümchen und Knospen über Nacht auf den Boden fielen. Ich stand vor den nackten Zweigen und dem Haufen von Blumen auf dem Boden und fragte mich, was soll das? Habe ich vergessen Wasser zu gießen? Am nächsten Tag sind wir beraubt worden. Das ganze Geld in der Hosentasche ist weg! Mein Fotoapparat mit hunderten Photos ist auch weg, geklaut!

Man kann sagen, purer Zufall, denn während die Leute unaufmerksam, fröhlich, glücklich sind, arbeiten mehrere Gruppen von professionellen Dieben. Tết-Fest ist in den großen Städten in Viet Nam die beste Saison für Pick-pocket, Diebe, Taschenräuber…Es lohnt sich nicht zur Polizei zu gehen, denn einem wird nicht geholfen. Stattdessen wird man ausgelacht. Sie lachen nur über „dumme“ Leute, die Geld in der Hosentasche bewahren.
Die Städte überbieten sich mit vielen kulturellen Veranstaltungen auf riesigen Bühnen, kostenlos, unter freiem Himmel auf Blumen-Märkten. Überall feiert man ausgiebig, essen, trinken, lachen, fotografieren…Gute Zeit für Diebe.

Dieses Tết-Fest in 2010 bringt uns zum Jahr des Tigers.
Das Wechsel folgt einem festgelegten Zyklus von 12 Jahren mit den Tierzeichen:

Ratte (Tý) – Büffel (Sửu) – Tiger (Dần) – Katze (Mẹo)  – Drache (Thìn) – Schlange (Tỵ) – Pferd (Ngọ) – Ziege (Mùi) – Affe (Thân) – Hahn (Dậu) – Hund (Tuất) – Schwein (Hợi).

Jedes Tierzeichen erscheint in einer Sternenkonstellation. Wir sind dann im Jahr des Tigers, aber: Canh Dần. Wer noch mehr wissen will, solle die asiatische Astrologie studieren! „Klar“ ist, wer im Jahr des Tigers geboren ist, wird in diesem Jahr „hart geprüft“, alle 12 Jahre also, deshalb besonders aufpassen (Unfälle, Misserfolg…so ist der Aberglaube)

Man glaubt auch, dass die Kombinationen (Tam Hạp) von den folgenden Tierzeichen „gut“ sind, d.h. die Menschen in diesem geborenem Tierzeichen vertragen sich:

Thân Tý Thìn (Affe, Ratte, Drachen)
Sửu Tỵ Dậu (Büffel, Schlange, Hahn)
Dần Ngọ Tuất (Tiger, Pferd, Hund)
Hợi Mẹo Mùi (Schwein, Katze, Ziege)

Dagegen, die Kombinationen aus den folgenden Tierzeichen (Tứ Hành Xung) gelten als „nicht gut“ (d.h. die Menschen geboren in diesen Tierzeichen vertragen sich nicht!):

Dần Thân Tỵ Hợi (Tiger, Affe, Schlange, Schwein)
Thìn Tuất Sửu Mùi (Drachen, Hund, Büffel, Ziege)
Tý Ngọ Mẹo Dậu (Ratte, Pferd, Katze, Hahn)

Diese Aberglaube hat schon viele Liebenden und viele Hochzeit zunichte gemacht. Die Liebenden trennen sich, weil sie glauben, sie passen nicht zueinander. Oder man glaubt, dass Menschen die im Jahr des Tigers geboren sind, es in den Jahren des Tigers, Affen, Schweins und der Schlange das ganze Jahr schwer haben.

Als ich klein war hatte ich es nie geschafft vom Abendessen bis zum Jahreswechsel wach zu bleiben. Meistens bin ich erst wach geworden als die Feuerwerkkörper explodierten. Der Altar von der Familie ist hell erleuchtet von Kerzenlicht und Licht der Feuerwerke.
Papa hat schon vor Wochen eine 25 Meter lange Kette von Feuerwerkkörper bestellt. Eine oder zwei Stunden vor Mitternacht auf dem Balkon der vierten Etage unseres Hauses, nimmt er die Kette vorsichtig von dem Karton heraus, lässt die Kette ganz langsam fallen, unten wartet jemand um die Kette zu halten, dann bindet er die Kette am Balkongitter fest.
Währenddessen hat die Köchin bereit die Opfermahlzeit auf den Ahnenaltar hingestellt. Wir laden Sie ein, das Tết-Fest mit uns zu verbringen und uns Glück bringen.
Papa warte ungeduldig auf Mitternacht. Plötzlich der Himmel ist hell beleuchtet von einem riesigem Feuerwerk! Das Neue Jahr ist eingetreten! Papa zündet schnell die Kette und läuft weg. Überall krachen Feuerwerkkörper stundenlang.

Irgendwann durfte ich meinem Vater mitten in der Nacht begleiten. Wir fahren auf seiner Vespa zum Lăng Ông. Ich sitze hinter seinem Rücken und halte eine große Tüte mit Blumen, Räucherstäbchen, Kerzen und Opfergeld. Lăng Ông ist ein Tempel, ein Mausoleum von einem großen Mandarin, der General Lê văn Duyệt unter dem ersten Kaiser Nguyễn: Kaiser Gia Long. Dieser Tempel ist zum einem Ort des Personenkultes geworden, weil er sehr heilig ist. Viele Menschen besuchen regelmäßig den Tempel, bringen Blumen und Räucherstäbchen hin, beten und nehmen ein Orakel nach Hause. Wir fahren hin als der Himmel noch blau-schwarz ist und der Wind sehr frisch weht. Die Straßen sind noch leer. Der Tempel ist aber voller Menschen, von weitem her sieht man schon die duftenden Wolken, hoch gestiegen aus den unzähligen Räucherstäbchen.

Wir ziehen im Tempel eine ganze Weile von Raum zu Raum. Papa hat die Blumen in eine große Vase auf dem Altar gesteckt, zündet eine ganze Packung von Räucherstäbchen, hält ihn hoch zur Stirn und betet ein bisschen. Dann versucht er sein Bouquet von Räucherstäbchen in eine Urne einzustechen.

Zuletzt gehen wir zu einer eigenen Stelle um das Opfergeld zu verbrennen. Obwohl es verboten ist Zweige von Bäumen und Sträuchern zu brechen und mitzunehmen als Glücksbringer, hat Papa einen kleinen Zweig mitgenommen. Er sagt zu mir: Es wächst schnell nach!

Wir fahren wieder nach Hause, es ist schon hell, die Sonne geht auf. Meine Mutter wartet im Hause aber sie bewegt sich nicht. Traditionsgemäß muß Papa die Tür aufmachen, als Erster das Haus im Neuen Jahr betretend und dann ich. Mama lächelt ihn an und sagt ihm die Glückwünsche, er erwidert höflich und übergibt ihr den „Glücksbringer“. Sie nimmt es an und steckt ihn gleich in die Vase auf den Tisch. Meine Eltern umarmen sich nie vor den Kindern, nicht einmal Händchenhalten. Aber Mama gibt mir einen dicken Kuß auf die Wange und drückt mir ein rotes dickes Tütchen in die Hand. Das freut mich sehr, Mama ist immer großzügig, sie gibt viel Geld als Geschenk zum Tết-Fest und sie gibt sich die Mühe vorher zur Bank zu gehen um frische neue Geldscheine zu bekommen, die sie im roten Tütchen verpackt. Dann gibt Papa mir auch ein rotes Tütchen, mit einem Augenzwinkern, sein Tütchen ist etwas dünn! Nur die Köchin steht bereit in der Küche, sonst schlafen alle noch tief und fest. Es ist schließlich noch früh. Meine Eltern geben auch rote Tütchen an die Köchin, sie lacht vor Freude bis zu den Ohren. Dann trinkt Papa Kaffee, Mama den Tee und ich ein Glas heiße Milch.

Die ganze Woche danach ist…harte Arbeit, keine Ruhe. Wir müssen Familie, Freunde und und und… besuchen, Geschenke mitbringen, Höflichkeiten und Glückwünsche austauschen. Die Leute kommen zu uns und bringen Geschenke mit…. Bin müde vom nett-sein-müssen! Dafür bekomme ich viel Geld als Glück bringende Geschenke. Dazwischen darf ich auch nicht meinen eigenen Freundeskreis vergessen. Wir treffen uns mehrmals am Tag, wir sind immer unterwegs…. Tết-Fest tut gut für alle und alles!

Diese Zeit ist für mich nun vorbei. Hier in Europa, wir haben mit Glatteis, Nebel, Schneestürmen, kaputte Heizung, Auto…zu kämpfen, wenn Asien Tết-Fest feiert. Wir haben nicht die Stimmung, nicht die Umgebung. Viele sind organisiert und feiern in geschlossen Räumen irgendwo. Meistens zu weit von meinem Wohnort, hunderte Kilometer weit weg, also ich fahre auch nicht hin. Meine alten Freunde überschütten sich mit Glückwünschen über emails, das macht mich noch mehr verstimmt, weil es virtuel ist.
Tết-Fest hier ist eine Traurigkeit geworden. Ich sitze in meiner Ecke und träume von alter Zeit. Je nach Situation, gedenke ich an meiner verstorbenen Mutter jedes Jahr anders. In diesem Jahr stelle ich ein Bouquet von Frühlingsblumen, Narzisse, Osterblumen, Hyazinthe, auf dem Altar und zünde eine Kerze und Räucherstäbchen an. Das ist mein Tết-Fest. MTT

Khai bút đầu năm Canh Dần 2010.

Nước hoa

27 mai 2012
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Nước hoa

©Mathilde Tuyet Tran, France 2010

Có lẽ chỉ có một mình tôi hiểu lầm ý của tác giả Patrick Süskind với cuốn tiểu thuyết Das Parfum, nguyên tác viết bằng tiếng Đức, nổi tiếng khắp thế giới. Cả một cốt truyện ly kỳ, gay cấn, rùng rợn…với một kết cục cực kỳ tàn nhẫn, bạo lực, làm cho tôi khi gấp cuốn sách lại, trăn trở không ngủ được. Có lẽ ông xây dựng một câu chuyện như thế chỉ để nói rằng, không có mùi nào thơm bằng…mùi người. Cứ tắm rửa sạch sẽ với một loại xà bông bình thường, hai ba tiếng sau, mùi tự nhiên của mỗi người sẽ thoát ra, mùi tóc, mùi da…và sau khi làm lụng thì thân thể toát ra một mùi mồ hôi khác nhau tùy theo vùng thân thể từ đầu đến chân…Các cụ thời xưa đã chẳng nói, hữu xạ tự nhiên hương ?

Phụ nữ Việt Nam đã biết sử dụng hương thơm trong việc giữ gìn nhan sắc, mê hoặc quý ông từ lâu. Gội tóc bằng nước lá chanh bồ kếp, vừa bóng tóc vừa thơm, chải tóc với dầu dừa, chà xát móng tay, móng chân bằng vỏ chanh, xông thuốc bắc, đánh gừng giã, nằm than khi đau ốm hay khi sinh đẻ, đánh răng bằng một miếng vỏ cau cho bóng, nhai một miếng trầu cau cho môi đỏ như son, uống trà thảo dược cho hơi thở sạch, có mùi ngọt ngọt, tắm nước nóng có ngâm một bó lá thơm hay cánh hoa hồng, đốt hương trầm trong phòng ngủ…những cách làm đẹp ấy, tôi đã thấy má tôi sử dụng, bà có một làn da trắng nuốt và mềm mại, mái tóc dài đen nhánh, không khi nào bà có mùi hôi.

Tác dụng chữa bệnh của hương thơm (Aromathérapie) cũng được nhiều dân tộc biết đến từ lâu. Các cách ướp xác của người xưa cũng sử dụng hương thơm thiên nhiên là dược liệu. Trong một lễ tẩm liệm ở Việt Nam tôi thấy người qua đời được đặt lên trên một lớp trà đen thơm khá dày trải trong quan tài. Nhang thơm không thể thiếu trong truyền thống thờ cúng trong gia đình hay trong đền, chùa của người Việt.

Có lẽ cũng có một mình tôi hiểu lầm cho rằng, việc sử dụng nước hoa, không phải là để quyến rũ quý ông, mà chính ra thường là để cho người khác đừng đến gần mình. Nước hoa như một cái áo vô hình khoác thêm lên người. Nước hoa tỏa mùi thơm ra dấu hiệu tôi là một cánh hoa, đừng hái, đừng chạm vào. Thực tế cũng chứng minh như thế, những người „thơm“ nồng nặc mùi nước hoa, gây nhức đầu cho người khác, gây cảm giác khó chịu, không phải ai cũng thích mùi mình thích. Rồi, mùi nước hoa, trộn lẫn với mùi mồ hôi, nhất là khi trời nắng gắt, thành một thứ mùi hỗn tạp, càng khó tả, khó chịu hơn. Trẻ sơ sinh khóc bù lu bù loa khi mẹ chúng xịt nhiều nước hoa lên người quá, át cả mùi mẹ nó, mà nó tìm, nó thích.

Nước hoa là một món quà tặng sang trọng. Những cô dâu đắn đo cho ngày lên xe hoa và đêm tân hôn, mình „xài“ nước hoa nào. Những khi hò hẹn với người yêu, mùi nước hoa cũng là một vũ khí chiến lược của cô gái, gây ấn tượng thế nào để cho „người ấy“ nhớ mình hoài. Những người không „ngửi“ được nhau, sẽ xa nhau. (On ne peut pas se sentir! ). Có một thời, tôi rất mê nước hoa, tôi mải mê tìm kiếm, từ một mùi hoa thiên nhiên, hoa hồng, hoa lài, hoa serenga…mùi nước hoa đó trên thị trường nước hoa, có mùi nào thích là phải nhịn ăn mua cho bằng được, kể cả khi phải đặt ở Canada một lọ nước hoa mùi hoa tuyết, nhưng dùng rất có giới hạn, tùy hoàn cảnh, tùy thời tiết, tùy theo ngày hay đêm, bây giờ còn thêm một yếu tố nữa, tùy theo tuổi. Càng lớn tuổi nên càng trở lại dùng những mùi nước hoa cổ điển hay giản dị, không nên dùng những hỗn hợp mùi thơm chỉ thích hợp cho tuổi trẻ.

Mỗi loại nước hoa đều có một mùi hoa là chính. Bị quyến rũ bởi những tấm hình quảng cáo của những cánh đồng trồng lavande tím ngát tận chân trời, tôi đi tận xuống Grasse, thành phố nổi tiếng về trồng hoa và sản xuất nước hoa trên đất Pháp, để xem tận mắt. Nhưng sau đó thì tôi thất vọng, Grasse có hẳn một ngành nghề câu du khách, bán các loại nước hoa gọi là „thô“, không dính dáng gì đến công việc sản xuất nước hoa của những hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Hương hoa được sử dụng qua nhiều hình thức và trên khắp nơi trên thế giới từ rất lâu. Thoạt đầu, được sử dụng bởi tầng lớp quyền quý, trong các lễ nghi tôn giáo để làm tăng thêm nét trang nghiêm, nét thần linh. Trong thời đại mà sự tôn vinh sắc đẹp, tôn vinh thân xác phụ nữ chưa được xã hội Âu châu cho phép hay được chấp nhận rộng rãi, chỉ có hoàng hậu, công chúa, con nhà quyền quý mới có quyền „đẹp“ và „thơm“. Các tranh vẽ từ thời Trung cổ cho thấy có những phụ nữ quyền quý quyến rũ các đấng mày râu bằng những bộ áo đầm hở ngực khá sâu, khá rộng, eo thắt ong, làn da mịn màng trắng mươn mướt. Tranh không tỏa hương, nhưng có lẽ các bà phải thơm lắm.

Sự phát triển của tầng lớp trưởng giả và các tầng lớp trung lưu xã hội sau đó, cho phép nước hoa được phát triển, người ta dám mua, và dám xức nước hoa lên người. Bởi thế, trong thế kỷ thứ 17, khi các thương thuyền Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Anh khám phá những nguyên liệu có mùi thơm tại các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, những „mỏ vàng“ có màu xanh, thì họ hăm hở khai thác cho được, để đem về bán tại Âu châu. Các loại gỗ thơm, các loại hoa quý, các kết tinh nhựa cây…trong những khu rừng rậm trên đất Việt Nam là những kho tàng thiên nhiên vô giá.

Tôi viết trong cuốn „Dấu xưa…Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn“ (xuất bản năm 2010) có những đoạn như sau:

Sản phẩm của nước Cochinchine và các nơi khác tùy thuộc vào của Hoàng tử (chỉ Nguyễn Phúc Cảnh):

Vàng, tiêu, quế, đường, tơ lụa thô, tơ lụa chế biến, bông vải/vải, thuốc nhuộm xanh, sắt, trà, nghệ, sáp ong, ngà voi, mủ cao su, hàng sơn mài, dầu cây lô hội, gỗ muồng, gỗ vang (tô mộc), tinh dầu gỗ, gỗ làm giấy, gỗ cau, các loại gỗ quý…, sợi dứa, các loại gỗ dùng trong xây dựng nhà cửa, nhựa hắc ín và… nói chung, tất cả những gì cần thiết cho đời sống.

Dân Việt sống no đủ vì họ trồng khoai, trồng lúa, các loại trái cây như chanh, cam, dừa, xoài, thơm (dứa), trà, đường mía, trầu cau…trong rừng có đủ mọi gỗ quý, đến nỗi người Pháp há hốc miệng trước tài sản thiên nhiên, chăn nuôi, trồng trọt:

„ …On ne connait ici ni moutons ni ânes; mais les forêts sont pleines de tigres, d‘éléphants, de rhinocéros, d‘ours, de cerfs, d‘antilopes, de gazeles musquées et de singes, et les campagnes sont couvertes de boeufs, de buffles, de pourceaux, de volaille.“ (Nguyên bản tiếng Pháp, 1845)

„ Ở đây không có cừu và lừa; nhưng trong rừng thì đầy đặc những cọp, voi, sừng, gấu, nai, sơn dương, linh dương xạ hương, khỉ, và nhà quê thì đầy kín những bò, trâu, heo sữa và gà vịt. „

Thêm nữa, song song với danh sách các sản phẩm của Bá Đa Lộc, các nhà buôn báo cáo một danh sách dài đằng đẵng các sản phẩm thương mại của Cochinchine với một khối lượng lớn, một chất lượng rất tốt, kể cả cung ứng các nhu cầu xa xí phẩm của Âu châu: vàng ròng, bạc thỏi, gạo, rau cỏ tươi, ngà voi, cánh kiến trắng, xạ hương, đá quí, đặc biệt là các loại ngọc rubis, topazes, ngọc trai, mủ cao su, trâu, tơ lụa, muối, tre, cam thảo, đường mía, bí đao, các loại đậu, bắp, tất cả trái cây có ở Ấn Độ và Trung Quốc, bông vải (coton), thuốc lá, lá trầu, quả cau, hải yến, các loại cá biển, cá sông, hải sản, các loại gỗ quí dùng để đóng thuyền, gỗ trầm hương, gia vị như đinh hương, quế, tiêu, dừa khô … khoáng sản thì có sắt, đồng, chì, vàng, kẽm, bạc…

Nếu Việt Nam đối với họ không phải là thiên đàng địa giới, rừng vàng biển bạc, thì ở đâu là thiên đàng ?

Vào thế kỷ thứ 8, tại Âu châu, nước Ý chế tạo chất cồn (alcool), dần dần „nước thơm“ được chưng cất từ hoa cỏ, rồi pha lẫn với cồn để bảo quản. Theo sách viết thì cách làm có vẻ đơn giản, cánh hoa được ngâm trong nước mưa trong bình đậy kín, sau một thời gian ngâm ngắn, nước ngâm hoa có mầu, cánh hoa nhợt nhạt, héo rữa, thì nước ngâm được nấu trong bình chưng cất để tạo thành nước hoa. Chất nước hoa đó được pha chế với cồn. Thông dụng nhất là nước hoa hồng „Eau de Rose“.

Phải chờ đến thế kỷ thứ 19, ba nhà sản xuất nước hoa xưa nhất nước Pháp là Houbigant, Guerlain và L.T.Piver, mới sản xuất nước hoa một cách công nghệ. Nhưng những người chế tạo nước hoa của ba nhà sản xuất này, còn chỉ muốn sử dụng hoàn toàn hương liệu thiên nhiên. Các nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất là hoa hồng, hoa lài, hoa huệ, hoa lavande, trầm hương, các loại gỗ thơm, cây cỏ thơm (romarin, sauge, thym), các loại rêu thực vật như rêu cây sồi…, và cả hương liệu của cơ quan nội tạng thú vật (musc, civette, ambre, castoreum).

Các chất hương liệu thiên nhiên được phân loại theo thứ hạng trong thiên nhiên: nụ hoa, cánh hoa, rễ cây (vétiver, gingembre), vỏ cây (cannelle), gỗ (bouleau, santal, cèdre…), lá cây (violette, géranium, verveine, patchouli…), lá thơm (armoise, menthe, basilic, estragon, rosmarin), quả và vỏ trái cây (vanille, citron, orange, piment, genièvre), hạt đậu (poivre, coriandre, fève tonka, cardamome…), tinh nhựa cây (encens, galbanum, labdanum).

François Coty là người đầu tiên chế tạo các hỗn hợp vừa nguyên liệu thiên nhiên vừa hóa chất. Hỗn hợp này cho phép chế tạo thêm nhiều sản phẩm như sà bông, kem đánh răng, kem bôi mặt, các hương liệu sử dụng trong thực phẩm, kẹo thơm, thuốc lá thơm, phấn thơm, rượu thơm, nhưng nhất là giảm giá bán để tăng số lượng sản xuất và tiêu thụ.

Ngay sau đệ nhất thế chiến 1914-1918, thời hậu chiến tại Pháp được gọi là những năm điên cuồng (les années folles) vì con người khát sống, thèm sống, ham sống. Những mùi nước hoa danh tiếng được chế tạo: Chanel N°5 (1921), Amour Amour (Patou, 1925), Shalimar (Guerlain, 1925) Arpège (Lanvin, 1927), Joy (Patou, 1929). Một số nước hoa được chế biến theo đơn đặt hàng của những nhân vật tăm tiếng trong xã hội. Kỹ nghệ nước hoa của Pháp trở thành một ngành công nghiệp quan trọng. Hiện nay, chỉ riêng thị trường nước hoa và mỹ phẩm nội địa Pháp, không kể xuất cảng, đã nêu một con số thu hoạch là khoảng 7 tỷ euros (thống kê 2009/2010)

Có nhiều phương cách lấy tinh dầu hoa tùy theo loại hoa, phổ biến nhất là hai phương cách lấy tinh dầu hoa hoặc nóng hoặc lạnh. Phương pháp „nóng“ là phương pháp chưng cất cổ điển bằng hơi nước rồi cho đọng lại, sau đó là giai đoạn tách tinh dầu. Phương pháp „lạnh“ được xem là tốt nhất, cánh hoa, nụ hoa được rải lên mỡ động vật, cánh hoa và nụ hoa được thay đổi mỗi ngày, sau khoảng một tháng lớp mỡ sẽ hút tinh dầu hoa, rồi sau đó lớp mỡ động vật sẽ được tẩy bằng cồn, khi chất cồn này bay hơi, sẽ còn lại tinh dầu thô, tẩy thêm một lần nữa, sẽ được tinh dầu hoa nguyên chất. Hiện nay để giám giá thành sản xuất, kỹ nghệ nước hoa sử dụng các nguyên liệu như hơi dầu hỏa (éther de pétrole, l’hexane hay benzène), hay khí ép, để lấy tinh dầu thơm. Các mùi của cơ quan nội tạng thú vật được lấy ra bằng một cách đơn giản là ngâm cồn.

Tại Pháp người ta chia ra 7 „gia đình“ nước hoa chính dựa trên tính chất đặc biệt của nó đối với thích giác của con người, rồi từ 7 gia đình tỏa ra thêm 26 nhánh chính, tiếp theo sau là nhiều khuynh hướng nước hoa khác biệt. Khi sáng tác một nước hoa, người được gọi là „cái mũi“ (le Nez), ấn định trước một khung cảnh cho nước hoa, có nghĩa là nước hoa đang được sáng tạo muốn thể hiện điều gì, chẳng hạn một cảnh đồng quê, một thư viện, một cuộc đua ngựa, một mối tình lãng mạn, một người phụ nữ tuyệt đẹp….Nhân vật chính trong tiểu thuyết Das Parfum cũng là một „cái mũi“.

Bảy gia đình nước hoa là „Chyprés“, „Fougères“, „Cuirs“, „Hespéridés“, „Orientaux“ hay „Ambrés“, „Boisés“, „Floraux“.

Gia đình „Chyprés“ có mùi hoa lài và gỗ, hai gia đình „Fougères“, „Cuirs“ có mùi mật ong, thuốc lá, da thú, gỗ…thường dành cho quý ông, gia đình „Hespéridés“ có mùi chanh, cam, tươi mát, gia đình „Orientaux“ hay „Ambrés“ có mùi vanille, mùi nội tạng súc vật, gia đình „Boisés“ thơm mùi gỗ, mùi trầm hương, còn gia đình „Floraux“ thì tất nhiên là mùi các loại hoa.

Trong ngôn ngữ bán hàng, để bán được hàng nhiều nhân viên còn bịa đặt thêm nhiều cách nói để lòe khách thí dụ như mùi hương hoa trắng (les fleurs blanches) hay mùi phấn (senteur poudré…). Tên của nước hoa cũng được đặt cố tình mang tính chất „quá khích“ để gây chú ý, thí dụ như Égoïste, Le Mâle, Ultraviolet, The One, Eau Sauvage Extreme…  Một số phụ nữ thích dùng nước hoa đàn ông để gây „ngạc nhiên“. Nhưng đàn ông có nam tính mạnh ít sử dụng nước hoa,  hoặc chỉ sử dụng mùi thoáng nhẹ của loại Après-Rasage (After-Shave), sau khi cạo râu. Đàn ông thiên về nữ tính thì thơm phức từ đầu đến chân, không còn mùi người nữa.

Hiện nay một loạt các mùi nước hoa mới theo hai khuynh hướng: có thêm mùi trái cây (đào, mận, vải, táo…), mùi thực phẩm như chocolat, mùi kẹo, và nước hoa không có giới tính (unisex, androgene) được bán đầy rẫy trên thị trường. Để giảm giá bán, đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa, các nhà sản xuất thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu thiên nhiên bằng chất hóa học. Các hỗn hợp này, mới thoáng thì rất thơm, nhưng mùi thơm mau bay mất, không còn để lại dấu vết gì, hay biến đổi thành một mùi khác trên da thịt.

Mỗi hợp chất của nước hoa có ba tính chất căn bản: mùi thoảng, mùi chính và mùi đọng lại. Tôi gọi là mùi thoảng vì mùi này xông lên mũi ngay lập tức, gây ấn tượng, tạo cảm giác yêu thích, nhưng mau mất đi. Mùi chính là mùi toát ra sau đó và thơm lâu. Mùi đọng lại trên da là mùi ngửi thấy trên da thịt khi hương thơm thoảng và hương thơm chính đã bay đi. Mùi đọng lại trên da quan trọng lắm, vì chỉ có người gần mình nhất mới ngửi thấy, thường là vợ, chồng, tình nhân, mẹ con…và cũng vì nó đã hòa với mùi của thân thể mình, thành một một rất đặc biệt riêng tư. Những người thương nhau thường „nhớ“ mùi hương này.

Tôi xin đưa một thí dụ về nước hoa Chanel N°5, được sáng tạo bởi Ernest Beaux năm 1921 với 31 hương liệu khác nhau (một số tạp chí đưa ra con số 80, thậm chí 250, nhưng không kiểm chứng được) như sau:

Mùi thoáng của Chanel N°5 được xếp loại „tươi mát“ với một chút „khói“ nhẹ tỏa ra ngay tức khắc như mùi của hoa hồng và vỏ cam, đi kèm bởi ba tinh dầu Bergamot, Linalo, Petitgrain.

Mùi chính của Chanel N°5 là mùi của một bó hoa, chủ yếu là hoa lài, hoa hồng, hoa chuông, đi kèm với tinh dầu của  hoa Iris và Ylang Ylang, và hương thơm của Jonone (Iralia), Veilchen. Để bó hoa có thêm tính chất riêng biệt, Chanel N°5 chứa đựng thêm mùi Cassia, tinh dầu Isoeugenol và đặc biệt, một mùi dành cho quý ông, Vetiver.

Mùi đọng lại của Chanel n°5 là một hỗn hợp của các hương liệu „ấm“ như gỗ trầm hương (Bois de Santal), Patchouli, Vanille, Coumarin, Storax, Moschus, Zibet, Eichenmoos và quế hương.

Sở dĩ nước hoa mang tên Chanel N°5 là vì sáng tạo này mang số hồ sơ 5 trong các hồ sơ đệ trình lên bà Coco Chanel.  Lọ thủy tinh đựng nước hoa Chanel N°5 hiện nay được sáng tạo bởi Jean Helleau năm 1924, và từ đó đến giờ không thay đổi.

Phải kể thêm, khi xưa không có trường dạy làm „cái mũi“, những nhân vật sáng tạo nước hoa nổi tiếng giữ những hỗn hợp sáng tác của mình là bí mật tuyệt đối. Bây giờ, với những kỹ thuật công nghệ hiện tại, người ta „giải mã“ được mọi hỗn hợp mùi thơm. Hiện nay chỉ có những công ty hóa chất, dược phẩm (gọi là les laboratoires) có lớp dạy sáng tạo nước hoa. Viện ISIPCA đào tạo những „cái mũi“ thời hiện đại để làm trong kỹ nghệ mùi thơm. Tuy thế, một số người đang nổi tiếng đều do tự học (autodidactes) và họ tự xem họ là „nghệ sĩ“, không phải nhân công kỹ nghệ.

Khi chọn nước hoa, nên để ý tính chất chính của nước hoa, thơm nồng, thơm nhẹ, thơm hoa…và thời gian sử dụng nước hoa (ngày, đêm, mùa hè, mùa đông…). Người không biết cách sử dụng nước hoa gây khó chịu cho người bị ngửi mùi ấy hơn là gây cảm tình.

Hàm lượng của chất thơm trong các loại nước hoa được ấn định như sau:

Eaux légères: thơm nhẹ, chứa 4% hương liệu

Eaux de Cologne: thơm thoang thoảng, chứa 7% hương liệu

Eaux de toilette: thông dụng nhất, chứa trung bình từ 7% đến 9% hương liệu

Eaux de Parfum: thơm lâu, chứa trung bình 12% hương liệu

Parfum: thơm nồng và lâu, chứa khoảng 18% hương liệu

Extrait de Parfum: thơm rất lâu, chứa từ 20% đến 40% hương liệu

Tuy nhiên, tùy theo thị trường tiêu thụ mà các nhà sản xuất nước hoa gia, giảm nồng độ hương liệu của sản phẩm. Và cũng tùy theo mùa, mùa hè người ta thích nước hoa có nồng độ nhẹ, mùa đông thì người tiêu thụ thích mùi nước hoa nồng nàn hơn.

Chỉ riêng với nồng độ Parfum 18% nước hoa thơm nồng và thơm suốt ngày. Nếu lỡ sau vài tiếng đồng hồ chịu không nổi mùi thơm nữa thì chỉ còn có cách đi tắm kỹ lưỡng, vì khi tắm xong, vẫn còn ngửi thấy mùi thơm đó còn thơm trên da thịt.

Đi kèm với việc sản xuất nước hoa, để làm tăng giá trị thêm cho nước hoa, các lọ đựng nước hoa được chế tạo bằng thủy tinh pha lê là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Nhìn cái lọ, chưa ngửi được mùi nước hoa là đã mê rồi. Hộp đựng lọ nước hoa cũng là một sản phẩm mỹ thuật cao cấp.

Không nên chưng các lọ nước hoa dưới ánh nắng mặt trời hay ánh đèn chiếu thẳng trong phòng tắm. Nếu dùng thường, nên để lọ nước hoa và một chỗ tối, mát. Nếu muốn giữ lâu thì nên giữ trong hộp, đặt nơi chỗ mát. Nồng độ hương liệu càng cao, thì nước hoa càng mau dễ bay hơi, nên đóng nút, nắp lọ nước hoa cẩn thận.

Theo thống kê tiêu thụ, mỗi nước có một khuynh hướng tiêu thụ khác nhau. Mỗi năm lại có một khuynh hướng thị hiếu khác nhau. Tuy thế, khó biết được sự thật nằm ở đâu, vì mỗi cuộc thăm dò ý kiến đều bị chi phối bởi các nhà sản xuất và buôn bán nước hoa. Ngày nay nước hoa được bán khắp nơi, trong siêu thị (một chai 250ml giá chỉ có 3, 4 euros), trong tiệm thuốc tây, các cửa hàng discount, duty free, nhà ga, phi trường…

Trong giá bán sản phẩm nước hoa, trị giá nước hoa trong chai lọ chỉ chiếm có 1%, trị giá lọ nước hoa và hộp chỉ chiếm có 2%, 97% còn lại là tiền quảng cáo (marketing), tiền thuế, tiền lời của nhiều chặng phân phối đến người tiêu thụ. Một thống kê khác cho biết giá thành tổng cộng của một lọ nước hoa chỉ chiếm có 30% giá bán. Sở dĩ có sự khác biệt như thế là vì phẩm chất khác nhau, nhà sản xuất sử dụng nhiều hương liệu thiên nhiên hay nhiều hương liệu hóa học. Kỹ nghệ sản xuất nước hoa hiện nay được thực hiện bởi kỹ nghệ dược phẩm, qua các phòng thí nghiệm (laboratoires).

Thời sinh viên, tôi có đi làm kiếm sống trong hãng sản xuất nước hoa nổi tiếng nhất nước Đức, Eau de Cologne 4711. Buổi sáng, khi vào làm còn ngửi thấy mùi thơm đập vào mũi, buổi chiều tan ca đi về thì không còn ngửi thấy mùi gì nữa. Não và thính giác đã hoàn toàn bị xâm chiếm bởi mùi nước hoa. Lúc ra về, mấy bà cai, vuốt từ lưng xuống chân, để xem người làm công có ăn cắp, dấu diếm sản phẩm nào trong người không. Dạo ấy, trong một ca tám tiếng, một toán 4 nhân công, phải gói cho xong từ 8.000 đến 10.000 bánh xà bông. Vì lao động theo năng xuất, cho nên ai cũng hối nhau làm nhanh để có nhiều điểm lãnh nhiều lương. Giảm giá thành sản xuất, bán khối lượng lớn, tăng lợi nhuận cũng là mục tiêu kinh tế của kỹ nghệ nước hoa, một ngành sản phẩm mang tính chất thơ mộng, lãng mạn.

Nếu muốn sưu tầm nước hoa, nên đặt trọng tâm vào phẩm chất, không nên bạ gì cũng mua cho có số lượng, nhất là các loại nước hoa sản xuất với tầm mức kỹ nghệ không đáng để sưu tầm. Các nhà nước hoa nổi tiếng vẫn còn sản xuất những mùi nước hoa danh tiếng xưa kia từ đầu thế kỷ 20, hay xa xưa hơn nữa, khi nước hoa chỉ có một mùi hương thơm duy nhất, thí dụ như Eau de la Reine de Hongrie (sáng tạo năm 1370), mùi thơm của hoa rosmarin, Eau de Rose, Eau de Lys, Essence de Néroli, jasmin, narcisse, muguet, theo số lượng nhỏ, chỉ bán duy nhất tại trụ sở chính, nên phải đi đến tận nơi mà mua, và giá khá cao.

Có người thích sưu tập các lọ nước hoa, hay loại miniatures, rất đắt tiền so với thành phẩm, thích ngồi ngắm những chai lọ nhỏ xíu đủ mọi mầu sắc, mọi hình dạng, như người khác ngồi ngắm những con tem quí hiếm. Nên nhớ là phải giữ luôn hộp giấy để giữ giá trị toàn vẹn của sưu tập.

Nước hoa cũng phản ánh „dân tộc tính“ của nước sản xuất, nhưng ở đây tôi không dám lạm bàn quyết đoán vì chưa biết được hết mọi mùi nước hoa trên thế giới, chỉ nêu ra vài nhận xét và cảm giác cá nhân. Nước hoa Pháp thuộc trường phái cổ điển, thơ mộng, thanh lịch, sang trọng. Nước hoa Ý (thí dụ như Etra Etro) cũng thuộc trường phái cổ điển, ấm cúng, trưởng giả…Nước hoa Canada (thí dụ như Neige) thuộc trường phái nửa cổ điển nửa thời đại mới, hoành tráng như lớp tuyết phủ suốt một mùa đông dài trên Canada, nước hoa Nhật (Kenzo) thuộc trường phái thương mại mới, chạy theo thị hiếu, hương liệu kém. Nước hoa Đức (Jil Sander) thuộc trường phái tân cổ điển, hương nồng, tỏa bọc…

Vào khoảng cuối thập niên 80, Việt Nam có một may mắn lớn trong xuất cảng, vì Việt Nam có một sản phẩm tinh nhựa cây thiên nhiên, dùng để „giữ“ mùi thơm, nhưng khi ấy những người có trách nhiệm về xuất cảng không biết nắm lấy cơ hội, họ đang ở trong thời kỳ gọi là „bao cấp“, cái gì có trong danh sách chương trình thì làm, không có thì thôi. Hiện nay, một số sản phẩm Việt Nam, đặc biệt từ trầm hương (tinh dầu, nhang thơm …) có mặt trên thị trường. Việt Nam có nhiều sản phẩm thiên nhiên chứa đựng hương liệu, do đó có khả năng sản xuất nước hoa, tiếc là lãnh vực này chưa được các nhà đầu tư, sản xuất chú ý đến.

Nếu Việt Nam có nước hoa, tôi tưởng tượng trường phái ấy nên phải là tân cổ điển, bát ngát như biển, xanh như rừng và ruộng lúa, thơm ngàn hoa và trầm lắng mùi hương trầm Việt Nam. Đặc biệt ở đây tôi nghĩ đến vài mùi hoa rất Việt Nam, đó là hoa lan, hoa sen và hoa huệ, cũng như mùi gỗ thơm và rêu thơm, cộng với một mùi rất đặc biệt, được sử dụng trong ẩm thực, đó là mùi thơm cà cuống! Tại sao không ? MTT

Mathilde Tuyet Tran, viết xong ngày 04.08.2010

Nhớ quà hay nhớ bạn ?

27 mai 2012
Mathilde Tuyet Tran
Văn - Littérature

Nhớ quà hay nhớ bạn ?

© Mathilde Tuyết Trần, France 2012

Đã nhiều lần tôi về thăm Hà Nội mà không biết mua gì đem về làm quà, lần nào cũng đem trở sang vài chiếc khăn lụa thêu, hay khăn len quàng cổ. Chỉ có người Hà Nội mới biết chọn quà Hà Nội để tặng bạn bè, người quen.

Mỗi lần về thăm nhà tôi cũng phân vân nhiều, chẳng biết mua gì làm quà tặng, số kí lô thì ít, chỉ đem được tặng bạn bè mỗi người một tí, ít ỏi quá, có mỗi một hộp kẹo, bạn tôi lại đem chia cho mỗi người bạn khác một cái kẹo cỏn con, món quà từ châu Âu lại chẳng có ý nghĩa, kỷ niệm, tình cảm gì, nên về đến nơi, đem quà tặng bạn tôi đều áy náy, ngượng ngịu.

Đi từ Nam ra Bắc hay từ Bắc vào Nam, tôi lê theo trong năm sáu cái va li đủ mọi thứ quà của ba miền. Cứ mỗi bạn cho một chút là mau đầy va li.

Bạn trong Nam thích tặng tôm khô, cà phê Ban Mê Thuộc, bánh phồng tôm Sa Đéc, hạt điều. Những con tôm khô còn mập ú, đỏ hồng, thơm phứt mùi tôm, tôi đem về nấu canh. Cà phê Ban Mê Thuộc thì khỏi chê, ở châu Âu, nhà đóng kín mọi cánh kính cửa sổ, cửa ra vào, sưởi ấm, nên mùi cà phê bay lên thơm nồng quyến rũ, chồng tôi đang ngủ cũng phải thức dậy khi ngửi thấy mùi cà phê. Bánh phồng tôm Sa Đéc thì chỉ dọn mời khách quý, bạn phương xa lạc chân đến thăm hay đãi ông hàng xóm tử tế. Vừa rồi khách nhà tôi lại khen : hạt điều ngon quá, không như hạt điều bán ở đây, không còn mùi vị hạt điều gì cả.

Mỗi khi đi chợ Sài Gòn, tôi mua vài thứ “lẩm cẩm” khiến chồng tôi phải ngạc nhiên hỏi, bộ ở “bên mình” không có những thứ này hay sao ? Có, nhưng tôi thích xài đồ Sài Gòn hơn. Bên này hay bên kia, đều là bên mình cả. Có gì đâu, đó chỉ là mấy cái muỗng to múc canh, múc cơm, một đôi đũa cả, một bộ muỗng nĩa nhỏ ăn bánh ngọt, vài cái xẻng làm bằng gỗ dừa Mỹ Tho.

Bạn ngoài Huế thì thích tặng trầm hương Huế, mè xửng dòn, trà cung đình, hạt sen nấu chè, mứt gừng cay…Tôi rất mê trầm hương thảo dược. Mỗi khi mệt mỏi, hay tiết trời quá lạnh, tôi đốt một mẩu trầm hương đặt trong một lư hương nhỏ xíu bằng đá cũng mang từ bên nhà qua, nơi tôi thờ vọng vua Hàm Nghi để nhớ lần đi viếng mộ vua với chị bạn. Mùi trầm hương Huế tỏa ra khắp nhà, làm cho tinh thần và cơ thể thoải mái. Bạn bè hàng xóm tôi đến chơi, đều khen nhà tôi có một mùi hương sắc rất Việt Nam. Trà cung đình, hay trà Hoàng đế của Huế ngọt lịm, thơm mùi hoa cúc, mùi táo tầu và các loại thảo dược khác cũng được các bạn gái Pháp ưa thích. Dạo sau này, tôi lại sanh tật, thích uống thuốc bắc, buổi sáng, buổi tối đều sắc thuốc uống, nên trong nhà, trong bếp đều thoang thoảng các “mùi” của “bên mình”.

Một lần, chúng tôi vào một tiệm ăn lớn bán hải sản ở Sài gòn để ăn trưa. Vừa mới được đưa đến một cái bàn trống, vừa ngồi xuống ghế, chồng tôi chun mũi, hỏi tôi có ngửi thấy mùi gì không ? tôi trả lời, có. Thế là hai đứa tôi đứng dậy, tôi bảo với nhân viên tiếp khách rằng, chúng tôi không thể ăn trong khi phải ngửi cái mùi này được đâu. Họ năn nỉ, đưa chúng tôi qua một góc khác, nói rằng chỗ này thoáng hơn, ít mùi đó hơn. Cả nể, chúng tôi ngồi lại, nhưng thật tình là chỉ gọi có mỗi một món, ăn cho nhanh để đi ra khỏi nhà hàng. Có ai đoán được mùi gì không ? Nhà hàng có vẻ sạch sẽ, bàn trải khăn trắng, bát đũa, ghế ngồi xem cũng sạch sẽ, nhưng, trong mỗi góc tường trên cao, họ có đặt một cái bình tự động phun một mùi thơm hóa học, mỗi phòng ăn là có bốn bình phun như thế, cái mùi mà bên châu Âu người ta chỉ để trong…nhà cầu tiêu, nhà xí! Hỏi họ tại sao, thì họ trả lời để đánh bạt mùi bia và mùi tôm cá! Chúng tôi nhớ mãi cái nhà hàng ấy và câu trả lời ấy.

Còn quà Hà Nội ? Bạn Hà Nội cũng thích cho cà phê rang đặc sản, trà xanh, rượu trắng như Nếp mới, Lúa mới, bánh chưng, gà luộc, dưa món…nhưng cái bánh chưng Hàng Bông, thật là chưa ăn cái bánh nào ngon hơn, bánh có mầu xanh ngọc dịu dàng đúng là mầu lá dong thấm vào, không phải mầu phẩm xanh lè bôi thêm trên nếp, nếp dẻo quánh lại tan trong miệng không cần phải nhai, miếng thịt mỡ vừa trắng như bông, vừa hồng tươi cũng tan mịn theo hương vị bùi bùi beo béo, nhân đậu xanh thì cũng tan biến như bánh đậu xanh Hải Dương, ăn nửa cái bánh chưng một lúc không thấy nặng bụng, hay ngấy. Một mình tôi thôi, phải “đánh vật” với khúc giò lụa nặng cả kí, cũng may là chồng tôi thấy ngon, ăn hộ cho một nửa.

Còn năm nay, bốn cái hộp mơ Hà Nội í à ? Nếu tôi không biết gìm cái tham ăn, rút cái tay táy máy lại và đi lảng ra chỗ khác cho quên, thì chắc tôi đã ngồi trong bếp, ăn hết một mạch bốn hộp mơ đặc sản một lúc. Giời ơi, cầm quả mơ, quả sấu, cắn vào, vừa chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn lại thêm có vị gừng, vị ớt cay cay, nồng nồng…một quả, thêm một quả, lại nhón thêm một quả nữa…cứ thế. Loại “mơ Hà Nội” khác hẳn loại “ô mai”. Trong Nam gọi là “ô mai” là loại cục viên tròn làm bằng nhiều chất liệu thái mỏng hay dã nhỏ, rồi vo viên lại, bên trong không có hột, nên mùi vị ô mai là một mùi vị tổng hợp. Mơ Hà Nội thì là loại còn nguyên quả, nguyên hột bên trong, tùy theo cách chế biến mà mang nhiều tên khác nhau mà món nào cũng ngon xít xà tắc lưỡi. Cô giáo cũ của tôi, người Hà Nội, có lần tâm sự là cô thích nhất sấu dầm trong nước mắm pha để chấm rau. Vườn nhà tôi có mấy cây đào cho quả, cây mận (mơ), cây sơ ri…nhưng năm nào cũng thế, tôi ngồi mê mải trong bàn viết, không ra lượm, hái quả, chim chóc ăn một nửa, một nửa rơi rụng thúi vữa trên cỏ xanh, cứ để thế thành chất bón đất, bón cây. Nhưng mùa thu năm nay, tôi sẽ thử lượm quả…để làm thành “mơ Hà Nội”.

Ở Hà Nội còn có một món quà gắn liền với hình ảnh mẹ tôi. Dạo ấy, mẹ tôi còn rất trẻ, tuổi độ mười tám hai mươi, ở đâu trong phố Hàng Bạc, bây giờ thì tôi không biết số nhà để đi tìm về kỷ niệm xa xưa của mẹ tôi. Sau này mẹ tôi hóm hỉnh kể, dạo ấy, thiếu nữ, thì chỉ mơ có mỗi một thứ, là được đi ăn kem bờ hồ với người yêu. Tôi tìm kem bờ hồ, thì kem bờ hồ không còn nữa, chỉ còn có kem Tràng Tiền, người ta xếp hàng mua kem rồi đứng trên vỉa hè, hay vừa đi vừa liếm kem. Chồng tôi ngượng liếm kem vỉa hè nên không chịu, làm cho tôi cũng không dám liếm kem một mình, mất đi một cái thú vui trẻ con, tóc mình đang bạc mà.

Còn chuyện “đi với người yêu” thì dạo ấy, tôi cũng có hỏi má tôi, “Má ơi, đi gì mà đi, chẳng nắm tay nhau gì cả, cứ ông đi trước ba bước, bà đi sau ba bước!”. Má tôi cười “Thời nào phải ra thời ấy chứ, thời cha mẹ đâu có như thời các con được.” Má tôi nói đúng, thời chúng tôi, bây giờ cũng đã khác thời bọn trẻ ngày nay nhiều lắm! Tuy thế các cô gái trẻ cứ xuýt xoa nhìn hai bác già nắm tay nhau đi dạo trên đường, hai bác hạnh phúc quá, làm cho tôi có cảm giác đang “nắm” được cái hạnh phúc trong tay, nặng cả trăm kí lô là ít !
Thèm ăn ngon, ăn vặt nhưng ở cả Pháp và Việt Nam hiện tại, nhiều người quan tâm đến vấn đề phẩm chất của thực phẩm, nhất là khi đột nhiên cảm thấy có vấn đề sức khỏe sau khi tiêu dùng, hay thậm chí bị ngộ độc. Các loại thực phẩm tại Pháp như khoai tây, rau cỏ, bánh mì thì nhiễm thuốc trừ sâu bọ cỏ dại, chống lên mầm, thịt thì nhiễm hơi ga bảo quản, các loại thực phẩm chế biến trong kỹ nghệ như đồ hộp, đồ đông lạnh, đồ nấu sẵn…thường bị nhiễm các chất chống mốc, chất bảo quản dài ngày…cho nên người tiêu thụ dễ mắc những bệnh như dị ứng, khó tiêu, ợ chua, nói chung các bệnh về đường tiêu hóa, có khi bị nhiễm độc nhẹ xanh mặt, toát mồ hôi dầm dề, lả người, nằm gục đến hôm sau mới lại sức, hay nhiễm độc nặng. Ở Việt Nam thì ngoài các hiện tượng nhiễm độc thực phẩm còn có thêm khả năng nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau, từ giun kim cho đến giun lươn, rất khó trục ra. Cẩn thận khi ăn uống, không nên để bị hấp dẫn vì « ngon miệng » mà thiếu vệ sinh, sạch sẽ là cách bảo vệ trực tiếp sức khỏe của chính mình, nhất là không nên tiêu dùng những thực phẩm có nguồn gốc « nhập » rất đáng ngờ, rất có hại cho sức khỏe. MTT

Anh cho em mùa xuân – Mathilde Tuyet Tran

25 mai 2012
Mathilde Tuyet Tran
Nhạc - Musique
← Précédent 1 … 26 27 28 … 31 Suivant →

Nouveautés

  • Une lettre de la Première Dame de la République Française et la Poste -©Mathilde Tuyet Tran, France 2020 6 octobre 2020
  • Uy quyền của vua chúa Pháp qua kiến trúc vườn 14 août 2020
  • Vai trò của Bạn trong đời 14 juillet 2020
  • SMARTPHONE VÀ TÔI – © Nguyễn Tường Bách 7 juillet 2020
  • Ấn tượng về một phim tài liệu : « Đối mặt với ong khổng lồ ở Himalaya » 31 mai 2020
  • Ung Thư, Hành trình đến với cảm thông – Cancer, Voyage vers la sympathie 21 mai 2020
  • Đi là để đi – ©Phạm Ngọc Thúy 21 mai 2020
  • Chúc Mừng Giáng Sinh 2019 – Joyeux Noël 2019 24 décembre 2019
  • Pour vous, voyageurs au Viet Nam 3 septembre 2019
  • Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm 11 mars 2019
  • Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng 7 mars 2019
  • Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum 14 février 2019
  • Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes 9 février 2019
  • Triết lý của Tôn Tử binh pháp 28 octobre 2018
  • Nam Định, thành phố những nhà thờ 17 août 2018
  • Một ngàn đồng Việt Nam 17 août 2018
  • Nhà sản xuất chất độc da cam Monsanto thua kiện, phải bồi thường 289 triệu đô la Mỹ 14 août 2018
  • Đọc “ Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời “ của Hoàng Lại Giang- © Mathilde Tuyết Trần, France 2018 26 avril 2018
  • Vua Duy Tân, những ngày cuối cùng ở Paris 14 avril 2018
  • Pleiku, hoa cà phê thơm ngát 10 mars 2018
  • Những đoàn tàu biển toàn cầu hóa 31 janvier 2018
  • Mô hình chung cư « thô » 8 janvier 2018
  • Avignon, thành phố của các giáo hoàng 1 janvier 2018
  • Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère 19 septembre 2017
  • Nhớ Mẹ 8 avril 2017
  • Những đệ nhất phu nhân của nước Mỹ từ thời Washington 5 avril 2017
  • Cầu Mống Sài Gòn 26 mars 2017
  • Cảm nghĩ đi đường 22 mars 2017
  • Tôi quên cây me có hoa vàng 9 mars 2017
  • Tại sao người Việt Nam hạnh phúc ? 6 février 2017
  • Trưởng nữ của Vua Duy Tân, công chúa Suzy Vĩnh San 5 février 2017
  • Une journée libre à Saigon 18 janvier 2017
  • Chúc mừng Xuân Đinh Dậu 2017 12 janvier 2017
  • Nỗi đau thế hệ 15 décembre 2016
  • Ký hiệu FR8VX của Vua Duy Tân 6 novembre 2016
  • Nước Đức mùa thu 18 octobre 2016
  • Đám cưới của Bayer và Monsanto 12 octobre 2016
  • Bảo tàng quân đội Pháp Les Invalides 29 septembre 2016
  • Về bài báo “Expatriation-8 raisons de ne pas regretter le Vietnam” 17 septembre 2016
  • Sầm Sơn phố biển 29 août 2016
  • Thông báo của MTT cùng bạn đọc 20 août 2016
  • Quét lá trong Dinh Độc Lập 20 août 2016
  • Ghi chép một chuyến về quê 31 juillet 2016
  • Chia buồn 18 juillet 2016
  • Một vòng quanh chợ – Un petit tour au marché 30 mai 2016
  • Chùa Ngọc Hoàng một ngày nắng nóng 28 mai 2016
  • Một góc phố ngày xưa…Un coin de mon enfance 22 mai 2016
  • Câu chuyện đầu xuân về củ khoai lang tây 5 mai 2016
  • Một nhánh hoa Muguet 1 mai 2016
  • Tiểu sử Jean Sainteny 26 avril 2016
  • Những kỷ niệm Paris, métro, boulot, dodo… 22 avril 2016
  • Tháp Eiffel, cầu Long Biên Hà Nội và cầu Tràng Tiền Huế 6 avril 2016
  • Martinique, ảo ảnh một thiên đường 1 avril 2016
  • Những lời răn của Đức Giáo Hoàng Francis 14 février 2016
  • Xuân Bính Thân 2016 6 février 2016
  • Lá thư đêm Giao Thừa 6 février 2016
  • Người Việt giữa hội nhập và đồng hóa 4 février 2016
  • Chiến thắng bí mật của Painvin – Le secret de la victoire et la bataille du Matz 2 février 2016
  • Phiếm bàn về người và con vật trong ngôn ngữ 17 janvier 2016
  • Đòn chồng – Schläge vom Mann (Nam Cao) 16 janvier 2016
  • Báo động tài chính thế giới và vấn đề người di tản Trung Đông 12 janvier 2016
  • Sự kiện Köln đánh lên một tiếng trống trong vấn đề người di tản Trung Đông 9 janvier 2016
  • Chiếc áo cưới mầu trắng 6 janvier 2016
  • Thị trường dầu hỏa là yếu tố và động lực thúc đẩy khủng hoảng kinh tế thế giới ? 4 janvier 2016
  • Thỏa thuận lịch sử giữa Nhật và Hàn quốc về hồ sơ “Nô lệ tình dục” 29 décembre 2015
  • Vó lưới Thái Bình 17 décembre 2015
  • Một thách thức cho nhân loại: biến đổi khí hậu 12 décembre 2015
  • Bạo lực gia đình đối với phụ nữ 2 décembre 2015
  • Trang trại của hoàng hậu Marie-Antoinette 29 novembre 2015
  • Bạn của người 22 novembre 2015
  • Bây giờ và tại đây, mùa thu và mùa xuân 11 novembre 2015
  • Một dấu hiệu “mới” trên cái cũ ở Köln 19 octobre 2015
  • Vấn nạn mảnh bằng 8 octobre 2015
  • Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 70 trong cơn “nóng” và “lạnh” 29 septembre 2015
  • Anouk 14 septembre 2015

Archives

Catégories

  • Bạn bốn phương – Jardin des amis (24)
  • Bình luận – Essais (114)
  • in Deutscher Sprache (12)
  • Linh tinh – Divers (2)
  • Ngôn ngữ (6)
  • Nhạc – Musique (2)
  • Phỏng vấn – Interview (2)
  • Textes en Français (44)
  • Texts in English (12)
  • Thơ – Poèmes (27)
  • Thời sự – Actualités (49)
  • Tranh sơn dầu – Peinture à l'huile sur toile (3)
  • Văn – Littérature (73)

Mots-clefs

1945 Agent Orange Angela Merkel biển Đông Bá Đa Lộc Bình Định bạn bầu cử Charles de Gaulle chất độc da cam Compiègne de Gaulle di tản du lịch Du lịch Việt Nam Duy Tân France Libre François Hollande Gia Long Giáng Sinh giáo dục Hartz IV Hy Lạp Hà Giang Hàm Nghi Hà Nội hạnh phúc Indochine Lataule Leclerc Mathilde Tuyet Tran Oise Outlook Paris Picardie Picardie France Quy Nhơn Thái Bình tiêu thụ tiếng Việt tình yêu Tết Việt kiều voyages élections présidentielles 2012
©MathildeTuyetTran(MTT)-All Rights Reserved

Copyright © 2021

Powered by Oxygen Theme.

Nous utilisons des cookies pour vous garantir la meilleure expérience sur notre site web. Si vous continuez à utiliser ce site, nous supposerons que vous en êtes satisfait.Ok