Mathilde Tuyet Tran

Bình luận, Văn, Thơ, Nhạc, Tranh - Essais, Littérature, Poème, Musique, Peinture

Menu
  • Accueil
  • Liên hệ – Contact
  • Tác phẩm – Publications
  • Phòng tranh-Peinture-Painting
  • Trang nhạc – Musique
  • Textes en Français
  • Texts in English
  • in Deutscher Sprache
  • Bạn bốn phương – Jardin des amis
Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm

Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm

11 mars 2019
Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng

Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng

7 mars 2019
Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum

Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum

14 février 2019
Cầu Mống - Pont des Messageries Maritimes

Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes

9 février 2019
Nam Định, thành phố những nhà thờ

Nam Định, thành phố những nhà thờ

17 août 2018
Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère

Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère

19 septembre 2017
← →
  • Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm
  • Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng
  • Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum
  • Cầu Mống - Pont des Messageries Maritimes
  • Nam Định, thành phố những nhà thờ
  • Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère
Parcourir :  Accueil   /   Page 2

Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng

7 mars 2019
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng – ©Mathilde Tuyet Tran, France 2019

Tôi tìm đến Đền Cuông ở Nghệ An như tìm đến một cái kết cục tất yếu của một giai đoạn lịch sử Việt Nam đã được huyền thoại hóa thành chuyện cổ tích.

Đó là câu chuyện của An Dương Vương Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sau khi bị con rể là Trọng Thủy phản bội niềm tin tưởng của vợ mình là công chủa Mỵ Châu đánh cắp nỏ thần của vua cha, Triệu Đà của nhà Tần mang quân đánh chiếm nước Nam.

An Dương Vương thua trận, thất thế, một mình một ngựa, đèo theo con gái ngồi sau lưng, không biết rằng nàng công chúa bứt lông ngỗng trên aó mình rải dọc đường đi, để làm dấu báo tin cho chồng là Trọng Thủy. Trọng Thủy đuổi theo nhà vua và Mỵ Châu. An Dương Vương chạy về đến núi Mộ Dạ, kêu cứu thần Kim Quy, người trước đây đã giúp cho An Dương Vương xây thành và tặng cho chiếc nỏ thần, bắn một phát giết cả ngàn tên giặc.

Thần Kim Quy hiện lên trong hình dạng một con rùa, bảo nhà vua “Giặc ngồi sau lưng nhà vua đó !”. An Dương Vương tức giận vì nước mất nhà tan vung kiếm chém đầu con gái rồi gieo mình xuống biển ở Cửa Hiền, cách sườn núi Mộ Dạ khoảng 3 cây số về phía Nam, tự tử, được thần Kim Quy đón về.

Tính ra, từ cung điện ở Cổ Loa cho đến núi Mộ Dạ ở Nghệ An, vua An Dương Vương đã tháo lui hơn 300 cây số về phía Nam. Điều này có thể hiểu là cuộc chiến đấu chống lại quân nhà Triệu Đà đã kéo dài nhiều tháng, cho đến khi sức cùng cạn kiệt.

Câu chuyện An Dương Vương, Trọng Thủy, Mỵ Châu được dân gian tìm cho một cái kết “mạng đổi mạng” rằng Trọng Thủy nhẩy xuống giếng ngọc tự vẫn sau khi chôn xác Mỵ Châu ở Loa Thành, cho cái chết của nàng Mỵ Châu đỡ uất.

Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh cách Hà Nội 20 cây số, nơi vua An Dương Vương đã xây thành trôn ốc bằng đất nung gọi là Loa Thành và có đền thờ nhà vua, tôi đã về thăm mấy bận. Cổ Loa thờ cả thần Kim Quy và có cả am Mỵ Châu và giếng Ngọc. Ở Cổ Loa Mỵ Châu được thờ là công chúa không đầu, không có hình tượng, chỉ là một tảng đá trôi dạt.

Nhưng đền Cuông ở Nghệ An thì tôi mới đến lần đầu tiên. Đền Cuông nằm ngay trên quốc lộ A1, cách thành phố Vinh 30 km về hướng Bắc, ai không biết cứ thong dong chạy qua. Địa danh chính xác ngày nay của Đền Cuông là xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Tên núi Mộ Dạ ghi trong sử sách thì ngày nay vẫn còn nguyên vẹn, khiến cho tôi đứng dưới chân núi Mộ Dạ mà tưởng rằng mình đã lùi vào sử sách. Tên Đền Cuông là đền Công (có nhiều chim công) và cũng là do phong thủy thế đất giống như hình con chim công soải cánh mà ngôi đền được đặt ở đầu con công, phát âm theo giọng địa phương. Cũng vì tên Đền Cuông mà nhiều người không biết đó là nơi thờ vua An Dương Vương và Mỵ Châu, Cao Lỗ. Phía sau Đền Cuông núi Mộ Dạ là bờ biển của Diễn Châu, và cửa Hiền là nơi có mộ của Mỵ Châu và miếu Mỵ Châu.

Tượng thờ An Dương Vương, Nghệ An . Photo: MTT2019

Chưa có xác định khoa học nào định rõ thời điểm lập đền, thượng điện có thể từ thời Lê, hạ điện và trung điện được xây dựng năm 1864, hiện nay quần thể Đền Cuông mang tính chất đế vương có cổng vào đền, cổng tam quan, hồ bán nguyệt, ba tầng cung điện, hậu cung thờ vua An Dương Vương, nhị cung thờ Mỵ Châu, đặt bên tay trái của tượng tướng Cao Lỗ, và các đồ thờ tự tiêu biểu cho bậc đế vương.

Đặc biệt ở đây công chúa Mỵ Châu được thờ nguyên dáng, tượng của bà có nét mỹ thuật cổ, hao hao giống các tượng nữ khác như tượng Hai Bà Trưng…ở miền Bắc, khuôn mặt tròn trĩnh như trăng rằm, đẹp đẽ đức hậu của nét đẹp cổ, rất quý phái thanh tao.

Tượng thờ Mỵ Châu, Nghệ An

Nằm ở ngay bên đường quốc lộ A1, xe chạy hàng ngày rầm rập như nước chảy, không khí đáng lẽ ra bị gọi là ô nhiễm nhưng Đền Cuông xanh tươi cây lá, ngay trước cổng đền là một cây đa tươi tốt, chung quanh đền và sau đền đều xanh um.

Tôi đến Đền Cuông đúng vào ngày trăng tròn đầu tháng hai âm lịch, nên người vào đền cúng lễ khá đông ngay từ sáng sớm, hương khói đã nghi ngút ngay từ ngoài cổng đền, của những người vái vọng. Nhiều người xếp hàng xin thẻ xâm chờ đến lượt mình, để cầu an, cầu phúc, người nào cũng đem một mâm lễ đến dâng. Ở Nghệ An thì “thứ nhất Đền Cờn, thứ nhì Đền Quả”, Đền Cuông xếp hạng tư trong thứ tự tâm linh trong lòng dân. Hàng năm lễ hội Đền Cuông được dân chúng địa phương tổ chức vào ngày 14-16 tháng 2 âm lịch.

Nhưng ngoài những chuyện tin tưởng linh thiêng về tâm linh, những truyền thuyết được lưu truyền lại, những tình tiết hư cấu không thể kiểm chứng, giá trị lịch sử của Đền Cuông chưa được nổi rõ, Nghệ An là địa điểm kết thúc của triều đại Thục An Dương Vương của nước Âu Lạc vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên với bài học lịch sử đầu tiên của thời sơ khai về chiến tranh gián điệp về hậu quả tất yếu của nó, giặc ngoài không bằng thù trong, sử dụng tình yêu, tin tưởng và lòng yếu mềm của phụ nữ cho mục đích quân sự.

Lẫy nỏ và mũi tên đồng ba cạnh, khuôn đúc mũi tên, rìu và trống đồng Cổ Loa…là những di vật đã được khảo cố tìm thấy hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Hả Nội.

Trong miền Nam, tượng đài vua An Dương Vương cầm cái nỏ thần được đặt ở vòng xoay nay là ngã sáu Nguyễn Tri Phương, điểm tiếp giáp giữa quận 5 và quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, vẫn đứng vững với thời gian. MTT

Đền Cuông Nghệ An thờ An Dương Vương, Mỵ Châu, Cao Lỗ . Photo MTT2019

Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum

14 février 2019
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum – ©Mathilde Tuyet Tran, France 2019

Đã rất ấn tượng về một Pleiku xinh xắn và thơm phức trải mình trong ánh nắng với đồi cà phê và đồi trà tôi lại còn ấn tượng hơn khi đến thăm Kontum lần đầu tiên trong đời. Đất nước Việt Nam thật là đẹp, suốt từ Bắc chí Nam, những người đã chu du khắp thế giới có lẽ đều nhận thấy mảnh đất này như một thiếu nữ vừa độ xuân thì, còn nhiều tiềm năng cung ứng.

Người Pháp đã nhận ra điều đó từ nửa thế kỷ thứ 17. Chẳng những thế, tôi trích đoạn trong cuốn Dấu xưa – Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn, tôi viết năm 2009, xuất bản năm 2010 tại Pháp cách đây đã đúng 10 năm, nhận định của người Pháp khi họ đến khai phá nước ta qua ngòi bút của người không đâu xa lạ với lịch sử của nước ta thời chúa Nguyễn: Đức giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), ngài trình lên vua Louis XVI các sản phẩm có thể xuất cảng của VN thời ấy, năm 1845:

“ Sản phẩm của nước Cochinchine và các nơi khác tùy thuộc vào Hoàng tử (Nguyễn Phúc Cảnh):

Vàng, tiêu, quế, đường, tơ lụa thô, tơ lụa chế biến, bông vải, vải , thuốc nhuộm xanh, sắt, trà, nghệ, sáp ong, ngà voi, mủ cao su, hàng sơn mài, dầu cây lô hội, gỗ muồng, gỗ vang (tô mộc), tinh dầu gỗ, gỗ làm giấy, gỗ cau, các loại gỗ quý…, sợi dứa, các loại gỗ dùng trong xây dựng nhà cửa, nhựa hắc ín và…nói chung, tất cả những gì cần thiết cho đời sống.

….Ở đây không có cừu và lừa, nhưng trong rừng thì đầy đặc những cọp, voi, sừng, gấu, nai, sơn dương, linh dương, xạ hương, khỉ, và nhà quê thì đầy kín những bò, trâu, heo sữa và gà vịt. “

Người dân Việt đã có một đời sống rất sung túc ở thế kỷ 18, điều này đã được người Pháp ghi chép trong sách sử nhiều lần khi họ đến nước ta.

Dài dòng như thế vì Kontum xinh đẹp nhắc nhở tôi trở về với quá khứ lịch sử, đến đây mới thấy sự giầu đẹp của đất nước. Kon Tum là ngôn ngữ Ba Na (Bahnar) của dân tộc thiểu số Ba Na tại đây, Kon là làng Tum là hồ. Kontum có một vị trí chiến lược, nằm ở cực bắc của Tây Nguyên và phần lớn trên sườn phía tây của dâỹ Trường Sơn, nên Kontum được gọi là Ngã ba Đông dương vì có đường ranh giởi tiếp giáp với Lào (142,4 cây số ) và Campuchia (138,3 cây số ). Cột mốc ba biên Việt Nam-Lào-Campuchia được đặt ở cửa khẩu xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi.

Từ nửa thế kỷ thứ 15, Vua Lê Thánh Tôn chinh phạt Chiêm Thành năm 1471 và thu phục các bộ tộc ở Tây Nguyên, sát nhập vùng đất Tây Nguyên vào lãnh thổ Đại Việt. Các giáo sĩ người Pháp tìm đến Kontum để truyền đạo năm 1848 và lập cơ sở trung tâm truyền đạo Kon Ko Xâm và Kon Trang năm 1850.

Kontum có độ cao trung bình từ 500 mét đến 700 mét, phần phía bắc cao từ 800 mét – 1.200 mét với đỉnh Ngọc Linh cao 2.596 mét, vùng đất này nổi tiếng với sâm Ngọc Linh là thuốc bổ cường dương quý hiếm.

Tháng 1-2 vào mùa Tết nhiệt độ trung bình ở Kontum là 17-18 độ C. Nhiệt độ ở Kontum xuống rất nhanh vaò buổi chiều, mặc dù buổi trưa nắng nóng 29-30 độ thì chiều xuống lạnh đến 14-15 độ.

Đất Kontum có nhiều khoáng sản như sắt, crôm, vàng, plutonium, đá quý…Rừng Kontum có nhiều gỗ quý, động vật quý, thực vật quý.

Hiện nay, tỉnh Kontum với diện tích 9.674,2 cây số vuông và 507.800 dân (thống kê năm 2016) có thành phố Kontum và 9 huyện gồm 6 thị trấn, 10 phường và 86 xã. Người dân ở Kontum đa số theo đạo Công giáo và Tin Lành, chỉ có khoảng 25.012 người theo đạo Phật (thống kê 2009).

Tôi không phải là cưỡi ngựa xem hoa nữa mà là phải “chạy” như chạy giặc để “xem” Kontum trong một ngày, trước khi màn đêm buông xuống.

Bên trong nhà thờ Kontum. Photo MTT2019

Đến Kontum lúc 11 giờ sáng, đường đèo ngoằn nghèo uốn lượn, phong cảnh hai bên là núi thấp núi cao, núi xa núi gần trong ánh nắng và bầu trời trong xanh không một gợn mây tuyệt đẹp. Ăn xong bữa trưa vội vàng, cơm trưa đầy đủ, giá rẻ, chỉ khoảng 8 – 9 euros cho hai người, bác tài bảo sẽ đến nhà thờ và quả thật anh dành cho tôi một ngạc nhiên khi không báo trước.

Nhà thờ gỗ đẹp không tưởng. Tôi đã đến thăm nhà thờ bằng gỗ rất đẹp ở Phát Diệm, nhưng nhà thờ gỗ ở Kontum có nét độc đáo của nhiều nền văn hóa pha lẫn vào nhau Pháp, Việt và của nhiều dân tộc sở tại. Nhà thờ toát ra một nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ, mạnh mẽ của núi rừng Tây Nguyên trong một không gian im ắng, chỉ có tiếng lá cây rì rào trong gió ! Khuôn viên của nhà thờ vắng vẻ trong buổi trưa nóng, chỉ có bước chân của những du khách phương xa là chúng tôi, thế nên tha hồ chụp hình, ngắm cảnh. Nhà thờ gỗ ở Kontum được xây vào năm 1918 trên nền cũ, đã được đúng một trăm năm tuổi.

Nhà thờ gỗ Kontum dành cho Đức mẹ Maria. Photo MTT2019

Chồng tôi đi tìm cửa vào bên trong, là người công giáo nên ông ấy tin chắc rằng nhà thờ phải mở cửa cho con chiên tìm đến Chúa, không có nhà thờ nào lại khóa trái cửa cả. Quả thật, có một cánh cửa mở vào nhà thờ, dù là không thấy có ai trông.

Toàn nhà thờ xây bằng gỗ, rất mỹ thuật, nền nhà thờ được đặt trên cọc, cách mặt đất 1 mét, theo cách xây nhà mặt bằng thông thường bên Pháp, để cho ngôi nhà được thở, thoáng khí, không bị ẩm mốc, mục rữa. Điểm đặc biệt là nền nhà bằng gỗ nhưng đi không nghe tiếng gỗ kêu. Ngoài trời nắng gắt mà bên trong nhà thờ thì mát. Ngoài mé đường trước nhà thờ hai cây nêu cao ngất đong đưa trong gió.

Bên trong nhà thờ, đây là ngôi nhà thờ dành cho Đức Mẹ, bầy biện đơn giản mà cảm động, vẫn có sự pha trộn của các dòng mỹ thuật, cái lư hương, các hoa văn khắc gỗ, chiếc khăn thổ cẩm…

Rời nhà thờ gỗ Kontum, chúng tôi vội vàng chạy sang Tòa giám mục được xây dựng trong năm 1935-1938 do vị Giám mục tiên khởi Martial Pierre Marie Jannin Phước sáng lập. Con đường thẳng tắp trước tòa Giám mục thơ mộng và đẹp vì hai hàng cây hoa đại cổ thụ đang khẳng khiu chỉ có cành trơ và vài cái hoa mầu hồng nhạt hé nụ nở sớm. Tôi chợt nghĩ ngay đến khung cảnh một đám cưới, hai người yêu nhau mới cưới thơ thẩn dưới đường hoa. Đẹp quá. Tòa giám mục vừa có nét Art Deco của Pháp vừa có nét văn hóa Tây nguyên. Tôi không ngờ ở Kontum có những kiến trúc đẹp như vậy, trong trí tưởng tượng của tôi về miền đất này thì chỉ có nhà sàn và nhà Rông.

Photo: MTT2019

Bác tài dục chúng tôi lên xe rồi hối hả chạy đến khu rừng thông Măng Đen ở phía Bắc Kontum. Xe chạy xuyên rừng thông mát rượi, xanh um, không khí trong lành sảng khoái. Tôi nhớ hồi xưa cha tôi đi săn bắn thú rừng với bạn bè ở Cao Nguyên, ông đi cả tuần, mang về nào rượu cần, thịt nai, khô nai và cả mấy miếng da thú khô, tôi còn giữ một cái ví may bằng da nai của cha tôi, đặt trên bàn thờ.

Chúng tôi chạy cả gần hai giờ đồng hồ mới đến thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1.500 mét ở làng Kon Tu Rằng, xã Măng Cảnh, huyện Kon Plong cách Kontum đến 60 cây số đường rừng núi. Đường vắng, không xe, nhưng bác tài cẩn thận chạy theo tốc độ quy định. Nơi đây đã thành một khu du lịch có bán vé vaò cửa.

Thác Pa Sỹ, cao khoảng 45 mét, nằm lọt thỏm trong một thung lũng nhỏ mầu xanh. Nếu không có bãi đậu xe, hàng quán, cửa thâu tiền thì bạn có thể tưởng tượng ra một mầu xanh tươi thắm của núi rừng Tây Nguyên chung quanh thác Pa Sỹ.

Một người khuyết tật không nói được tỏ vẻ rất tức giận khi một chiếc xe hai bánh ủi làm vỡ một chậu cây cảnh của anh bày ở ven đường làm đẹp cho khung cảnh của thác, rồi họ bỏ đi không nói một lời xin lỗi.

Khung cảnh dưới chân thác Pa Sỹ. Photo MTT2019

Có hai đường đến thác đã được làm ra, một đường đến chân thác, một đường trèo từ trên đỉnh để xuống thác. Nhìn những bậc thang đẽo bằng đất đá cao thấp hoàn toàn không đều nhau, tôi chịu thua, không xuống được thác. Chồng tôi hăm hở cầm cái máy ảnh của tôi xuống thác chụp cho tôi tấm hình. Trong lúc ấy, bác tài khám phá ra đường xe hơi đi được đến chân thác, bèn vội vàng chở tôi đến đấy. Tôi quay về đỉnh thác vừa đúng lúc chồng tôi đang đúng chờ tôi mặt đỏ bừng muốn xỉu vì tưởng bác tài phải chở tôi đi cấp cứu mà không kịp báo. Một kỷ niệm mà tôi không quên.

Từ thác Pa Sỹ bác tài chở chúng tôi đi ngang qua khu du lịch Măng Đen, nhiều nhà xây dở dang bỏ hoang, để đến chỗ Đức Mẹ Măng Đen, nhưng tôi mệt quá, đến nơi rồi mà “chạy” không nổi nữa, đành phải đi về.

Dọc đường, băng xuyên qua rừng thông trên con đường Trường Sơn Đông, là một đoạn của con đường Hồ Chí Minh, con đường rừng hẹp, hai bên đường cây cao xanh ngát, tôi có cảm giác như ở bên Pháp, nhất là khi nhiệt độ bên ngoài chỉ còn có 15 độ. Lời nhạc của một bài hát “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn, hai đứa ở hai đầu xa thẳm…” vang lên trong trí nhớ, bây giờ tôi mới hiểu thấm thía tình cảnh của hai người yêu nhau, cùng ra trận, người ở sườn Đông, người ở sườn Tây, cách nhau một rặng núi, một rặng rừng. Đẹp quá.

Nếu bạn có muốn đi Kontum chơi, nên dự trù ít nhất là hai ngày, đừng chạy như chúng tôi. Cảm ơn bác tài đã nhiệt tình chở chúng tôi đi chơi suốt cả một ngày mà không mệt. Lúc về, màn đêm xuống rất nhanh, bỗng chốc không còn thấy cảnh bên ngoải nữa. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy có người đi bộ xuyên rừng khi màn đêm buông xuống, họ đi đâu, đi đến bao giờ mới ra được đường cái !

Dọc đường, bác tài gọi điện bảo vợ thổi cơm ăn muộn khi bác về đến nhà vì suốt mấy trăm cây số không có hàng quán gì để ăn uống, và bác mua cho chúng tôi nửa con vịt quay để ăn tối trong phòng khách sạn.MTT

Nhà Thờ bằng gỗ ở Kontum. Photo MTT2019

Tòa Giám Mục Kontum – Photo MTT2019

Đường vào tòa Giám Mục dưới nắng xuân. Photo: MTT2019

Thác Pa Sỹ, Kontum. Photo: MTT2019

Kiến trúc nhà rông đăc trưng của Kontum. Photo: MTT2019

Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes

9 février 2019
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes, © Mathilde Tuyết Trần, France 2019

pour Colette….

“…car on a un peu l ‘impression que cela pouvait être fait à Paris surtout avec le Pont derrière toi ” ..

Son nom en Vietnamien avec l’orthographe exacte est “Cầu Mống”, certains l’écrivent faussement “Cầu Móng”.

En fait, le pont Cầu Mống étant de petite taille et ne traversant qu’ un canal, il n’y a par conséquent qu’une unique travée de 128 mètres, tandis que le pont de Trường Tiền a` Huế est plus long (401,10 mètres), a lui, 6 travées de poutres en acier semi-circulaires, appelées les six Mống, ainsi son nom est entré dans son histoire est le pont Cầu Mống.

L’histoire du pont Cầu Mống est liée à celle de la compagnie des «Messageries Maritimes». Les Messageries Maritimes ont été fondées en 1851 dans le port de Marseille avec deux missions principales: le transport de messages administratifs, d’informations et de colis vers la France pour le gouvernement français avec son soutien d’investissements et administratifs, et son but commercial est de transporter des passagers, des fournitures et des biens importés et exportés entre la France et les coloniaux, ainsi que vers les ports de mer connexes. Après quelques changements de nom, la société est officiellement baptisée en 1871 “Compagnie des messageries maritimes” ou “Messagerie Maritimes”.

Le port de Saïgon a été officiellement créé par le gouvernement colonial le 22 février 1860. Il a été ouvert à la navigation et commercialisé par le vice-amiral Théogène François Page, gouverneur général militaire en Indochine, un an exactement après que le général Rigault de Genouilly eut attaqué Gia Định avec 9 navires le 16 février 1859, débutant la période d’occupation du Vietnam jusqu’à l’année du retrait définitif des Français en 1956.

Le port de Saïgon se compose de trois parties: la section militaire, la section commerciale et la section du port fluvial pour les bateaux des fleuves et ruisseaux situés au sud du pays. Dans le port de commerce situé en dehors des autres entreprises, les Messageries Maritimes jouissent du droit exclusif d’exploiter le port de Saïgon et jouent un rôle important dans la communication en raison de sa fonction postale.

Un trajet sur un bateau des Messageries Maritimes entre Marseille – Saïgon prenait un mois. Les bateaux des Messageries Maritimes assurent la liaison nord-centre-sud dans les ports de Haï Phong, Da Nang (Tourane) et Saïgon au Sud du Vietnam.

Le pont Cầu Mống été construit par la société des Messageries Maritimes de 1893 à 1894 dans le but de transporter des cargaisons et des personnes de ses navires océaniques à la côte. Son nom d’origine était donc “Pont des Messageries Maritimes”.

À cette époque, il n’y avait que des chemins de terre. Le pont Cầu Mống a donc été construit pour les piétons, les porteurs et les coulis tirant leurs pousse-pousse a` la main et aux pieds nus. De l’autre côté du port, la première maison du quai de Vân Đồn apparaissait, ainsi le quai de Chương Dương, la caserne Francis Garnier, la douane, la fabrique de tabac J.Bastos, la banque d’Indochine ….

Un des souvenirs de ma vie était que mon père avait l’habitude de prendre un bain tous les matins dans le fleuve de Saïgon, au mât Banner toujours en place de nos jours et qu’il m’emmenait avec lui, j’avais alors douze ans. À cinq heures du matin, le père et la fille nageaient déjà dans la rivière, à l’ époque on n’avait pas encore de maillots de natation je portais même un ensemble en tissu pour nager! Je nageais parmi les sampans flottants qui transportaient des gens de l’autre côté de la rivière et les jacinthes d’eau dérivaient à terre, l’eau était propre. Après avoir pris un bain fraîchement dans la rivière, nous allions au vieux marché de la rue Hàm Nghi pour déguster un bol de soupe de poisson préparé chaudement par les chinois.

La pointe des Blagueurs avait autrefois un restaurant français. À proximité se trouve le siège des Messageries Maritimes construit en briques rouges, on l’appelle Nhà Rồng et maintenant un musée Ho Chi Minh y est installé en souvenir du départ de Ho Chi Minh en France en 1911, en tant commis de cuisine sur le bateau Latouche-Treville.

Trois anciens ponts de fer historiques qui sont actuellement à Saïgon, Huế et Hanoï ont été conçus par l’architecte Gustave Eiffel de la société de construction Levallois-Perret avant la construction de la tour Eiffel à Paris en 1887-1889, mais maintenant la tour Eiffel est devenue un symbole de la France, est un aimant pour attirer les touristes du monde entier. Même la charpente métallique apparente de la Poste Centrale de Saïgon ont été conçu par l’ingénieur Eiffel de 1886 à 1891, l’architecte en bâtiment Auguste Henri Vildieu et son partenaire Alfred Foulhoux ont eux conçu le bâtiment.

Le pont Cầu Mống, le plus ancien, 125 ans, fut construit par les Français en 1893-1894, puis le pont Trường Tiền (Huế) construit en 1897-1899, puis enfin le pont Long Biên (Hà Nội) 1898-1902 qui fut endommagé par les bombardement US des années 70.

Le pont Cầu Mống traverse le canal appelé Bến Nghé, reliant la rivière Saïgon, reliant maintenant le district 1 au district 4, il est long de 128 mètres et large de 5,2 mètres, entièrement en fer, de conception très artistique du 19ème siècle, digne d’un travail Eiffel.

La France entière est fière d’une tour Eiffel, notre pays a au moins quatre œuvres d’Eiffel, les Français doivent se rendre au Vietnam pour prendre des photos avec le pont Cầu Mống, alors pourquoi doit on voyager si loin pour trouver un œuvre d’ Eiffel ?

Mes parents se sont installés à Saïgon en 1940. À cette époque, mon père n’avait que 22 ans et ma mère, 18 ans, quand ils ont également quitté le port de Haï Phòng pour se rendre à Saïgon avec les Messageries Maritimes. Mes parents ont acheté une maison dans la rue Pellerin, qui a été renommée rue Pasteur, a` côté de l’ Hôtel de Ville dans le premier arrondissement où je suis née. Elle avait une largueur de 5 mètres et une longueur de 25 mètres, un toit en tuiles rouges, conformément au plan français de cette époque.

La route Pasteur va tout droit du pied du pont Cầu Mống en ligne droite jusqu’à la rue Trần Quốc Toản, mais j’ ai oublie’ ! Les souvenirs de mon enfance m’ont rappelé de la rue Pasteur, allant du boulevard Lê Lợi, au bassin des Tortus derrière la cathédrale Notre Dame de Saigon, où se trouvait l’ancienne école de Trần Quý Cáp, en passant par les jardins fleuris du palais de l’Indépendance.

Depuis la rue Hàm Nghi, le taxi se rend au pont Khánh Hội, autrefois appelé Cầu Quay car c’était un pont tournant pour que les bateaux et les navires entraient et sortaient, également construits par les Français, pour traverser le district 7 de Phú Mỹ Hưng. Cette route change trop vite. Cela m’a fait ignorer, ainsi que surpris qu’ a mon côté droit avait un pont bleu ressemblant à du jade sans se rappeler son nom. Mon mari l’a exhorté à aller le voir tous les jours. Un jour après le petit-déjeuner, pensant qu’il faisait frais le matin, je le «guidai» vers le pont bleu. Mais j’ai oublié le chemin!

Le chauffeur de taxi, étant trop jeune, il ne connaît pas exactement l’ emplacement du pont Cầu Mống, il conduit dans le mauvais sens. Quand je suis descendu, j’ai compris que je devais lui dire de conduire de la rue Hàm Nghi jusqu’à la vieille banque de l’ Indochine, à la place de tourner en ronde. Au pont, il y avait le fameux marché Cầu Mống toujours anime’.

Debout au pied du pont Cầu Mống, j’ai été surprise par son changement. Le pont Cầu Mống paraît très beau, très bien conservé, peint en vert jade comme neuf. Le pont est placé sur deux socles en béton aux deux extrémités, construits dans un escalier stylisé. Le piédestal était peint à neuf, mais les gens mal éduqués a peint avec des bombes de couleurs sur les murs des images sans signification. Dommage que la ville laisse les marchands de rue, qui parsèment des ordures sur le pont.

Heureusement, lors de la construction de l’autoroute Est-Ouest et du tunnel de la rivière Thủ Thiêm, le pont Cầu Mống déjà a été démonté, finalement n’a pas été supprimé, vendu aux ferraille, mais il est remonté à sa place dans la nouvelle peinture originale de couleur vert jade. Saïgon doit remercier quelqu’un d’avoir gardé le plus vieux pont du pays pour le futur, et que ça reste !

Lorsque nous avons visité le pont, les gens construisaient un système d’égout pour lutter contre l’ inondation de la ville, juste à côté du pont Cầu Mống. Un jeune couple nouvellement marié prend également des photos sur le pont en souvenir. Il s’avère que certaines personnes connaissent la valeur d’un pont, d’un trésor. MTT

MTT et Cầu Mống. Photo: Lê Ngân 2019, Báo CA TPHCM

MTT sur Cầu Mống, derrière l’ancienne Banque de L’Indochine. Photo: Lê Ngân 2019, Báo CA TPHCM

Photo de 1955 Cầu Mống et Cầu Quay

Triết lý của Tôn Tử binh pháp

28 octobre 2018
Mathilde Tuyet Tran
Bạn bốn phương – Jardin des amis

Triết lý của Tôn Tử binh pháp ©Nguyễn Phụng, Paris 2010

MTT đăng lại bài viết của tác giả Nguyễn Phụng đã viết từ năm 2010. Xin chân thành cảm ơn.

Lời giới thiệu

Chơi đánh GO là một thú tiêu khiển chiến lược để… dành đất. Một ván cờ GO có thể kéo dài rất lâu và thú vị, nhưng coi chừng đối phương nổi nóng, tức vì không thấy trước là mình thua bất ngờ….rồi đập bàn cờ lên đầu bạn!

Khi nói đến nghệ thuật chiến tranh, Đông và Tây thường hay nhắc tới hai thiên tài quân sự  Tôn Tử (Sun Zi, 孙 子) hay Tôn Vũ (Sun Wu, 孙 武) và Carl Von Clausewitz (1780-1831), dù hai người sinh ra cách nhau đến 23-24 thế kỷ. Có thể CV Clausewitz, một tướng người Phổ (Prusse) nay là nước Đức, có đọc Tôn Tử binh pháp của bản dịch người Nga năm 1680 vì các bản dịch khác do ông Joseph Marie Amiot, một giáo sĩ người Pháp sống nhiều năm ở Trung Quốc cho xuất bản năm 1772 ở Paris và chỉ được dịch ra tiếng Đức năm 1910.

Người Việt Nam chúng ta, ai cũng có đọc qua bộ tiểu thuyết Đông châu Liệt quốc của tác giả Phùng Mộng Long và đều biết hai thiên tài quân sự Tôn Tử và Tôn Tẫn (Sun Bin,孙 膑) qua hai câu chuyện. Chuyện Tôn Tử cho chém hai ái thiếp của Ngô Hạp Lư (吴阖闾) làm gương vì hai mỹ nhân này không nghe lệnh truyền quân của Tôn Tử và chuyện Tôn Tẫn bị bạn Bàng Quyên (Pang Juan, 庞 涓,?-341) phản phải giả điên và cuối cùng Bàng Quyên phải tử vong vì Tôn Tẫn ở trận “điên đảo bát môn”. Đây là hai câu chuyện được tiểu thuyết hoá nhưng cơ bản có thực.

Trong một thời gian dài, một cuộc tranh luận giữa các sử gia Trung Quốc về sự chính xác của Tôn Tử binh pháp và Tôn Tẫn binh pháp. Một số sử gia cho Tôn Tử binh pháp không phải do Tôn Tử viết mà do một người khác viết vào thời Chiến quốc trong khi một số sử gia khác thì nói Tôn Tử và Tôn Tẫn là một, dù hai người sinh ra có khoảng cách đến 160 năm. Tôn Tử sinh ra thời Xuân thu (770-481) trước công nguyên (TCN) cách đây ngoài 2500 năm cùng lúc với Khổng Tử (551-479) và Tôn Tẫn vào thời Chiến quốc (481-221), đồng môn với Mạnh Kha hay Mạnh Tử (373-289), cách đây 2350 năm TCN. Hai người cùng sinh ở nước Tề và Tôn Tẫn là cháu của Tôn Tử.

Phải đợi tới tháng 4-1972, các nhà khảo cổ Trung Quốc mới tìm ra trong một cái mộ thuộc thời Tây Hán của Lưu Bang (206 TCN-24 SCN) ở Ngân Tước Sơn (Yin Queshan, 银 雀 山) thuộc huyện Lâm Nghi (Lin Yi, 临 沂) tỉnh Sơn Đông, cách Khúc Phụ (Qu Fu, 曲 阜), nơi Khổng Tử sinh ra về phía đông độ 150 cây số, hai binh pháp của Tôn Tử và Tôn Tẫn viết trên các lát tre (lamelles de bambou). Với thời gian, những lát tre này bị hư hỏng nhiều vì một số chữ đã mất đi. Các sử gia Trung Quốc dù phải mất mấy chục năm để tu bổ nhưng vẫn chưa tìm thấy đầy đủ.

Trước đó, quyển Tôn Tử binh pháp đã được người ngoại quốc biết đến. Bản Tôn Tử binh pháp được đưa vào Nhật vào thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên. Một bản được người Nga dịch ra lần đầu tiên vào năm 1680 rồi sau đó có thêm các bản dịch tiếng Pháp (1772), tiếng Anh (1905) và tiếng Đức (1910).

Trái lại, quyển Tôn Tẫn binh pháp chưa bao giờ xuất bản ra ngoài nước trước năm 1972. Nhà xuất bản Văn hoá Trung quốc đã cho xuất bản hai lần 1975 và 1985 quyển Tôn Tẫn binh pháp bằng tiếng Hán hiện đại vì bản viết nguyên thuỷ viết bằng tiếng Hán cổ điển. Năm 1994, nhà xuất bản Nhân dân Trung quốc cho in lại hai bản binh pháp có sửa chửa bằng tiếng Hán (cổ điển và hiện đại) và tiếng Pháp (có thể có nhiều tiếng khác). Chúng tôi dựa trên tư liệu này và một số tư liệu khác để trình bày và cống hiến độc giả về triết lý của Tôn Tử binh pháp.

Tranh luận về Tôn Tử binh pháp

Sử gia Tư Mã Thiên (Si Ma Qian, 司马 迁,145-85, TCN) viết Tôn Vũ (Tử) là người nước Tề và đã cống hiến quyển binh pháp của ông cho Hạp Lư vua nước Ngô vào cuối thời Xuân thu.

Nhưng một số học giả Trung quốc, trong nhiều thế kỷ, vẫn còn đặt nhiều nghi vấn. Người đầu tiên chỉ trích Tư Mã Thiên là một người họ Diệp đời bắc Tống (thế kỷ XI) cho quyển Tôn Tử binh pháp chỉ là một sáng tạo vào thời kỳ Chiến quốc. Ông dẫn chứng là tên Tôn Vũ không được nói tới trong tập sử biên niên Xuân thu (còn gọi là tả truyện) của Tả Khâu Minh (左 丘 明, 502-422, TCN), một sử gia nước Lỗ (ghi chép sự việc từ năm 722 đến năm 468 TCN) và ông nói thêm là vào thời Xuân thu quân đội đều do vua hay các con cháu vua thống lãnh khác với thời kỳ Chiến quốc.

Ông Mai Nghiêu Thần (梅 尧  臣, 1002-1060) thuộc viện Hàn lâm đời bắc Tống cho quyển Tôn Tử binh pháp là một tập lý thuyết viết vào thời Chiến quốc.

Còn ông Diêu Tế Hằng (姚 际 恒, 1647-1715), một bình luận gia đời Thanh đặt hai nghi vấn về sự chính xác về Tôn Vũ. Cũng như họ Diệp đã chứng minh trước đây, ông nói tên Tôn Vũ không được nhắc tới trong tập sử của Tả Khâu Minh và nếu quả thật Tôn Vũ đã giúp Hạp Lư chiếm thủ đô Dĩnh của Sở năm 506 thì tại sao họ Tả không biết?

Ông Diêu Nại (姚 鼐,1731-1815) chấp nhận Tôn Vũ có thể đến hoặc sống ở nước Ngô, tuy nhiên quyển Tôn Tử binh pháp không phải của ông mà được viết vào thời Chiến quốc.

Tống Liêm (宋 濂, 1310-1381), một sử gia đời Tống cho Tôn Vũ có thật như trong quyển sử ký của Tư Mã Thiên đã nói đến. Bằng chứng là trong hai chương Tôn Tử binh pháp (chương VI và  chương XI) có nói đến hai nước Ngô và Việt.

Các sử gia hay các triết gia hiện đại vào cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20 như Lương Khải Siêu, Phùng Hữu Lan cũng không quả quyết là quyển Tôn Tử binh pháp viết vào thời Xuân thu. Họ Lương cho rằng những sơ đồ chiến tranh, những chiến thuật và kế hoạch giao tranh của quyển binh pháp không thể đem áp dụng vào thời Xuân thu.

Phùng Hữu Lan trích dẫn một sử gia thế kỷ 18 là ông Chương Học Thành (章 学 诚,1738-1801) nói không ai viết sách với tư cách cá nhân vào thời đó.

Việc tìm ra hai bộ binh pháp trong một mộ vào đời tây Hán như đã nói trên chỉ chứng minh  hai quyển binh pháp do hai người viết nhưng không chứng minh được quyển Tôn Tử binh pháp viết vào thời Xuân thu. Lại nữa, chương 13 của Tôn Tử binh pháp có nói về cách sử dụng những người làm gián điệp trong khi phương thức này chỉ có vào thời Chiến quốc (xem trường hợp của Tô Tần (苏 秦, 337-284), người đồng môn của Tôn Tẫn).

Bối cảnh của lịch sử đương thời

Thời Xuân thu và Chiến quốc trước công nguyên là thời kỳ vô cùng loạn lạc và cũng là thời kỳ sinh ra nhiều tư tưởng gia lớn của Trung Quốc như Khổng Khâu (丘孔551-479), Mặc Địch (Mo Di, 墨 翟, 479-381), Mạnh Kha (孟 轲, 372-289), Trang Châu (庄 周, 369-286), Tuân Huống (荀 况, 313-238), Hàn Phi (韩 非, 280-233)

Riêng Lão Tử hay Lão Đam sinh vào cuối thời Xuân thu còn thuộc về truyền thuyết mặc dù có nhiều sách viết về Lão Tử.

Trước thời Xuân thu, nhà Châu (Zhou, 周) được chia ra hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là Tây Châu (西 周, 1121-770 TCN) với thủ dô là Hạo (镐) hay Phong ở tỉnh Thiểm Tây (Shănxi, 陕 西). Sau đó thủ đô nhà Châu được dời về Lạc Ấp (Luoyi, 洛 邑) nay là Lạc Dương (Luoyang, 洛阳) thuộc tỉnh Hà Nam.

Triều đại này còn gọi là Cơ Châu (Ji Zhou, 姬 州) hay Đông châu và cũng được chia ra hai thời kỳ: thời kỳ Xuân thu và Chiến quốc. Từ khi thủ đô dời về Lạc Ấp, nhà Châu, sau một thời gian ngắn, không còn quyền lực vì  bị các chư hầu bỏ rơi không đến triều cống và họ nổi lên xưng hùng xưng bá. Triều đại Đông Châu chấm dứt vào năm 256 TCN sau ngoài 5 thế kỷ ngự trị với 25 vua.

Thời Xuân thu có đến cả trăm chư hầu trong đó có 17 chư hầu xưng vương là: Tần (Qin, 秦), Tấn (Jin, 晋), Yên (Yan 燕), Tề (Qi, 齐), Lỗ (Lu, 鲁), Tào (Cao, 曹), Tống (Song, 宋), Trịnh (Zheng, 郑,), Trần (Chen, 陈 ), Vệ (Wei, 卫), Hứa (Xu, 许), Thái (Cai, 蔡), Đằng (Teng, 滕), Tùy (Sui, 隋), Sở (Chu, 楚), Ngô (Wu, 吴), Việt (Yue, 越).

Vào thời kỳ này, bốn nước đáng kể là Tề, Tần, Tấn, Sở trong đó hai nước hùng mạnh nhất là Tấn và Sở. Hai nước này trong nhiều thập niên tranh hùng làm bá chủ thiên hạ. Năm 632, Tấn thắng Sở ở Thành Bộc (Chengpu) nay là Lâm Bộc thuộc tỉnh Sơn Đông. Nhưng cuối cùng, Sở thắng Tấn năm 597 ở trận Tiết (Bi) gần Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam và nước Sở của Sở Trang vương trở nên hùng mạnh nhất.

Vì chiến tranh tàn khốc giữa hai nước Tấn và Sở cho nên nước Tống ra sáng kiến lập một hội nghị hoà bình, năm 546, theo đó 8 nước nhỏ Tống, Trịnh, Lỗ, Vệ, Tào, Hứa, Trần, Thái chịu  triều cống Tấn và Sở trong khi Tề và Tần hợp liên minh với Tấn và Sở. Nhờ đó mà hoà bình được vãn hồi trong một thời gian ở lưu vực sông Hoàng Hà.

Về lãnh thổ của các nước, Tần, Tấn, Vệ, Yên nằm phía trên sông Hoàng hà, 11 nước nằm giữa sông Hoàng hà và sông Dương tử (Trường Giang) và hai nước Ngô và Việt nằm phía dưới sông Dương tử. Thủ đô của nước Ngô lúc đó là Tô Châu (Suzhou, 苏 州) hiện nay, thuộc tỉnh Giang Tô và thủ đô của nước Việt là Cối Kê nay là Thiệu Hưng (Shaoxing, 绍 兴) thuộc tỉnh Chiết Giang.

Năm 494 TCN, nước Ngô của Hạp Lư thắng nước Việt của Câu Tiễn (Gou Jian, 勾 践, 496-465) và bắt nước Việt phục tùng Ngô. Nhưng Câu Tiễn quyết tâm phục thù và cuối cùng diệt nước Ngô của Phù Sai (Fu Chai, 夫 差) vào năm 473 TCN.

Qua thời Chiến quốc chỉ còn có 7 nước hùng mạnh nhất trong đó nước Tấn bị chia ra thành 3 nước vào năm 453 TCN là Hàn (Han, 韩), Triệu (Zhao, 赵) và Ngụy (Wei, 魏). Bốn nước kia là Tần, Sở, Tề, Yên. Lịch sử Trung quốc còn gọi là thời kỳ thất hùng tranh chấp làm bá chủ thiên hạ.

Tôn Tẫn là tướng của Tề và Bàng Quyên là tướng của Ngụy vào thời kỳ này. Trong nhiều thế kỷ, các nước nhỏ vì bị các nước hùng mạnh cho sáp nhập cho nên lãnh thổ của bảy nước này rất rộng lớn.

Nước Sở với thủ đô gần huyện Giang Lăng (江 陵) nằm phía trên sông Dương Tử bao gồm nhiều tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang và một phần tỉnh Hà Nam và Giang Tây. Nước Tề với thủ đô Lâm Truy (临 淄) bao gồm tỉnh Sơn Đông. Nước Yên với thủ đô là Bắc Kinh hiện nay, bao gồm tỉnh Liêu Ninh, một phần tỉnh Hà Bắc và một phần xứ Triều Tiên. Nước Triệu với thủ đô Hàm Đan ( 邯 郸) chiếm phần lớn tỉnh Hà Bắc. Nước Hàn với thủ đô Lạc Dương chiếm một phần tỉnh Hà Nam. Nước Ngụy với thủ đô Khai Phong (开 封) bao gồm phía bắc tỉnh Hà Nam và phía nam tỉnh Sơn Tây. Riêng nước Tần chiếm tỉnh Thiểm Tây, một nước còn trong tình trạng bán khai, nhưng sau đó nhờ nhiều nhân tài trợ giúp như Thương Ưởng (商 鞅, 390-338), Lý Tư (Li Si, 李 斯 ?-208), Hàn Phi v..v nên nước Tần và cuối cùng Tần Thủy Hoàng nhờ đó đã thành công thống nhất xứ sở vào năm 221 TCN.

Về nhân vật Tôn Vũ

Tôn Vũ là người nước Tề và được Ngũ Tử Tư (伍 子 胥, ?-484 TCN) hay Ngũ Viên tiến cử cho Hạp Lư, vua nước Ngô. Hạp Lư có ý định đánh Sở  nhưng lo ngại hai tướng Ngũ Viên và Bá Hi hay Bá Bì (伯 邳), người nước Sở, không thực lòng. Hiểu được ý Hạp Lư, Ngũ Viên tiến cử Tôn Vũ.

Tôn Vũ đem 13 chương binh pháp của mình cho Hạp Lư và Ngũ Viên xem. Hạp Lư rất hài lòng và bảo Tôn Vũ cho dụng binh để xem. Trong việc dụng binh này, Tôn Vũ cho chém hai ái thiếp của Hạp Lư để làm gương nên Hạp Lư không có ý muốn dùng Tôn Vũ. Ngũ Viên khuyên Hạp Lư, vì đại sự, nên trọng dụng Tôn Vũ và cuối cùng được tấn phong làm đại tướng quân đánh Sở.

Năm 506 TCN, Hạp Lư bổ nhiệm Ngũ Tử Tư làm quân sư và Tôn Vũ làm đại tướng đem quân chinh phạt Sở. Trong 5 lần giao tranh, quân Ngô của Tôn Vũ và Ngũ Viên đều thắng và chiếm thủ đô Dĩnh của Sở. Vua Sở chiêu vương phải bỏ chạy sang nước Tuỳ. Nhờ quân Tần đem quân cứu viện và quân Việt của Câu Tiễn thừa cơ có loạn ở Ngô đem quân bao vây thủ đô nên quân Ngô bắt buộc phải rút quân về cố thủ. Nước Sở nhờ đó còn tồn tại thêm 2 thế kỷ (Năm 278 TCN, quân Tần chiếm thủ đô Dĩnh và tiêu diệt Sở).

Trong việc dụng binh, Tôn Vũ thường vận dụng mưu chước hơn là giao tranh trực tiếp với địch quân. Để chiếm thủ đô của Sở, Tôn Vũ nghĩ ra một kế, cho quân lính đắp đê chận nước một con sông rồi sau đó cho nước tràn ngập thủ đô làm dân chúng phải bỏ chạy. Tôn Vũ lại là người có nhân nghĩa và thức thời. Khi chiếm thủ đô của Sở, ông khuyên can Hạp Lư không nên phá hủy các đền thờ của Sở , nói việc binh đao nên lấy điều nghĩa làm trọng và sau khi trở về Ngô xin từ quan về ở ẩn. Ngũ Viên trái lại ham giàu sang phú quí và cuối cùng phải chết về tay của Phù Sai, con của Hạp Lư.

Triết lý của Tôn tử binh pháp

Quyển Tôn Tử binh pháp có 13 chương sau: Thủy kế (始 计, approximations), Tác chiến (作 战, conduite de guerre), Mưu công (谋 攻, stratégie offensive), Quân hình (军 形, dispositions), Binh thế (兵 势, énergie), Hư thực (虚 实, points faibles et forts), Quân tranh (军 争, manoeuvres), Cửu biến thiên (九 变 篇, 9 variables), Hành quân (行 军, marches), Địa hình (地 形, le terrain), Cửu địa thiên (九 地 篇, 9 sortes de terrain ), Hoả công (火 攻, attaque par le feu), Dụng gian (用 间, utilisation des agents secrets).

Mỗi chương đều hàm dung một chiến thuật để người cầm quân có thể đem ra áp dụng.

Triết lý nghệ thuật chiến tranh của Tôn Tử có thể tóm lược trong một câu ngắn ngọn: “Chiến tranh không phài là mục tiêu chính ngoại trừ bắt buộc phải dùng đến nếu không còn giải pháp nào khác”. Khi bắt buộc phải dùng đến thì người cầm quân tài giỏi phải biết tận dụng mọi mưu chước kể cả phương thức gián điệp để thắng địch nhanh chóng, tránh làm tổn hại nhân mạng và tài sản mà dân chúng phải mang gánh nặng.

Quyển Tôn Tử binh pháp mở đầu bằng một đoạn dẫn đường cho chìa khoá triết lý của ông ta. Chiến tranh là mối ưu tư nghiêm trọng cho quốc gia, cần phải thấu triệt. Như vậy là công nhận chiến tranh bằng vũ lực không phải là một hành động bất thường mà là một hành động có ý thức có thể tái phạm. Do đó,  cần phải phân tích một cách hợp lý.

Tôn Vũ xem sức mạnh tinh thần và trí năng của con người là những nhân tố quyết định trong trường hợp có xung đột vũ lực. Nếu biết tận dụng những nhân tố này chắc chắn sẽ đưa đến thắng lợi. Chiến tranh không thể xem thường mà cần phải dự trù để làm chiến thắng trở thành dễ dàng hơn.

Những người tài giỏi trong nghệ thuật chinh phục thiên hạ sẽ đánh bại kế hoạch của địch bằng cách làm tan rã liên minh của địch, làm chia rẽ giữa vua và quần thần, giữa người cầm quân và thủ hạ và đồng thời đưa gián điệp khắp mọi nơi để thu thập tin tức, gieo rắc bất hoà và xuí giục bạo loạn.

Địch thủ bị cô độc, mất tinh thần, mất ý chí kháng cự. Như vậy, không cần phải giao chiến mà địch quân sẽ bị chế ngự, thành thị bị chiếm đóng và cuối cùng quốc gia bị sụp đổ. Chỉ khi nào không thể chiến thắng địch thủ bằng những phương thức nói trên thì mới dùng quân sự. Nhưng chủ yếu là phải thắng nhanh chóng làm ít hao tổn về tài chính và nhân mạng cũng như không làm địch tổn thất nhiều. Theo Tôn Tử, đoàn kết quốc gia là một trong những điều kiện thiết yếu của chiến tranh thắng lợi. Nó chỉ có thể thực hiện dưới một chế độ vì dân và không áp chế dân.

Tôn Tử rất quan tâm đến sự hao tổn tài chính mà dân chúng phải mang gánh nặng. Năm nhân tố mà Tôn Tử cho là chính yếu là hai nhân tố về con người (đạo lý và thống lãnh), hai nhân tố về điều kiện vật lý (địa thế và thời tiết) và cuối cùng là nhân tố tổ chức.

Tuy nhiên, Tôn Tử không nghĩ rằng hành động quân sự có mục tiêu hủy diệt quân đội, đốt phá thành phố và thiêu hủy đồng bằng của địch. Vũ khí là một công cụ hung bạo, chỉ đem ra dùng khi không còn giải pháp nào khác.

Nghệ thuật chiến tranh dựa vào sự lừa bịp. Một tướng lãnh có tài phải thấu triệt nghệ thuật man trá và che giấu bằng cách tạo dựng hiện tượng bên ngoài để làm địch lạc hướng. Chẳng hạn như che giấu những bố trí và mục tiêu cuối cùng của mình, phải giả vờ bất lực, phải làm địch khó nhận thấy xa gần trong sự di chuyển vô hình và yên lặng.

Mục tiêu đầu tiên là tấn công tinh thần của chủ tướng địch. Điều kiện chiến thắng là do thành quả của sự tưởng tượng của tướng cầm quân. Phải chọn con đường quanh co để đi đến mục đích. Chẳng hạn như chọn con đường khúc khuỷu xa xôi mà không gặp sự kháng cự của địch để đánh úp địch ở vào vị trí thuận lợi. Người tướng lãnh khôn ngoan không thể bị thao tác, chẳng hạn như đánh rút lui bằng cách di chuyển nhanh quân lính mà địch không thể đuổi theo. Việc đánh rút lui có mục tiêu dụ quân địch để làm địch mất phương hướng và tạo thời thế thuận lợi để phản công. Thực tế là tấn công địch để lấy chiến thắng về phần mình.

Mục tiêu là chiến thắng chứ không phải để kéo dài hành quân vô tận. Người cầm quân phải biết rằng hành quân càng kéo dài càng làm hao tổn ngân quỷ và làm quân lính mệt mỏi. Không một chiến tranh kéo dài nào làm lợi ích cho bất cứ nước nào. Người cầm quân tài giỏi chỉ tấn công khi chắc chắn thắng mà điều kiện chiến thắng phải tự do chính mình tạo ra. Trước khi ra trận, vị tướng tài phải biết phân tán lực lượng của địch. Như vậy, địch thủ tìm cách mưu toan chống đỡ mọi nơi trở thành yếu đuối. Địch sẽ bị tan rã vào những nơi đã được chọn lựa trước.

Nhưng sự tan rã của địch không nhất thiết phải do sức mạnh của vũ khí. Tướng địch có thể là người do dự, thiếu suy nghĩ, hấp tấp, ngạo nghễ, bướng bỉnh hoặc dễ bị lợi dụng. Cũng có thể  là một số phần tử quân địch không được huấn luyện tốt, bất mãn, nhút nhát hoặc bị người cầm quân hướng dẫn một cách vô lý như chọn lựa một địa thế tầm thường để dàn quân mà vận tải lương thực thiếu kém làm quân lính kiệt quệ. Chừng ấy yếu điểm để người tướng giỏi phải biết lợi dụng để điều chỉnh lối xử thế hầu đưa đến thắng lợi.

Công cụ chiến thuật của người cầm quân là lực lượng chính quy và lực lượng đặc biệt. Việc sử dụng sáng suốt hai lực lượng này giúp người tướng tài có thể chịu đựng sự xung kích của địch mà không bị tán loạn. Theo thông lệ, lực lượng chính quy dùng để giao tranh, quân đặc biệt dùng để chiến thắng. Lối dụng binh này có mục đích để đánh lạc địch hầu cho địch những giáng đòn vừa bất ngờ vừa chí tử để giành thắng lợi cuối cùng.

Lý luận về sự thích nghi của tình thế là một phương diện quan trọng của tư tưởng Tôn Tử. Trong chiến tranh, phải biết mềm dẻo, phải biết thích nghi chiến thuật với tình thế của địch. Tùy theo hoàn cảnh, có thể nhượng bộ một thành phố, hy sinh một phần quân lực hoặc bỏ một vị trí chiếm đóng để đạt mục tiêu cao hơn. Tôn Tử còn công nhận sự bất ngờ và ưu thế của thời tiết. Người cầm quân giỏi phải biết đánh giá địa thế để đưa địch quân vào nơi hiểm yếu mà quân mình không vào, biết chọn lựa địa thế thuận lợi nơi mình muốn giao chiến.

Để kết thúc, Tôn Tử đưa vào binh pháp việc sử dụng lực lượng gián tiếp làm nội ứng mà phương Tây, cả chục thế kỷ sau, gọi “đạo quân thứ năm”. Khái niệm thám tử mật của địch hay phản gián (agent double) đã có vào thời kỳ này.

Quyển Tôn Tử binh pháp bàn về nghệ thuật chiến tranh đã trải qua 25 thế kỷ và đã được đem ra ứng dụng vào những thế kỷ sau đó và ngay cả giữa thế kỷ 20. Những tướng lãnh có tiếng kế tiếp sau đó trong lịch sử Trung quốc như Tôn Tẫn, Ngô Khởi (吴 起), Bạch Khởi (白 起), Hàn Tín (韩 信), Hạng Vũ (项 羽), Chung Ly Muội (钟 离 昧), Tào Tháo (曹 操), Khổng Minh (孔 明), Châu Du (周 瑜), Lục Tốn (陆 逊) vv.. đều có đọc qua quyển Tôn Tử binh pháp.

Trong chiến tranh chống Nhật, Mao Trạch Đông dã đem Tôn Tử binh pháp ra áp dụng với câu nói thường được nhắc tới là “Địch tiến, ta lùi, địch dừng chân, ta quấy rối, địch tránh giao tranh, ta tấn công, địch đánh thối lui, ta rượt đuổi”. Ở Việt Nam, tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn cũng có đọc qua quyển này và đã đem ra áp dụng một cách hữu hiệu trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp.

Ngày nay, Tôn Tử binh pháp còn được áp dụng trong đời sống chính trị và kinh tế và trở thành quyển sách “đầu giường” của các chính trị gia hay các tổng giám đốc đại công ty [1]. Chỉ cần thay một số danh từ như chiến trận trở thành thị trường, địch thủ là người cạnh tranh, địa thế là hiện tượng toàn cầu hóa, nghệ thuật dối trá là điều chỉnh xí nghiệp hoặc thao túng thị trường chứng khoán, lực lượng gián tiếp làm nội ứng trở thành gián điệp kỹ thuật và kinh tế vv..

Hai mươi lăm thế kỷ qua, câu nói “biết người, biết ta trăm trận trăm thắng, biết một bên, một thắng một bại, không biết cả hai bên, trăm trận trăm thua” [2] còn được áp dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào chứng tỏ triết lý của Tôn Tử quả thật là sâu sắc cần được mọi người suy ngẫm.

©Nguyễn Phụng

[1] Trong quyển sách Tôn Tử binh pháp do ông Jean Lévi dịch và bình luận (Hachette Littératures 2000), có nhắc lại tờ nhật báo mới ở Geneva đặt một số câu hỏi vào cuối năm 1995 về sở thích của giới trẻ trong đó có câu hỏi “Nhân vật nào đã đánh dấu tuổi trẻ của ông?” Đa số đã trả lời là nhân vật Tôn Tử.

[2] Câu này ờ trong chương ba của Tôn Tử binh pháp “知 彼 知 己 者, 百 战 不 殆 ; 不 知 彼 而 知 己, 一 胜 一 负, 不 知 彼, 不 知 己, 每 战 必 殆.

Câu thường nói ngắn gọn là : Biết người biết ta trăm trận trăm thắng (了 解 敌 人 又 了 解 自 己 百 战  都 不 会 有 危 险).

Chú thích:

Về sự phân chia thời kỳ Xuân thu và Chiến quốc, nhiều sách viết khác nhau.

-Sách Trung Hoa sử cương (Zhong Hua shi gang) của ông Lý Định Nhất nhà xuất bản Đại học Bắc kinh 1997 chia thời Xuân thu từ 770-481 và Chiến quốc từ 469-221 trước công nguyên.

-Sách Précis d’histoire de la Chine của ông Bạch Thọ Di nhà xuất bản Editions étrangères Bắc Kinh năm 1988 chia thời kỳ Xuân thu từ 722-481 và Chiến quốc từ 481-221 TCN.

-Sách La civilisation de la Chine classique của hai người Pháp Vadime và Danielle Elisseeff, nhà xuất bản Arthaud 1987 chia thời Xuân thu từ 770-473 và Chiến quốc từ 473-221 TCN.

Nam Định, thành phố những nhà thờ

17 août 2018
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Nam Định, thành phố những nhà thờ – ©Mathilde Tuyet Tran, France 2018

Tôi về Nam Định thăm quê nội xa xôi rất ngỡ ngàng. Như thường lệ tôi lên đường hoàn toàn không có người hướng dẫn, cứ nhắm mắt mà đi, nó có cái thú vị của nó, nhưng có một điểm đến là cái nhà thờ đổ Hải Lý ở bãi biển Nam Định.

Xem trên mạng chỉ biết nhà thờ ở làng Hải Hậu, Hải Lý. Cái hay ở chỗ, anh lái xe, theo anh ấy nói, cũng chẳng biết đường đến nơi ấy, đi đến đâu hỏi đường đến nấy. Người Việt Nam không quen dùng bản đồ, GPS cũng quá mới mẻ, không được cập nhật thông tin đều đặn thường xuyên, vì thế nên cách hay nhất vẫn là « con đường ở cửa miệng mình » như các anh tài vẫn thường nói.

Nam Định là thành phố lớn ở miền Bắc, tuy không phải là một địa điểm tham quan du lịch, thế nên bây giờ có đường cao tốc đi nhanh từ Hà Nội, vậy mà cũng phải mất hai tiếng cho một khoảng cách bản đồ 90 cây số Hà Nội-Nam Định.

Nam Định hiện tại có 1.826.900 dân trên một diện tích rộng 1.652,6 cây số vuông và lợi thế tiếp giáp với biển, bờ biển Nam Định dài 72 km gồm có các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, là nơi tôi muốn đến.

Lần trước, tôi đã ghé thăm đền Trần, quê hương các vua Trần, mà tôi mang họ, theo cha.

Nam Định chính là quê hương của các vua nhà Trần thế kỷ thứ 13-15 (1225-1400). Sau hơn 6 thế kỷ lịch sử đã qua, ngày nay chỉ còn lại các di tích đã được xây mới trên nền cung điện cũ ở làng Tức Mặc (1239) đó là các đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trùng Hoa.

Trong lịch sử Việt Nam thì bà Lý Chiêu Hoàng chính ra là nữ vương thứ tư có toàn quyền cai trị nước, sau Hai Bà Trưng, bà Triệu, thái hậu Dương Vân Nga (hai triều Đinh-Lê 968-1.000), bẩy tuổi, nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông), tám tuổi, năm 1225 lên ngôi vua, tức là triều đại nhà Lý chuyển sang triều đại nhà Trần, thực chất dưới quyền cai trị trong tay thái sư Trần Thủ Độ và cha là Trần Thừa (Thái Thượng Hoàng). Nhà Trần giữ ngôi được tới năm 1400 thì bị Hồ Quí Ly soán đoạt.

Tại đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch thờ Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, và đền Trùng Hoa có tượng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần, và bài vị các quan lại triều Trần. Tôi đến không đúng vào dịp lễ khai ấn đầu xuân nhằm vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm nên thong thả tham quan trong cảnh đền vắng lặng. Ngày hội khai ấn thì rất đông, chen chân không lọt, người nào xin được cái ấn đền Trần về treo ở bàn thờ tổ tiên thì rất là hãnh diện.

Các vua nhà Trần được thờ ở thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà Thái Bình, (lãng mộ), Nam Định, Ninh Bình (hai vua Trần cuối cùng sau Hồ Quý Ly), Đông Triều và Quảng Ninh.

Lần về lịch sử trong quá khứ, tôi luôn luôn muốn nhìn thấy tận mắt những địa bàn sinh sống, xuất phát của những nhân vật lịch sử, dù cho thời gian đã xóa mờ nhiều dấu vết, nhưng khung cảnh sống hiện tại nói lên được phần nào, tại sao đất này sản sinh ra những vị anh hùng dân tộc.

Nam Định là đất lịch sử, có nhiều di tích, đền, chùa. Nhưng chuyến đi này, tôi khám phá ra một điều mới đối với tôi, như một người thân bên chồng, người Pháp, đã qua đời, mà lần cuối cùng gặp ông, chào ông trước khi chúng tôi lại về thăm Việt Nam. Khi nhắc đến Nam Định miền Bắc thì mắt ông ấy ướt lệ, làm cho tôi ngạc nhiên trước tình cảm ấy dành cho quê hương tôi. Ông là lính trong quân đội Pháp, đã đóng ở vùng biển Nam Định ba năm thời miền Bắc còn là đất thuộc địa của Pháp và quân Pháp đã phải rút về nước năm 1956. Một cô gái Nam Định đã niu kéo trái tim ông ? Đến nay, câu trả lời chỉ có ông biết và đã tan biến theo tro của ông rải trong làn nước biển xanh nước Pháp.

Trên đường đi, xe lướt ngang những cánh đồng lúa xanh rì mênh mông, lúa đang lên xanh, trĩu hạt, và những đàn vịt to lớn, trắng tinh, nhởn nhơ trong những ao hồ bên cạnh ruộng lúa. Thỉnh thoảng chạy ngang qua những cánh đồng muối trắng.

Một nhánh của sông Hồng chảy qua Nam Định, tức là con sông Đáy, mà nơi đầu nguồn gọi là sông Hát, gần Hà Nội, nơi Hai Bà Trưng tự vẫn.

Miền Bắc, phải nói là đất anh hùng, nhìn chỗ nào vào lịch sử cũng thấy anh hùng dân tộc cả nam lẫn nữ xuất thân.

Nam Định được ôm ấp bởi hai con sông Hồng và sông Đáy, nối liền với hai con sông này là sông Nam Định, được phù sa của hai sông bồi đắp, nhưng vì nạn hút cát ở cửa Ba Lạt nên hiện nay lại trái ngược gây ra tình trạng sạt lở.

Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt, nằm ngay chính giữa hai bên bờ nam là Nam Định và bờ bắc ở Thái Bình. Người Pháp đã nhận ra tầm quan trọng của vị trí chiến lược quân sự-thương mại của Nam Định – Thái Bình, nên trong cái gọi là Hòa ước Nhâm Tuất 1862 ở điều khoản thứ năm Pháp đã đòi hỏi triều đình nhà Nguyễn ở Huế phải cho phép công dân Pháp được tự do thông thương và đặc quyền buôn bán ở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên.

Anh tài không biết đường, anh bảo thế, tôi không biết sao, nên cứ nhắm mắt mà lái, đến đâu hay đến đó. Một đỗi, qua khỏi khu « Bích Xê » (siêu thị Big C nằm ở ngay ngã vào thành phố Nam Định) lác đác đã thấy những tháp chuông nhà thờ nổi cao hẳn lên trên những cánh đồng. Tôi không biết là mình đã « thâm nhập » vào địa phận giáo xứ Bùi Chu ở Nam Định.

Giáo phận Bùi Chu hiện nay nằm gọn trong tỉnh Nam Ðịnh, là một trong những thành phố đầu tiên xưa kia do Pháp tạo nên, bao gồm sáu huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực và khu vực xứ Khoái Ðồng cùng khu vực phía nam sông Đào (các xã Nam Phong, Nam Vân và phường Cửa Nam) của thành phố Nam Ðịnh.

Người dân ở Nam Định đa số làm nghề nông, số ít làm muối, đi biển, buôn bán…vậy mà từ thời Pháp thuộc ngành dệt may Nam Định đã nổi tiếng và trở thành quan trọng trong quá khứ. Cùng với sự kiện quan trọng ấy, nhà thờ mọc lên rất nhiều, rất to, rất hoàng tráng, giữa thành phố Nam Định là nhà thở lớn Nam Định, thiết kế đơn giản so với những nhà thờ khác trong giáo phận.

Nhà thở Cổ Lễ – Nam Định

Đi mãi mà không cho khách tham quan được gì, bỗng anh tài ngoặc vào một nhà thờ trông thấy bên đường đi. Nhà thờ khá to, mầu xám. Chúng tôi xuống xe, ê ẩm cả người.

Nhà thờ đang được sửa chữa lại, tuy khá khang trang, mọi thứ đểu ngăn nắp, sạch sẽ. Vội vội vàng vàng, tôi chợt nhìn thấy một băng quảng cáo của một nhà băng trong vùng có địa chỉ thì mới biết mình đang ở đâu, đó là làng Cổ Lễ thuộc huyện Trực Ninh, gần quốc lộ 21A, là nơi tôi rẽ vào lúc nãy.

Ở làng này có chùa Cổ Lễ được dựng nên từ đời nhà Lý thờ quốc sư Nguyễn Minh Không cũng nổi tiếng vì là chùa nhưng mang dáng dấp của một thánh đường công giáo hòa hợp với kiến trúc cổ truyền.

Nắng đã lên cao chói chang trên đỉnh, chúng tôi được anh tài cho nghỉ ăn trưa trong một nhà hàng tiệc cưới, thuộc loại sang trong vùng, không có thực đơn, muốn ăn gì thì gọi món, nhà bếp làm tất. Tuy vậy mà lúc trả tiền tôi ngỡ ngàng vì rất rẻ, tôm, cá tươi, canh cua, cơm trắng đầy đủ, thịnh soạn, hai người ăn no và uống chưa đến 10 euros (250.000 đồng).

Nội thất nhà thờ Cổ Lễ

No bụng rồi chúng tôi lại lên xe chạy tiếp tục trên quốc lộ 21a thẳng đến nhà thờ Kiên Lao, cũng nằm cạnh quốc lộ 21a. Tôi biết đến tên Kiên Lao là một trong những nhà thờ đẹp nhất Nam Định. Tử quốc lộ rẽ vào, đường làng nhỏ hẹp hơn, lại càng không xứng đáng vởi ngôi thánh đường nguy nga to lớn đang hiện ra trước mắt tôi. Anh tài bảo tôi, trong vùng này cô cứ đi năm trăm thước là có một cái nhà thờ.

Nhà thờ to quá. Bên Pháp, mỗi làng đều có nhà thờ nhưng nhỏ bé, cũ kỹ với năm tháng. Kiên Lao nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Xuân Hùng, tỉnh Nam Định, hiện nay giáo xứ có 9.215 tín hữu, gồm có 12 giáo họ, là đông nhất giáo phận Bùi Chu, được giáo sĩ truyền đạo Pierre Lambert de la Motte chọn làm tâm điểm truyền giáo năm 1670.

Tôi đã về thăm ngôi nhà thờ độc đáo Phát Diệm, nhà thờ Kẻ Sở nhưng về đây nhìn quanh tôi choáng ngợp bởi nhiều nhà thờ nhỏ hơn, nhưng không kém phần lộng lẫy nguy nga, đó là nhà thờ riêng của từng giáo họ, giáo họ nhỏ nhất chỉ có 93 tín hữu và giáo họ lớn nhất có 2.400 tín hữu.

Một ngôi nhà thờ họ ở Kiên Lao – Nam Định

Trong nhà thờ chính đang có nhiều người sửa soạn thánh lễ, chùng tôi xin vào chụp hình. Một người vui vẻ chỉ cho chúng tôi đường đi đến ngôi nhà thờ nguyên thủy của giáo sĩ Pierre Lambert de la Motte vào thế kỷ thứ 17, nếu không biết chúng tôi sẽ đi ngang qua mà không thấy. Quả thật, ngôi nhà thờ nguyên thủy được xây ụp lên trên bằng một cái nhà chắc chắn hơn để giữ gìn, nó chỉ nhỏ bằng một cái nhà ba gian thông thường ở miền Bắc, đang được các nữ tu dòng Mến Thánh Giá chăm sóc. Tình cờ, chúng tôi được một sơ mời nước, trời nắng quá, được uống ly nước chanh tươi mát rượi tỉnh cả người, rồi sơ còn cho chuối ngự và cả một bao đầy mảnh vụn bánh thánh lễ để chúng tôi ăn dọc đường sợ chúng tôi đói. Chồng tôi to mắt nhìn quả chuối ngự Nam Định, quả chuối to ú nú, thịt chuối trắng ngần rất thơm, chưa bao giờ ông ấy được ăn chuối ngon như thế.

Nhưng tôi sốt ruột muốn ra thăm nhà thờ đổ

Một ngôi nhà thờ họ ở Kiên Lao _ Nam Định

Hải Lý nên dục đi ngay khẻo trễ, khẻo màn đêm buông xuống rất nhanh. Nhà thờ Hải Lý bị đổ vỡ vì những đợt sóng biến đánh vào. Anh tài băng băng lái xe về hướng nhà thờ đổ Hải Lý. Nhà thờ kia rồi, từ xa đã trông thấy tháp chuông. Đến nơi. Tôi thất vọng quá.

Ngay sát bên cạnh nhà thờ Hải Lý mọc lên những hàng quán ăn uống, ồn ào náo nhiệt, tiếng nhạc phát ra ầm ĩ, lấn chiếm cả nền móng của nhà thờ, rác rưởi vất đầy. Sóng biển đánh vào ngay bên cạnh nhà thờ, nơi người ta đã xây bờ kè bằng bê tông để trấn giữ phần tàn rụi còn lại là thắng cảnh du lịch. Nhìn nước biển đỏ au, chồng tôi bảo vùng này biển mặn lắm. Tôi rời Hải Lý buồn rời rợi.

Trên đường về, chúng tôi còn cố gắng ghé thăm vương cung thánh đường Phú Nhai vài phút. Thánh đường Phú Nhai rất đẹp, được chăm sóc tỉ mỉ, sạch sẽ, chứng tỏ một đời sống đạo rất chăm chỉ của giáo dân giầu có, sung túc, và đời sống hai bên lương-giáo an bình, đơn giản, những ấn tượng mà chúng tôi có được trong một ngày cưỡi ngựa xem hoa ở Nam Định. MTT

Thánh đường Kiên Lao – Nam Định 2018

Nhà thờ đổ Hải Lý – Hải Hậu, Nam Định năm 2018, bao bọc bởi hàng quán ăn uống

Nước biển Nam Định đỏ au

Nhà thờ nguyên thủy của giáo sĩ truyền đạo Pierre Lambert de la Motte (1624-1679)

Nhả thờ cổ của thế kỷ 17 còn lại được lồng trong mái trùng tu (2018)

Vương cung thánh đường Phú Nhai – Nam Định 2018

Bên trong vương cung thánh đường Phú Nhai – Nam Định 2018

 

Một ngàn đồng Việt Nam

17 août 2018
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Một ngàn đồng Việt Nam – ©Mathilde Tuyết Trần, France 2018

Nhìn mớ giấy tiền lẻ trong tay tôi, anh tài nói, thôi cô trả tiền lẻ cho cháu đi, tiền này cô cho ăn mày còn không lấy. Đó là những tờ giấy có mệnh giá một ngàn đồng và hai ngàn đồng việt nam, có khi có cả tờ năm trăm đồng, là đơn vị tiền giấy nhỏ nhất.

Du khách thường không biết giá trị tiền việt nam nên tiêu xài phung phí. Nếu tính ra Euro thì một ngàn đồng việt nam bằng 0,035 euro, (1€ = 100 cents (xu), 1 cent = 285 đồng vn) , và tính theo $ thì một ngàn đồng việt nam bằng 0,045 usd, một đơn vị khá nhỏ để mua bán và ở châu Âu thì không mua được gì cả, nhưng ở Việt Nam thì một ngàn đồng mua được một số hàng hóa giúp ích cho đời sống thường nhật.

Người ta thường xài từ giấy năm ngàn đồng trở lên, tức mười ngàn, hai chục ngàn, năm chục ngàn cho tới giấy một trăm ngàn, hai trăm ngàn và năm trăm ngàn đồng.

Hai chục ngàn đồng đối với lương công nhân là to lắm, vì đó là giá của một bữa cơm trưa có thịt, có canh. Với số tiền hai chục ngàn người ta có thể ăn no và ăn ngon, thí dụ như một đĩa cơm tấm với một miếng thịt sườn thật to nướng thơm ing ỏi. Một người công nhân kể cho tôi nghe rằng anh cố gắng chỉ ăn mỗi ngày 50.000 đồng, 10 ngàn bữa sáng, 20 ngàn bữa trưa và chiều, phần còn lại dành cho gia đình vợ con. Tính ra tiền ăn mỗi ngày của anh chưa tới 2 euros.

Mười ngàn đồng thì mua được một cái bánh mì saigon kẹp trứng, kẹp thịt, hay một tô mì gói cải thiện thêm thịt, thêm giò chả, hay một đĩa cơm tấm , một phần xôi nóng…buổi sáng ăn cho no bụng ở những hàng quán bình dân ven đường.

Buổi sáng người ta thường thấy dọc trên nhiều đường phố những chiếc xe bán bánh mì, cơm tấm, mì, phở, bún, cháo, xôi…người ăn ngồi trên vỉa hè quây quần chung quanh, húp xì xụp. Buổi trưa, lại còn náo nhiệt đông đúc hơn. Buổi tối lại còn thêm vô số, đếm không hết, những xe bán bò bía, ốc nướng, bánh tráng nướng, mực nướng, hột vịt lộn, hột gà nướng, bánh bao, xôi cúc, cháo gà…. những món bán dưới mười ngàn đồng cho học sinh, sinh viên ăn vặt.

Ăn sáng ở nhà, nếu muốn khá hơn một chút thì một ổ bánh mì thịt giá hai chục ngàn, một đĩa bánh cuốn nóng cũng cùng giá, tô phở ba mươi lăm ngàn. Người sài gòn biết chỗ đi ăn để khỏi bị móc hầu bao, và hình như họ ăn suốt ngày, nhất là càng về tối, mát trời, cái thú đi ăn đêm, nhậu nhẹt lại còn tăng lên. Ẩm thực vỉa hè, ẩm thực đường phố đang dần chiếm chỗ của những món ăn sang trọng, cầu kỳ.

Du khách như tôi phải trả cho cùng một món ăn như thế gấp đôi, gấp ba lần tiền vì thường lai vãng trong những hàng quán “nổi tiếng” như phở Hoà Pasteur, hay quán Ngon, khu ẩm thực chợ Bến Thành chẳng hạn, giá một tô phở bẩy mươi lăm ngàn, một phần bún chả giò cua chín chục ngàn, hay trong những khách sạn bốn sao, năm sao, thực tình mà nói ngon thì chẳng ngon hơn, chỉ có cái là chém đẹp.

Tuy nhiên ngoài vấn đề ăn ngon miệng, hợp khẩu vị, đối với người du khách vấn đề vệ sinh của món ăn, bàn ăn, chỗ ngồi , người phục dịch là điều quan trọng hơn. Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi mình cho là ăn dở, giá đắt thì lại được khách nước ngoài lựa chọn. Người nước ngoài có thói quen ăn uống phải có bàn , có ghế cao bình thường, họ rất ngạc nhiên khi thấy người Việt ăn uống trên những chiếc ghế đẩu bằng gỗ, bằng nhựa thấp chủm như là ghế dành cho búp bê, họ sợ ngồi xuống là té ngửa và cũng không quen ăn uống trong tư thế cái bụng bị gập đôi lại. Các hàng quán bầy hàng với bàn ghế thấp như thế, kể cả các quán cà phê sang trọng, là tự mình đánh mất đi phần thu nhập từ khách nước ngoài.

Nếu bạn có dịp đi chợ, bạn sẽ thấy rau, củ, quả, cá, tôm, thịt ….nhiều đầy ứ, rất tươi và rất rẻ, so với mức sinh hoạt ở châu Âu. Du khách sẽ thấy một đất nước Việt Nam hiện tại có cái ăn, cái mặc dư thừa. Thực phẩm bày bán ở các chợ, các phố phường, các hẻm to, hẻm nhỏ…nhiều vô kể và giá cả rất linh hoạt.

Từ khi biết giá trị của những tờ giấy một ngàn, hai ngàn tôi không dám xem thường chúng nữa và ăn tiêu ở nhà tần tiện hơn. Bạn có biết mua được những gì với một ngàn đồng hay hai ngàn đồng việt nam vào thời điểm hiện tại không ?

Với số tiền nhỏ nhoi đó, bạn có thể mua được vài tờ giấy viết thư hay để làm đơn, bao thư, tem, giây thun, một bản photocopy, một hộp nhựa đựng thức ăn, một hộp xốp, bao ni lông, cũng như một bịch sữa gội đầu, một bịch sữa tắm, một cục sà bông, hoặc mua một số thực phẩm như một bịch cơm trắng, một miếng mì gói, một vắt hủ tíu, một ổ bánh mì không, mấy trái ớt, chanh, tắc, hành lá, rau ngò, giá sống, một bó rau, muối trắng, một chút mè, một củ khoai, một trái chuối, vài củ nghệ, vài củ gừng, riềng, củ tỏi, trái bắp, một trái cà chua, một củ hành tây, đậu hũ….Trong một nhà « toi lét » của một công viên, tôi thấy những tờ giấy một ngàn đồng, hai ngàn đồng đặt ngay ngắn trong một cái rổ, bên cạnh xấp giấy trắng vệ sinh. À, bạn đặt tiền vào rổ rồi được lấy một, hai tấm giấy vệ sinh.

Bạn đọc còn cho biết, một ngàn đồng mua được điếu thuốc lá con mèo, 200 lít nước sạch của công ty nước sạch Hà Nội…Một ngàn đồng còn mua được một viên thuốc chữa bệnh, mấy viên thuốc bổ. Vì sức tiêu thụ của cá nhân tôi có giới hạn, nên hẳn bạn đọc còn nhận thấy một ngàn đồng mua được nhiều thêm nữa, có ý thức hơn về giá trị tiền tệ của mình. Tôi vui mừng đón nhận những ý kiến bổ xung của các bạn.

Hãy đặt câu hỏi ngược lại, nếu bạn đang cần một thứ nói trên, mà bạn không có một ngàn hay hai ngàn đồng để trả ? Chính vì thế, không nên khinh thường những tờ giấy bạc một ngàn đồng hay hai ngàn đồng việt nam, cho rằng “ăn mày không thèm nhận”.

Tiếp theo hai tờ giấy bạc mệnh giá một ngàn đồng, hai ngàn đồng là tờ giấy năm ngàn đồng…đã có giá trị to lớn hơn. Hẳn các chú tài taxi thích làm tròn số tiền khách phải trả, thí dụ như cuốc xe 74.000 đồng, khách đưa tờ 100.000 đồng, thì có người chỉ thối lại bằng một tờ 20.000 đồng với lý do là không có tiền lẻ. Vậy bạn hãy thủ một mớ tiền lẻ để trả tiền taxi, hay trả bằng thẻ ngân hàng.
Như thế, xem ra tấm vé số giá bán là mười ngàn đồng một tờ đã là một món tiền lớn cho người lao động, mà tâm lý hễ càng nghèo lại càng mơ ước trúng số độc đắc càng lớn, thúc đẩy người nghèo thường xuyên mua vé số, mất tiền toi. Có người may mắn, trúng số độc đắc những hai lần, đổi lại đồng tiền trên trời rơi xuống là phải gặp tai ương trong gia đình, đúng như cái câu của người Việt hay nói : « Của đi thay người » trong trường hợp ngược lại là mất của.

Nhưng cũng có người vừa chơi vé số, vừa cầu mong sao cho con gái mình kiếm được “chồng ngoại” hầu được đổi đời. Những người tự thấy mình không thoát ra khỏi hoàn cảnh, làm ra đồng nào ăn hết đồng nấy, ngày hôm nay không biết nghĩ đến ngày mai, thường nuôi dưỡng mình trong hai cái ảo vọng cuối cùng đó.

Cách đây vài năm, một nhà xuất bản lớn tại thành phố Hồ Chí Minh đã có ý định xuất bản một cuốn sách của tôi, nhưng vì bất đồng ý kiến với người biên tập viên phụ trách, mà sự việc không thành. Nguyên nhân chính là anh bạn trẻ biên tập viên này muốn cắt bỏ hết những đoạn văn tôi viết về giá cả trên thị trường Việt Nam. Những ai có học về kinh tế đều biết rằng giá cả trên thị trường là thước đo về cung/cầu, về mức độ lạm phát, về tình hình sản xuất thực tế của thị trường đó, về “sức mua” của giá trị tiền tệ, về tình hình phân phối vật chất, sản phẩm trong xã hội…Qua sự nghiên cứu về giá bán trên thị trường, người ta rút ra được nhiều kết luận kinh tế hữu ích. Cắt bỏ vì cho là nó rườm rà, vô bổ thì hoàn toàn đối nghịch lại với chủ ý của người viết, cho nên tôi quyết định không cho xuất bản cuốn sách đó và sự việc chết trong im lặng. MTT

Nhà sản xuất chất độc da cam Monsanto thua kiện, phải bồi thường 289 triệu đô la Mỹ

14 août 2018
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Nhà sản xuất chất độc da cam Monsanto thua kiện, phải bồi thường 289 triệu đô la Mỹ – ©Mathilde Tuyết Trần, France 2018

Tòa án ở San Francisco đã quyết định một trong những công ty sản xuất chất độc da cam Agent Orange là Monsanto phải bồi thường cho ông Dewayne Johnson 289 triệu đô la Mỹ vì lý do chính là hãng này đã không thông tin cho khách hàng về những nguy hiểm cho sức khỏe của chất diệt cỏ hoang có tên thương mại là RoundUp.

Có phải từ khi Monsanto bị bán lại cho hãng Đức Bayer Leverkusen mà tòa án Mỹ có quyết định trên ? Bayer đã mua lại Monsanto với 63 tỷ đô la Mỹ vào đầu tháng sáu vừa qua, đồng thời có quyết định khai tử cái tên Monsanto trên toàn thế giới. 1) Như thế thì khả năng đòi bối thường của hàng triệu nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam có hy vọng công lý hay không ?

Ông Dewayne Johnson, 46 tuổi, người làm vườn

Đây là bản án đầu tiên, có ấn định một số tiền bồi thường cho một nạn nhân trong lịch sử, mở ra con đường cho hàng nghìn vụ kiện khác, vì thế tầm ảnh hưởng quyết định của bản án này rất lớn, đem lại hy vọng cho nhiều nạn nhân của chất diệt cỏ khai quang. Một cơn lốc về thông tin bởi các nhà báo trên thế giới đã xẩy ra ngay lập tức.

Đến cuối ngày 13.8.2018 tờ báo Đức Der Spiegel đưa tin giá trị chứng khoán của Bayer tụt xuống hơn 12% chỉ còn có 83 Euros sau bản án này, vì người đầu tư lo lắng cho tổng giá trị phải bồi thường, về chiến lược toàn cầu vì có hơn 5.000 đơn kiện Montsanto riêng tại Mỹ. Tờ báo đặt câu hỏi có phải việc Bayer mua lại Monsanto là một tính toán sai lầm của những người có trách nhiệm ? Cái tên Monsanto bị xem là một cái tên tương đương với một sự thù ghét lớn nhất về một công ty ở ở nước Mỹ.

Cho dù Bayer sẽ chịu thỏa thuận bồi thường sau những bản ăn trong tương lai, theo nhà nghiên cứu Michael Leakock của công ty đầu tư tài chính Mainfirst thì khả năng những bản án này sẽ lên đến 10 tỷ đô la Mỹ. Đó là nỗi lo sợ của các nhà đầu tư tài chính. Nhưng đó cũng chỉ nằm trong phạm vi nước Mỹ, còn những vụ kiện Monsanto ngoài nước Mỹ ?!

Theo tính toán của Bayer thì cơ hội nắm giữ trên một phần tư của thị trường thế giới về hạt giống và những chất diệt cỏ khai quang và đồng thời cũng là nhà sản xuất đứng đầu thế giới là mục đích chính của việc mua bán này. Để phục vụ cho mục đích đó, Bayer đã quyết định khai tử cái tên Monsanto. Nhưng đã quá trễ. Cái tên Monsanto đã đi vào ký ức của nhân loại, của cả thế giới là diệt chủng bằng chất độc khai quang và mới đây, Glyphosate bị xem là đồng nghĩa với ung thư.

Tòa án ở San Francisco, phiên tòa ngày 08.8.2018, đã nhận ra là chất diệt cỏ có tên thương mại là ROUNDUP, hay với một nồng độ nặng hơn là RANGERPRO, đã là nguyên nhân căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa của ông Dewayne Johnson.

Ông Dewayne Johnson 46 tuổi, lao động trong những trường học ở một thành phố nhỏ tại California, ngay khi tòa án tuyên bố bản án đã vừa khóc vừa cười trong vòng tay của các luật sư bảo vệ, hy vọng là bản án dành thắng lợi cho ông sẽ là khởi đầu cho một loạt những bản án kế tiếp. Ông nói với một vẻ rất khiêm tốn  » Tôi đã được hỗ trợ tinh thần rất nhiều ngay từ khi bắt đầu vụ kiện, nhiều cầu nguyện và tiếp sức ngay cả của những người mà tôi không quen biết. Tôi hài lòng đã giúp đỡ được nhiều người một cách vượt quá giới hạn của tôi. Và tôi hy vọng rằng bản án này sẽ đem lại những sự chú ý cần thiết cho họ. »

Phó chủ tịch Monsanto tuyên bố kháng án.

Trong khi đó, ngược lại, thì tất nhiên Monsanto kháng án. Ông Scott Partridge, phó chủ tịch Monsanto, cho rằng chất GLYPHOSATE sử dụng trong việc chế tạo ra Roundup và RangerPro (tên thương mại) không gây ra ung thư và không chịu trách nhiệm về căn bệnh ung thư của Dewayne Johnson.

Ông tuyên bố là có trong tay 800 dữ liệu nghiên cứu của các viện nghiên cứu quốc gia và thế giới để chứng minh rằng chất Glyphosate không gây ra ung thư và không phải là nguyên nhân của căn bệnh ung thư của ông Dewayne Johnson.

Ông Brent Wisner, một trong những luật sư của ông Dewayne Johnson, cho rằng, bản án xác nhận những nguy hiểm gây ra bởi chất Glyphosate, và dù rằng công ty Monsanto kháng án, họ, hàng nghìn người, những nạn nhân sẽ chiến đấu đến cùng.

Ông Dewayne Johnson, người làm vườn, có ba con, đã sử dụng cả hai chất Roundup và RangerPro trong hai năm 2012 cho đến 2014, bị ung thư tuyến hạch, một loại ung thư máu, không cứu chữa được. Các bác sĩ cho rằng ông Johnson chỉ sống được hai năm nữa. Luật sư Robert F. Kennedy Jr. , một trong đoàn luật sư bảo vệ ông Dewayne Johnson, cho rằng theo luật pháp thì phải tiến hành cấp tốc việc kháng án của Monsanto trước khi ông Johnson không còn sống được nữa.

Ở Pháp, chất Glyphosate gây nhiều tranh cãi và đã bị cấm sử dụng tại Pháp kể từ năm 2007. Một nông dân ở Lyon, ông Paul François, 47 tuổi, đã kiện Monsanto trước tòa án Pháp từ năm 2005 mà chưa có kết quả cụ thể. 2, 3,4)

Không những chất Glyphosate diệt cỏ ở trên mặt đất mà nó còn thấm vào lòng đất, được nước mưa đưa đi tràn lan, ô nhiễm mạch nước ngầm, khiến cho sức khỏe của rất nhiều người bị hủy hoại. Tuy nhiên, vào năm 2000, vì lý do bản quyền chất Glyphosate của Monsanto hết hiệu lực độc quyền, nên chất này được các nhà sản xuất thuốc khai quang diệt cỏ trên thế giới sử dụng rộng rãi. MTT

Hãng sản xuất Bayer ở thành phố Leverkusen, Đức, nằm bên bờ sông Rhein

Đọc “ Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời “ của Hoàng Lại Giang- © Mathilde Tuyết Trần, France 2018

26 avril 2018
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Đọc “ Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời “ của Hoàng Lại Giang– © Mathilde Tuyết Trần, France 2018

Trương Vĩnh Ký (1837-1898, hưởng thọ 61 tuổi)

Một buổi trưa trời tháng mười một, nắng còn gắt, tôi và chồng tôi lang thang trên đường Trần Bình Trọng. Thấy có một nhà thờ lớn, nguy nga, có sân trước rất rộng chúng tôi rẽ vào thăm, mà không biết đó là nhà thờ Chợ Quán. Nhà thờ đang có thánh lễ nên chúng tôi chỉ đứng ngoài tần ngần rồi lại đi ra. Rẽ tay phải đi tiếp về hướng đường Trần Hưng Đạo, mục đích của tôi rất đỗi tầm thường là đi bộ để tìm một quán phở gọi là phở Lệ để ăn trưa. Bỗng đi ngang qua một cái nhà cất theo kiểu lăng mộ có nhiều ngôi mộ cổ nằm bên trái, nằm kế cận khuôn viên nhà thờ chỉ cách một tu viện, tôi ngạc nhiên, tò mò bước vào. Đó là cái duyên thứ nhất, không tìm mà gặp lăng mộ cùng ngôi nhà ở của Petrus Trương Vĩnh Ký.

Một buổi trưa trời nắng chang chang, khô queo vào tháng tư năm sau, tôi và chồng tôi lang thang trên đường sách bên canh Bưu điện thành phố. Tôi đi tìm mua hai cuốn sách được giải thưởng sách quốc gia mới đây của nhà xuất bản Tổng Hợp. Mua xong mấy cuốn sách nặng chình chịch, mà chồng tôi hay nói đùa là vũ khí tra tấn để đập lên đầu không dấu vết, trả tiền rồi, lấy gói sách rồi, bất chợt tôi ngẩng đầu lên, mắt nhìn thẳng vào một cuốn sách bày đứng trên kệ. Đó là cái duyên thứ hai để tôi viết bài này vì cuốn sách ấy mang tựa đề “Trương Vĩnh Ký-Bi kịch muôn đời”, của tác giả Hoàng Lại Giang, do nhà xuất bản Hồng Đức của hội Luật gia Viêt Nam, Hà Nội, xuất bản năm 2017 (giá bìa 174.000 đồng).

Jean-Baptiste Petrus Trương Vĩnh Ký sống ở thế kỷ thứ 19, ông sinh năm 1837 (Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, mất năm 1898, đến thời đại của chúng ta ở hai thế kỷ sau ông vẫn còn là một nhân vật gây tranh cãi bên chê, bên khen.

Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Thanh Lãng, Nguyễn Huệ Chi, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Tố…..là những người có sự thông cảm với ông, khen ông.

Những người lên án ông với những mức độ nặng nhẹ khác nhau có thể kể ra là Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Sinh Duy, Phạm Long Điền, Mẫn Quốc, Lê Trọng Văn, Nguyễn Đắc Xuân…(Tr. 11)

“Sở dĩ có tình hình đáng tiếc đó chính vì nhận định đánh giá một nhân vật lịch sử mà lại không gắn với thời đại lịch sử trong đó người ấy sống và hành động, lại nặng về suy diễn chủ quan một cách không thấu tình đạt lý…..Hoàng Lại Giang bằng con đường văn học đã dựng lại cuộc đời của Trương Vĩnh Ký từ tuổi ấu thơ đến khi trưởng thành, trong một bối cảnh lịch sử kịch liệt, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam, triều đình Nguyễn đẩy mạnh chính sách sai lầm cấm, giết đạo, đất nước rối loạn, nhân dân ly tán.”

Trên thực tế tác giả Hoàng Lại Giang đã dành 189 trang trong tổng số 448 trang để diễn tả lại tuổi ấu thơ của Trương Vĩnh Ký từ lúc được mẹ sinh ra cho đến lúc trưởng thành.

Những dòng chữ đầu tiên mang tính chất nóng bỏng của thời cuộc, một tình huống kinh hoàng đẫm máu của lệnh từ triều đình nhà Nguyễn ở Huế dưới đời vua Minh Mạng tàn sát người có đạo Thiên chúa gọi là “Sát tả” kể từ năm 1833, một năm sau khi Tả quân Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt qua đời, của chính Trương Vĩnh Ký viết bằng tiếng La Tinh:

“Tôi ra đời, chưa kịp khóc, cả làng Cái Mơn đã chìm trong lửa mùa nắng. Lửa từ những căn nhà lá của dân nghèo bừng bừng dữ dội, lửa cao hơn những ngọn cây dừa cao nhất, lửa lan từ khu vườn này sang khu vườn khác. Mẹ túm tôi trong chiếc áo cũ của cha tôi, theo ông ngoại ra chiếc xuồng nhỏ đậu sẵn trong con xẻo. Mẹ nhìn về phía nhà thờ cầu Chúa, nhưng nơi linh thiêng nhất ấy lại là nơi ngọn lửa cháy cao nhất. Lửa và khói, máu và nước mắt, tiếng khóc của đứa trẻ con mới chào đời lẫn trong tiếng khóc của những người mẹ, của những cụ già.

Từ con rạch Cái Mơn, ngoại bơi xuồng len lỏi đưa mẹ con tôi đi thật xa, xa đến nỗi ngay cả tiếng gào thét man rợ nhất của quân lính triều đình cũng không thể nào vọng tới được.”

Sự mâu thuẫn nội tâm của cha ông, lãnh binh Trương Chánh Thi , cũng giống như sự mâu thuẫn nội tâm của Trương Vĩnh Ký sau này. Là lãnh binh, ngày đêm đi đánh giặc phụng sự cho triều đình Huế, cho vua nhà Nguyễn được yên ổn nơi chốn kinh kỳ, mở mang bờ cõi, vậy mà ông lãnh binh bất lực trước lệnh Sát tả của nhà vua.

“ …Và ông đã ra đi trong nỗi đau đớn khôn cùng khi biết trước cái họa sẽ giáng xuống cuộc đời vợ con ông mà ông thì bất lực ! Cái họa ấy lại do chính triều đình, do chính nhà vua mà ông là lãnh binh gây nên….

Ông trở về khi làng mạc đã thành tro than, 20 người bị chặt đầu, bị treo cổ, bị cột đá bỏ sông Cổ Chiên, 3 người bị lăng trì. Từng mảng thịt bị xẻo ra khỏi cơ thể và ném xuống rạch Cái Mơn. Ông trở về giữa túp lều có mười tấm lá dừa nước do dân làng Cái Mơn góp lại cho…”

Bây giờ nhớ lại, trong những lần đi tham khảo ở văn khố Hội Thừa Sai ở Paris (Missions Etrangeres Paris) tôi có dịp chiêm ngưỡng những tấm tranh vẽ những cảnh hành quyết giáo sĩ tử đạo thời nhà Nguyễn với tâm trạng của một người đứng trước một tác phẩm lịch sử, nghệ thuật, xa xôi mà không hình dung ra được nổi cả một tấm thảm kịch viết bằng máu và nước mắt trong đó. Bây giờ, một mái nhà tranh, một túp lều tranh giữa đồng ruộng bao la không còn là môt hình ảnh thơ mộng, lãng mạn đối với tôi, mà là những điều kiện sống rất thô sơ, nghèo nàn khốn khổ. Để châm biếm cái sự lãng mạn của tôi, má tôi thường nói “ Một túp lều tranh, hai quả tim vàng rồi thì cạp đất mà ăn !”

“Năm ấy Ký lên ba – cả nhà đều vui . Nhưng cậu bé ấy đã mang trên đầu ba chiếc khăn tang. Bà ngoại mất vào tháng hai vì kiết lỵ. Tháng sáu ông ngoại bị lính triều đình đập vồ vào đầu, óc phụt ra ngoài. Ông cụ đã chết quằn quại trên vũng máu, vậy mà chúng không cho gia đình đưa về chôn cất. Chúng kéo xác cụ ra ném ở rạch Cái Mơn, nơi mà trước đây từ sông Hàm Luông, ông cố đã đưa cả ông bà , cha mẹ vợ con theo con rạch này vào Cái Mơn…”

Triều đình Huế ở nơi kinh kỳ xa xôi giết dân mình trong vùng trời cuối đất ở miền Nam vì vấn đề tôn giáo ! Hiện nay tình hình thế giới cho thấy vấn đề thánh chiến giữa tôn giáo này và tôn giáo nọ chỉ là một cái cớ để che đậy những nguyên nhân sâu xa khác về kinh tế, về một đường ống dẫn dầu, một đường ống dẫn khí đốt xuyên qua nhiều quốc gia để ra biển chẳng hạn, hay về những ý thức hệ chính trị khác nhau, về trang bị quân sự, vũ khí.

Thời ấy, triều đình Huế ra lệnh giết chính dân mình là một cách thúc đẩy nhanh chóng sự xâm lăng của quân Pháp, tạo thêm một cái cớ cho họ hành động quyết liệt hơn, nhanh chóng hơn, vì họ đã nhận lệnh của triều đình Pháp đi xâm chiếm thuộc địa, cạnh tranh với những thế lực khác như Anh quốc, Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ngày nay, chúng ta học lịch sử thế giới đã biết, thế kỷ 19 là thế kỷ của những cuộc xâm lược chiếm hữu thuộc địa trên thế giới.

Đêm trước ngày lên đường đi Nam Vang, ông Thi đã tâm sự với bà rằng ông có tội với vợ với con. Ông không ngờ những thiếu phụ yếu ớt như bà, những đứa trẻ thơ như Sử và Ký lại là kẻ thù không đội trời chung của nhà vua !

Ông lãnh binh Thi chết vì bịnh trong khi thi hành nhiệm vụ ở Nam Vang. Còn lại người vợ góa phụ cô đơn Nguyễn thị Châu giữa đồng không mông quạnh và hai đứa con trai mồ côi cha còn nhỏ, Sử và Ký, làm gì mà ăn, lấy gì mà nuôi con ?

Cuộc đời cứ thế trôi đi, bà Châu được sự đùm bọc của hàng xóm, ông đồ Học dạy chữ thánh hiền, đạo Phật, thầy Tám, đạo Chúa. Rồi đứa bé Ký lúc được chín tuổi được gửi cho Thừa Hòa, tên Việt của một thừa sai người Pháp tên là Borelle, nhận vào tu viện nuôi cho ăn học. Khi Ký học xong ở chủng viện Penang sau bao nhiêu gian nan mới về được tận Cái Mơn năm 1858, thì mẹ đã chết.

Năm đó, ngày 01.09.1858 (năm Tự Đức thứ 11) tướng Rigault de Genouilly đem hơn 3.000 quân Pháp và Tây Ban Nha trên chiến thuyền nổ súng đánh Đà Nẵng, hạ thành An Hải và thành Tôn Hải, và Trương Vĩnh Ký học xong, về nước, được 21 tuổi.

Kể từ đây, “bi kịch” của Trương Vĩnh Ký rẽ qua một hướng mà suốt cuộc đời ông đã sống theo phương châm “ Ở với họ mà không theo họ, nhờ họ mà không quị lụy họ, lựa thời mà ra, tùy thời mà về, biết thế mà điều chỉnh ” , một bản lĩnh và một sự kiên trì không phải ai cũng có, và làm cho “đối phương” phải nể phục mình, tôn trọng mình.

Có những người chê trách Trương Vĩnh Ký vì đã làm thông ngôn cho thiếu tá Jaureguiberry, dịch các chỉ dụ trát, sớ tấu, soạn thảo các công văn từ phía Pháp gửi cho triều đình Huế, dạy ở trường thông ngôn do Charner thành lập năm 1861.

Năm 1860 Pháp sai tướng Charner đánh chiếm Nam Kỳ. Tháng 10 năm 1861 tướng Bonard sang thay Charner tiến quân đánh ngay thành Biên Hòa, đồn Bà Rịa. Tháng 3 năm 1862 tiến đánh đồn Vĩnh Long. Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp (Hiệp) được vua Tự Đức sai vào Gia Định giảng hòa, hai ông thay mặt vua Tự Đức ký hòa ước năm Nhâm Tuất ngày 05.06.1862 với tướng Bonard.

“Cuối giờ dậu cả hai (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp) đã ngồi trước bàn hòa đàm trên tàu Duperre ở bến cảng Sài Gòn. Người thông ngôn cho Pháp là Aubaret. Trương Vĩnh Ký chỉ đóng vai phụ. Người thông ngôn cho phái bộ Phan Thanh Giản là Nguyễn Văn Tường.” (Tr.277).

Năm 1863, Phan Thanh Giản được vua Tự Đức cho dẫn đầu phái bộ sang Pháp để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông, Aubaret vẫn là thông ngôn của phái bộ Pháp, Nguyễn Văn Tường là thông ngôn của phái bộ Việt Nam, Trương Vĩnh Ký được đi theo. Nhưng cụ Tường giữa đường bị bệnh mất, Trương Vĩnh Ký được Phan Thanh Giản và phía Pháp chấp nhận cho thay thế.

Hóa ra những câu hỏi ngây thơ của tôi trong cuốn Dấu Xưa-Tản mạn lịch sử nhà Nguyễn xuất bản năm 2010 và 2011 đã tìm được câu trả lời trong cuốn sách này !

Về phần cụ Phan, ”Ông tuyệt thực 17 ngày, uống thuốc phiện hòa với giấm thanh để tự vẫn ngày 4/8 năm đó, gửi lại ấn tín, áo mão và tờ sớ tâu về triều đình. Vua Tự Đức xuống chiếu kết tội ông rất nặng và tuyên án: “Tuy đã đắc nhất tử, nhưng cái chết vẫn không đủ che được tội. Vậy Phan Thanh Giản (với Lâm Duy Hiệp) đã quá cố phải bị truy đoạt hết tước hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm hậu. Giết kẻ đã chết để răn người đời sau vậy”. (Bài báo Một công trình sử học mới: Phan Thanh Giản với bản án được tuyên sau cái chết, Giao Hưởng,Thanh Niên, 06/09/2006)

Về phần Trương Vĩnh Ký, với một quá khứ quan hệ Việt-Pháp thân thiết, ông đã từng gặp gỡ đại văn hào Victor Hugo, nhiều năm làm việc với người Pháp, ông lâm vào cái cảnh “ pris entre deux feux ”, một thành phần người Pháp không ưa ông, một thành phần người Việt ganh ghét ngay lúc ông lúc còn sinh thời, và mãi cho đến thế kỷ thứ 21 vẫn còn có người lên án ông.

Cụ Phan Thanh Giản đã nhắn nhủ ông “Cầm dao hai lưỡi là khó đấy!”. Biết là khó nhưng vẫn phải chịu đựng, vì hoàn cảnh đưa đẩy.

Cái kết luận của kẻ viết bài này, trông người lại nghĩ đến ta, không dám vô phép so sánh với ông, nhưng cũng cùng chung một “bi kịch muôn đời” như ông, có yếu tố nước ngoài, cho nên có cảm thông, hiểu được những sự khó xử trong cuộc đời ông. “Công và tội” của ông đành để cho thời gian đi qua và trả lời, cầu mong cho ông được bình an yên nghỉ nơi nước Chúa.

Cuốn sách của Hoàng Lại Giang, không viết theo kiểu tiểu sử một danh nhân, mà tác giả khiêm tốn đề là “Truyện danh nhân”, dễ đọc, cung cấp cho người đọc có thêm suy nghĩ mới về những nhân vật được nói đến. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. MTT

Vua Duy Tân, những ngày cuối cùng ở Paris

14 avril 2018
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Vua Duy Tân, những ngày cuối cùng ở Paris ©Mathilde  Tuyết Trần, France 2017

Vua Duy Tân, ngãy lên ngôi ở kinh thành Huế

Paris, tháng 12 năm 1945, mùa Giáng sinh. Bầu trời Paris mùa đông ảm đạm, tám chín giờ sáng thì ánh sáng ban ngày mới chịu ló ra khỏi màn đêm đen dày đặc và mới có bốn giờ chiều đã không còn ánh sáng, đêm đã về hiện lên một mầu xanh thẫm.

Nhiệt độ tháng 12 có ngày đã xuống -3°, tuyết rơi trắng xóa, vùng quê đã có cả băng giá. Ánh đèn điện vàng vọt sáng hiu hắt, lù mù, làm cho mùa đông dài lê thê, tưởng chừng như vô tận. Không khí lạnh tràn khắp không gian, cái lạnh ẩm ướt, khó chịu làm cho con người cảm thấy như lạnh thêm hơn nữa. Đến cái giường cũng lạnh ẩm, chăn, gối đều lạnh ngắt. Lạnh hơn là cái tủ lạnh ! Nhiều người đều phải cho một cục gạch đất nung vào lò sưởi cả ngày để trước khi đi ngủ nhét cục gạch ấy, bọc trong giấy báo, dưới lớp chăn, làm ấm giường. Người giầu có hơn thì sử dụng một loại chảo có nắp đậy và cán dài, để bỏ than tro vào đấy mà sưởi ấm chăn gối của giường ngủ. Ít ai có được cái tiện nghi sang trọng có một phòng ngủ sưởi ấm bằng than củi. Người ta thường thiếp đi trong cái lạnh của mùa đông.

Paris trong mùa đông thứ hai sau ngày giải phóng khỏi ách chiếm đóng của quân Đức Quốc Xã vào tháng 8 năm 1944 còn thiếu thốn về nhiều mặt, thực phẩm và chất đốt để sưởi ấm, dân chúng phải về vùng quê để mua con gà, con vịt…Ấy vậy mà những phụ nữ Pháp tất bật, lo lắng cho một bữa ăn đêm Giáng sinh theo truyền thống tươm tất cho những người thân được trọn vẹn.

Mãi đến ngày 05 tháng 5 năm 1945 lệnh của tướng De Gaulle mới được truyền đến đảo Réunion, cho phép vua Duy Tân lần đầu tiên kể từ khi đi đày vào năm vua 16 tuổi (năm 1916), sau 29 năm trời, được đặt chân lên nước Pháp, đến Paris.

Ngày 07.05.1945 chính quyền đảo Réunion nhận lệnh gởi hoàng tử Vĩnh San (tên của người Pháp gọi vua Duy Tân) đến Paris bằng đường biển. Lênh đênh trên biển hơn một tháng, từ đảo Réunion trên Ấn độ dương, tháng 6 năm 1945 vua Duy Tân được con rể của tướng De Gaulle là tướng Alain de Boissieu tiếp đón tại Paris.

Nhà vua có cơ hội trao đổi với tướng De Boissieu về quan điểm chính trị của mình. Trên cơ bản thì vua Duy Tân muốn thống nhất cả ba Kỳ, Bắc, Trung, Nam, dành lại độc lập và hợp tác chặt chẽ với Pháp. Nhà vua theo dõi tình hình thời sự qua đường giây liên lạc của mình. Cũng theo Alain de Boissieu, vua Duy Tân phê phán, chỉ trích “rue Odinot” (Bộ thuộc địa Pháp) còn mải mê trong đường lối chính trị cố hữu của mình với những từ ngữ “thuộc địa”, “đế quốc”, “chủ quyền nước Pháp” hay “cai trị trực tiếp”, mà không hề muốn nói đến các khái niệm “độc lập”, “tinh thần quốc gia”. Nhà vua cho rằng, họ, « rue Odinot », chối bỏ sự hiện hữu của một quốc gia, một tổ quốc Việt Nam, ” thật là một điều đáng lo ngại”. Tướng De Boissieu cho vua Duy Tân biết rằng, những điều ấy đã được bộ thuộc địa Pháp công bố trước khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9.3.1945, đến giờ thì tình hình đã thay đổi, có hy vọng thương lượng lại.

Ngày 20 tháng 7 năm 1945 vua Duy Tân được gởi sang nước Đức. Trong giai đoạn này nhà vua có dịp đi thăm các binh đoàn tiêu biểu của Pháp đã thắng trận tại Đức. Đến cuối tháng 10 năm 1945 lại có lệnh gọi hoàng tử Vĩnh San trở về Paris.

Trong khi đó, ngày 2.9.1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập chính phủ lâm thời tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngày 9.9.1945 đạo quân Trung quốc của Tưởng Giới Thạch tràn vào miền Bắc để giải giới quân Nhật. Cũng khi ấy, tướng Leclerc theo chân quân Anh và quân Ấn trở lại Đông Dương, vào lại Saigon ngày 12.9.1945. Tình hình rối như mớ bòng bong, sự kiện tiếp nối sự kiện, mà khi ấy, De Gaulle vẫn còn lúng túng trong khi tìm kiếm một giải pháp có thể thực thi cho Đông Dương, các thế lực thuộc địa cũ còn mạnh, và lá bài Bảo Đại đã mất hiệu nghiệm, không được lòng dân. Pháp mắc nghẹn ở hai chữ “Độc Lập” của Việt Nam, sau này Mỹ cũng thế !

Tấm ảnh cuối cùng của vua Duy Tân, mặc quân phục quân đội Pháp La France Libre, đeo hàm thiếu tá, năm 1945

Vua Duy Tân, mới trở về sau một chuyến công vụ tại nước Đức, nhưng phòng trọ của vua không được sưởi ấm, cái lạnh thấm qua da thịt buốt thấu xương làm khó dỗ giấc ngủ. Nơi chốn đi đày của vua lại là một nơi quanh năm ấm áp. Ở Paris, nhà vua cảm thấy cô đơn, lạ lẫm, khác hẳn bầu không khí cởi mở, thân thiện trong gia đình và bạn bè ở đảo. Không khí lạnh giá, căn nhà trọ một mình vắng vẻ, càng làm tăng thêm cảm giác cô đơn ấy.

Vua Duy Tân phải chờ đợi ỏ Paris đến ngày 14.12.1945 thì một cuộc gặp gỡ lịch sử duy nhất giữa De Gaulle và vua Duy Tân tại Paris đã diễn ra. Nội dung của cuộc gặp gỡ này được giữ bí mật.

Tuy nhiên, có người cho rằng vì sự bất cẩn của chính vua Duy Tân, vì quá vui mừng trước khả năng được về lại Việt Nam mà đã để lộ ra tin tức. Duy Tân đã liên lạc với một số nhân vật Việt Nam có tên tuổi tại Paris trong mục đích thành lập một nội các tạm thời để ra mắt quốc dân khi trở về, nhưng Duy Tân thất vọng vì không tìm được sự giúp đỡ nào, sự ủng hộ nào như mong đợi.

Sau này, tướng Alain de Boissieu đã hoàn toàn đồng ý với ông Thebault khi ông viết về cuộc gặp gỡ này như sau:

“Đối với vua Duy Tân cũng như đối với tướng De Gaulle, thời gian không phải còn nhiều để cho những tranh luận ngoài đề và mặc cả. De Gaulle muốn tự mình thẩm định con người mà vòng thân cận của ông đã giới thiệu với ông là có khả năng giải quyết vấn đề khó khăn nan giải ở Đông Dương. Vua Duy Tân thì muốn trở về địa vị của mình mà nhà vua không hề từ bỏ. Cả hai đều hy vọng là sẽ thuyết phục được nhau hay ít ra là hòa hợp, hiểu được nhau, vấn đề cốt yếu không phải nằm ở chỗ là nước Pháp chiếm lại vị trí của nó ở Đông Dương vả đối với Vĩnh San chưa phải là đem đến hòa bình và thịnh vượng cho đất nước mình, một nước đã oằn oại kiệt sức vì chiến tranh, vì vô tổ chức, vì thiếu thốn khả năng…Vấn đề cấp bách nhất theo ý của nhà vua là đem lại một trật tự trong nhà, cho xã hội, đem người nông dân về với ruộng vườn, đem người công nhân về những nhà máy…nói vắn tắt là phải xây dựng lại một nền kinh tế cho đất nước đó. Sau đó thì hai bên sẽ tìm một giải pháp hòa hợp cho thể chế chính phủ, vai trò mỗi bên, quyền lợi và bổn phận mỗi bên. De Gaulle viết trong hồi ký của ông rất rõ ràng : “Tôi tiếp ông để tìm kiếm với ông, một cách bình đẳng, ngang hàng, những gì ta có thể làm chung với nhau. “”

Vua Duy Tân đã khẳng định với tướng De Boissieu: “Nhưng tôi chẳng cần phải ai đưa lên ngai vàng. Chính tôi là Hoàng đế. Tôi không có thoái vị. Tôi trở về đất nước tôi với tướng De Gaulle. Giống y hệt như ông đã trở về đất nước ông ở Bayeux. Nhưng đối với tôi thật là một hân hạnh được thực hiện điều đó bên cạnh ông. Vả lại, tất cả những điều ấy sẽ được trưng cầu ý dân, nếu người dân Đông Dương không muốn chấp nhận nhà vua hay phải thay đổi Hiến pháp“.

Trong một lá thư gửi cho ông Thebault vua Duy Tân viết rằng, sau cuộc gặp gỡ với những cộng sự viên thân cận của tướng De Gaulle ” Đã xong rồi, đã quyết định rồi. Chính phủ Pháp đặt tôi trở lại ngai vàng An Nam, tướng De Gaulle sẽ cùng tôi trở về nơi ấy. Khi nào ? De Gaulle dự tính là những ngày đầu tháng ba (1946)…. »

Eugène-Pierre Thebault là một người bạn trung thành của vua Duy Tân, cựu giám đốc văn phòng của thống đốc Capagory ở đảo La Réunion, cũng có mặt tại Paris và còn gặp vua Duy Tân lần cuối cùng vào ngày 17.12.1945.

Tâm sự trĩu nặng vì năm đứa con bỏ lại trên đảo, đứa bé nhất, vua mới được biết cách đó vài hôm, là một đứa bé gái, sinh ở Saint-Denis ngày 01.12.1945, đặt tên là Marie Gisèle Andrée, vua thường đặt câu hỏi với ông Thebault ” Bao giờ và bằng cách nào tôi sẽ có thể gặp lại chúng ? tôi muốn sắp xếp lại việc gia đình trước khi tôi về An Nam. “

“Ngài nói với tôi về cái gia đình nhỏ của Ngài bỏ lại trên đảo và năm đứa con, Ngài muốn trông thấy mặt con mới sinh, gặp lại người bạn đường (bà Ernestine Maillot), luôn cả bốn đứa con của bà Fernande Antier, trước khi trở về An Nam, thăm bạn bè thân hữu, những người đã an ủi, khuyến khích và kề cận Ngài trong những ngày tăm tối… Văn phòng tướng De Gaulle đã ra chỉ thị chi tiêu cho mọi phí tổn cho chuyến về thăm gia đình, ngày bay được ấn định là ngày 24.12.1945. «

Những tháng ngày cuối năm ở Paris là những ngày đầy nhung nhở, hy vọng và lo âu cho tương lai của vua Duy Tân. Trong hai lá thư viết từ Paris gửi cho con gái đầu, bà Suzy Vĩnh San, vua Duy Tân dặn dò con gái phải bảo bọc các em, gìn giữ đức tính không dối trá…

“Cha viết cho con mà không biết là lá thư này có đến tay con hay không. Người cha khốn khổ của con luôn luôn nhớ đến con trong bất hạnh. Người đau khổ vì phải xa lìa các con bởi vì không có công lý và sự độc ác của con người…Khi còn nhỏ, người ta nói dối vì muốn dấu diếm một điều gì. Khi lớn, người ta bỏ tù người khác để che dấu sự thật. Vì vậy, con gái của cha, không bao giờ được nói dối bởi vì một sự nói dối nhỏ bé thời thơ ấu sẽ trở thành một sự độc ác sau này…Và phải biết tha thứ, bởi vì không biết tha thứ thì con người thèm khát trả thù, và trong sự trả thù con người luôn luôn bất công, vô lý…. »

Con gái yêu quí của cha, chính từ văn phòng của cha ở đại lộ Champs Elysées mà cha viết thư này cho con. Ngoài trời thì băng giá, và ở đây thì lạnh cũng như thế vì không một nơi nào được sưởi ấm. Với hai tay lạnh cóng cha viết cho con. Mới có năm giờ chiều mà người ta bắt buột phải bật đèn điện để nhìn cho rõ vì màn đêm buông xuống lúc ba giờ chiều…Con biết không, con gái của cha, cha đã phải làm một sự hy sinh lớn để mua quà cho các con …Đến đây, cha viết tiếp lá thư dở dang vì quá lạnh, không viết nổi, bây giờ thì cha đang ngổi ở nhà một người bạn có lò sưởi than… »

Lá thư cuối cùng trong tuồng chữ vội vã của vua Duy Tân viết cho con gái đề ngày 28 tháng 11 năm 1945.

Bài báo trên tờ L’ Actualité Réunionnaise ngày 24.8.1945 kể lại cuộc đời và hoài bão của vua Duy Tân

Một người dáng nhỏ bé, gầy gò, co ro, vội vã lên chiếc máy bay của hãng hàng không Air France cất cánh tại phi trường Le Bourget ngay trong đêm Giáng sinh 24.12.1945, hy vọng vượt bao nhiêu là đường dài, qua bao nhiêu là quốc gia để về thăm gia đình, bạn hữu và nhìn mặt đứa con gái mới vừa sinh ra đời. Hành lý mang theo chỉ là những món quà Giáng sinh nho nhỏ, ít tốn kém và gọn nhẹ cho việc di chuyển bằng máy bay. Xa gia đình và các con mới chỉ có bẩy tháng mà vua đã thấy dài đằng đẵng, nhớ nhung khôn xiết, và nhớ nhất là người vợ mang thai khi vua ra đi. Đảo La Réunion nơi vua muốn trở về, cách Paris 9.400 cây số đường chim bay.

Đêm Giáng sinh tại Pháp là thời khắc xum họp gia đình, mấy ai lại di chuyển đường dài, vì thế chuyến máy bay định mệnh ấy, với 21 chỗ ngồi, chỉ có 5 hành khách và 3 nhân viên phi hành đoàn: ông Guy Porte, phi công, ông Lucien Coulomb, truyền thanh và ông Louis Rebout, kỹ sư phi hành.

Chiếc máy bay bất hạnh rơi xuống tại một khu rừng rậm trong địa phận M’Baiki – Oubanghi Chari, Bassako, nước Cộng hòa Trung Phi ngày 26 tháng 12 năm 1945. Tất cả mọi người trên máy bay đều tử nạn, luôn cả vua Duy Tân.

Tướng De Gaulle rời khỏi chính quyền ngày 20 tháng 1 năm 1946, chưa đầy một tháng sau cái chết của vua Duy Tân. MTT

(Trích Dấu xưa II – Tản mạn lịch sử nước Pháp)

Vua Duy Tân phát biểu trong Hội nghị của đảng Cộng sản Pháp trên đảo Réunion, nhân dịp Mặt trận Bình dân Pháp nắm chính quyền năm 1936, tấm ảnh dùng làm thiếp chúc mừng năm mới của nhà vua.

Pleiku, hoa cà phê thơm ngát

10 mars 2018
Mathilde Tuyet Tran
Bình luận - Essais

Pleiku, hoa cà phê thơm ngát – ©Mathilde Tuyet Tran, France 2018

Tôi đến Pleiku phố núi vào lúc mùa hoa cà phê nở thơm ngát, mùi hương cà phê tỏa ra ngây ngất từ những đóa hoa trắng tinh, trắng bóc mê hoặc lòng người. Chưa bao giờ tôi lại được thưởng thức một mùi hương lan tỏa khắp không gian và ngào ngạt đến thế. Hoa Serenga cũng trắng tinh, nổi tiếng là một loài hoa thơm, quý, được sử dụng cho những loại nước hoa đắt tiền của thế giới, vườn nhà tôi bên Pháp có một bụi hoa Serenga nhưng lại không thơm bằng hoa cà phê ở Pleiku. Đây là hoa cà phê robusta, loại cà phê được trồng nhiều ở Pleiku trên nền đất đỏ au áu của đất đỏ ban dan. Mùa Tết là mùa hoa cà phê nở cùng lúc với các loài hoa khác đón xuân, khoảng hai tháng sau thì quả cà phê được thu hoạch. Cà phê Gia Lai rất ngon, hương vị đậm đà, thơm nức, không thua kém gì các nơi khác. Tôi vào thăm đồn điền cũ của người Pháp xây dựng nên ở Pleiku trồng trà và cà phê, bên trồng trà bên trồng cà phê. Trà ở Plẹiku có nhiều nhưng không có tiếng như trà ở các vùng miền Bắc như trà Thái Nguyên, trà Yên Bái hay trà Bảo Lộc ở Lâm Đồng, và có vẻ như được gặt hái bằng máy công nghiệp để dùng làm loại trà lipton vùa có lá vừa có cả cành cắt nhỏ. Mùi hương thơm ngào ngạt của hoa cà phê quyến rũ hàng đàn ong bay lượn hút mật tạo thành mật ong hoa cà phê thơm lựng.

Gia Lai hay Pleiku không chỉ có trà, cà phê và mật ong thiên nhiên.Suốt dọc quốc lộ 19 đi từ Quy Nhơn về hướng Tây tôi thấy bao nhiêu là sản phẩm đặc trưng của Bình Định, Gia Lai. Đi ngang qua Tuy Phước là đã thấy rượu Bầu đá, bánh tráng, dừa, nem chua, tré, nón lá Tây Sơn trải dài hai bên lộ. Qua huyện Tây Sơn, nơi có các đia điểm tham quan như đền Bà Bùi Thị Xuân, Bảo tàng Quang Trung, Hầm Hô…các địa danh đều bắt đầu bằng chữ Tây như Tây Xuân, Tây An, Tây Phú…và các con đường chính đều mang tên Quang Trung, Nguyễn Huệ là đến đoạn lên đèo An Khê. Đường lên đèo An Khê khá dài, có khúc quanh mũi kim khá hiểm trở, dài 9,2 km, ở độ cao 499 mét. Điểm thú vị là ở hai đầu đèo, lên đèo và xuống đèo, có hai nhà máy làm đường từ cây mía, thế nên các xe tải chở mía đậu nối đuôi nhau hai ven đường chờ đợi tới phiên cung cấp mía, và không hiểu tai sao là các xe tải chở đầy mía chạy lên chạy xuống như đi chợ, dù là ở hai đầu đèo đều có rừng mía. Ở An Khê những rừng mía bạt ngàn chạy hút tầm nhìn. Phía xa xa, sau những khoảng đồi núi trồng tiêu là rừng cây cao su.

Chạy khoảng chừng 40 cấy số nữa là lên đèo Mang Yang. Phong cảnh ở đây đổi từ rừng mía sang thành những cánh đồng rộng mênh mông trồng tiêu, chanh dâu, cao su. Đèo Mang Yang dài 7, 5 cây số ở độ cao 788 mét, nhưng lại ít hiểm trở hơn đèo An Khê. Tiêu ở Gia Lai thơm lựng nhưng thơm nhất là loại tiêu rừng chưa xay đã thơm phưng phức, rồi đến tiêu đỏ thuộc loại tiêu quý hiếm ở châu Âu. Người dân phơi tiêu dưới ánh nằng như thiêu như đốt của vùng rừng núi Gia Lai.

Từ đèo Mang Yang đến Pleiku, qua thị trấn Đak Đoa, nhà cửa mỗi lúc một dày hơn, sầm uất, cho đến vào thành phố Pleiku lúc nào không biết. Tổng cộng cung đường Qui Nhơn – Pleiku dài 185 km, xe chạy hết 3 tiếng rưỡi. Từ Pleiku đi đến cửa khẩu Lệ Thanh qua Campuchia chỉ khoảng một tiếng đồng hồ.

Pleiku là một thành phố do Pháp thành lập từ năm 1905. Cái tên Pleiku là tên gọi đã được Mỹ hóa. Tên nguyên thủy thuộc ngôn ngữ của người Yarai là Ploi Kơdur (viết theo mẫu tự La tinh), có nghĩa là “làng thượng”, “làng trên”, cô H´wang, người hướng dẫn của tôi, giải thích với tôi như thế. Hiện nay Pleiku, thuộc tỉnh Gia Lai, là thành phố đứng thứ ba ở cao nguyên Tây Nguyên, sau Đà Lạt và Buôn Mê Thuộc, dân số gồm có 214.710 người gồm ba dân tộc chính: người Kinh, người Yarai và người Bà Nà. Thành phố Pleiku nằm trên độ cao trung bình từ 700 mét đến 800 mét, có khí hậu đặc trưng của miền núi, nhiều gió mùa, nhiều mưa.

Cô gái người dân tộc Yarai này nói tiếng Anh khá chuẩn, khác hẳn người Qui nhơn nói tiếng Anh, cô cắt nghĩa âm sắc tiếng Yarai có những cách phát âm gần giống như tiếng nước ngoài cho nên cô không gặp khó khăn khi phát âm tiếng Anh, không phải nói đớt như một số người Kinh. Cô gái sắc sảo này giải thích cho tôi nghe một vài điểm đặc sắc về dân tộc Yarai, thú vị nhất là khi cô kể về tục lệ hôn nhân.

Người Yarai theo chế độ mẫu hệ, cho nên đến tuổi lấy chồng là các cô gái Yarai phải đi “bắt” chồng. Người thanh niên Yarai ra giá để bắt, tính theo tiền bạc thời nay thì cái giá phải trả cho nhà trai là khoảng 80 triệu đồng việt nam, hoặc hơn, hoặc kém tùy theo đối tượng. Nếu cuộc hôn nhân thành tựu, nhà gái còn chịu tất cả tốn phí mổ bò, mổ lợn, mổ trâu, giết gà….để tổ chức đám cưới và rước chàng trai về nhà vợ. Nếu người chồng ngoại tình lần thứ nhất thì nhà trai bị phạt tiền gấp hai gấp ba lần tiền cưới. Ngoại tình nặng hơn, hay nhiều lần, thì người chồng bị xử làm nô lệ cho gia đình nhà gái. Tội ngoại tình nặng nhất thì bị chôn sống. Tục lệ xử phạt này ngày nay đã bị bãi bỏ, nhưng luật lệ “bắt chồng trả tiền” vẫn còn hiên hữu trong buôn làng, khiến cho các cô gái Yarai gặp khó khăn không ít khi đến tuổi lấy chồng. Có người yêu, mà không có tiền để bắt thì đành chịu. Khi chết đi, các người con phải được chôn cất cùng một chỗ với người mẹ. Và khi một gia đình muốn đi định cư tại một nơi khác để sinh sống thì phải làm lễ bỏ mả, lễ này kéo dài năm ngày với sự tham dự của cả buôn làng, tốn kém như một cái đám cưới.

Nhà lao Pleiku bây giờ chỉ còn lại một dãy nhà cổ do Pháp xây năm 1925, và được quân đội Mỹ tiếp tục sử dụng tiếp tục, quy mô tương đối nhỏ, không nói lên được hết thảm cảnh của những người tù chính trị ngày xưa, đa số là người dân tộc. Tuy thế, ngày xưa ai bị bắt bớ giam cầm ở nhà lao Pleiku coi như là một đi không về, bị tra tấn đến chết. Ngày nay được giữ lại để làm di tích lịch sử và giáo dục nhà trường. Nhà tù Phú Quốc với diện tích rộng lớn và quy mô gây án tượng mạnh hơn.

Khu vực Biển Hồ, nơi lấy nước ăn của Pleiku thì nằm im lìm dưới ánh nắng như thiêu đốt của vùng núi.

Trên đường về, lại qua đèo Mang Yang và đèo An Khê nhưng xuống đèo cảm thấy nhanh hơn là lên đèo. Trời xập xoạng tối, các xe tải nối đuôi nhau chạy lên chạy xuống rầm rập nhiều hơn ban ngày.

Kết thúc một chuyến đi, người Việt Nam thật là hạnh phúc, hơn cả nhiều dân tộc khác, vì được thiên nhiên ưu đãi. Biển cả cho cá cho tôm, rừng xanh cho cây cho trái, đồng ruộng đất đai cho lúa cho rau, con người hình như không cần phải lao động nhiều mà vẫn có ăn no đủ. Rừng vàng, biển bạc. Bán cá, bán hoa mầu, bán cát, bán đá, bán quặng mỏ, đất đai…toàn là những sản phẩm của thiên nhiên mà ra, rất ít công nghệ chế biến, công nghệ nhẹ. Có phải từ cuộc sống dễ dãi do môi trường, khí hậu, thiên nhiên ban cho mà người Việt Nam ít tiến bộ trong công nghiệp ? Tâm lý làm cho có chừng, chỉ đạt độ 8,9 là hay rồi không cần phải ráng lên tới 10, còn khá phổ biến. Xã hội Việt Nam có nhiều tiềm năng trông thấy, chỉ cần con người có cố gắng, biết tận dụng thời cơ và tận dụng khoảng thời gian đất nước đang thanh bình, vì không có gì khổ hơn là chiến tranh nổi, chiến tranh ngầm, tàn phá, mất mát, người Việt đã trải qua bao cuộc chiến kéo dài tàn khốc, hy sinh xương máu rất to lớn, ắt hẳn hiểu cái quý giá của sự thanh bình này hơn ai hết. Chúc cho Pleiku mỗi năm vào mùa Tết hoa cà phê lại nở tỏa hương ngào ngạt.MTT

Hoa cà phê robusta đồn điền cũ của Pháp ở Pleiku. Ảnh: MTT 2018

một bên trồng trà một bên trồng cà phê. Ảnh: MTT 2018

Nhà mồ dân tộc Yarai ở Pleiku. Các tượng gỗ chung quanh nhà mồ là nô lệ của gia đình người chết. Mặt mày buồn bã. Các tượng được khắc, diễn tả cuộc đời dưới mọi khía cạnh. Ảnh: MTT 2018

Di tích nhà lao Plẹiku. Ảnh: MTT 2018

Hoa cà phê nở vào mùa khô, các rãnh thoát nước đều cạn khô. Ảnh: MTT 2018

← Précédent 1 2 3 … 31 Suivant →

Nouveautés

  • Une lettre de la Première Dame de la République Française et la Poste -©Mathilde Tuyet Tran, France 2020 6 octobre 2020
  • Uy quyền của vua chúa Pháp qua kiến trúc vườn 14 août 2020
  • Vai trò của Bạn trong đời 14 juillet 2020
  • SMARTPHONE VÀ TÔI – © Nguyễn Tường Bách 7 juillet 2020
  • Ấn tượng về một phim tài liệu : « Đối mặt với ong khổng lồ ở Himalaya » 31 mai 2020
  • Ung Thư, Hành trình đến với cảm thông – Cancer, Voyage vers la sympathie 21 mai 2020
  • Đi là để đi – ©Phạm Ngọc Thúy 21 mai 2020
  • Chúc Mừng Giáng Sinh 2019 – Joyeux Noël 2019 24 décembre 2019
  • Pour vous, voyageurs au Viet Nam 3 septembre 2019
  • Vinh – Cửa Lò, Nghệ An, sau 20 năm 11 mars 2019
  • Đền Cuông, nơi Mỵ Châu hiện hình nguyên dáng 7 mars 2019
  • Một ngày ở Cao nguyên tươi đẹp Kontum 14 février 2019
  • Cầu Mống – Pont des Messageries Maritimes 9 février 2019
  • Triết lý của Tôn Tử binh pháp 28 octobre 2018
  • Nam Định, thành phố những nhà thờ 17 août 2018
  • Một ngàn đồng Việt Nam 17 août 2018
  • Nhà sản xuất chất độc da cam Monsanto thua kiện, phải bồi thường 289 triệu đô la Mỹ 14 août 2018
  • Đọc “ Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời “ của Hoàng Lại Giang- © Mathilde Tuyết Trần, France 2018 26 avril 2018
  • Vua Duy Tân, những ngày cuối cùng ở Paris 14 avril 2018
  • Pleiku, hoa cà phê thơm ngát 10 mars 2018
  • Những đoàn tàu biển toàn cầu hóa 31 janvier 2018
  • Mô hình chung cư « thô » 8 janvier 2018
  • Avignon, thành phố của các giáo hoàng 1 janvier 2018
  • Một kiểu mẫu lý tưởng xã hội của Godin tại Guise: Le Familistère 19 septembre 2017
  • Nhớ Mẹ 8 avril 2017
  • Những đệ nhất phu nhân của nước Mỹ từ thời Washington 5 avril 2017
  • Cầu Mống Sài Gòn 26 mars 2017
  • Cảm nghĩ đi đường 22 mars 2017
  • Tôi quên cây me có hoa vàng 9 mars 2017
  • Tại sao người Việt Nam hạnh phúc ? 6 février 2017
  • Trưởng nữ của Vua Duy Tân, công chúa Suzy Vĩnh San 5 février 2017
  • Une journée libre à Saigon 18 janvier 2017
  • Chúc mừng Xuân Đinh Dậu 2017 12 janvier 2017
  • Nỗi đau thế hệ 15 décembre 2016
  • Ký hiệu FR8VX của Vua Duy Tân 6 novembre 2016
  • Nước Đức mùa thu 18 octobre 2016
  • Đám cưới của Bayer và Monsanto 12 octobre 2016
  • Bảo tàng quân đội Pháp Les Invalides 29 septembre 2016
  • Về bài báo “Expatriation-8 raisons de ne pas regretter le Vietnam” 17 septembre 2016
  • Sầm Sơn phố biển 29 août 2016
  • Thông báo của MTT cùng bạn đọc 20 août 2016
  • Quét lá trong Dinh Độc Lập 20 août 2016
  • Ghi chép một chuyến về quê 31 juillet 2016
  • Chia buồn 18 juillet 2016
  • Một vòng quanh chợ – Un petit tour au marché 30 mai 2016
  • Chùa Ngọc Hoàng một ngày nắng nóng 28 mai 2016
  • Một góc phố ngày xưa…Un coin de mon enfance 22 mai 2016
  • Câu chuyện đầu xuân về củ khoai lang tây 5 mai 2016
  • Một nhánh hoa Muguet 1 mai 2016
  • Tiểu sử Jean Sainteny 26 avril 2016
  • Những kỷ niệm Paris, métro, boulot, dodo… 22 avril 2016
  • Tháp Eiffel, cầu Long Biên Hà Nội và cầu Tràng Tiền Huế 6 avril 2016
  • Martinique, ảo ảnh một thiên đường 1 avril 2016
  • Những lời răn của Đức Giáo Hoàng Francis 14 février 2016
  • Xuân Bính Thân 2016 6 février 2016
  • Lá thư đêm Giao Thừa 6 février 2016
  • Người Việt giữa hội nhập và đồng hóa 4 février 2016
  • Chiến thắng bí mật của Painvin – Le secret de la victoire et la bataille du Matz 2 février 2016
  • Phiếm bàn về người và con vật trong ngôn ngữ 17 janvier 2016
  • Đòn chồng – Schläge vom Mann (Nam Cao) 16 janvier 2016
  • Báo động tài chính thế giới và vấn đề người di tản Trung Đông 12 janvier 2016
  • Sự kiện Köln đánh lên một tiếng trống trong vấn đề người di tản Trung Đông 9 janvier 2016
  • Chiếc áo cưới mầu trắng 6 janvier 2016
  • Thị trường dầu hỏa là yếu tố và động lực thúc đẩy khủng hoảng kinh tế thế giới ? 4 janvier 2016
  • Thỏa thuận lịch sử giữa Nhật và Hàn quốc về hồ sơ “Nô lệ tình dục” 29 décembre 2015
  • Vó lưới Thái Bình 17 décembre 2015
  • Một thách thức cho nhân loại: biến đổi khí hậu 12 décembre 2015
  • Bạo lực gia đình đối với phụ nữ 2 décembre 2015
  • Trang trại của hoàng hậu Marie-Antoinette 29 novembre 2015
  • Bạn của người 22 novembre 2015
  • Bây giờ và tại đây, mùa thu và mùa xuân 11 novembre 2015
  • Một dấu hiệu “mới” trên cái cũ ở Köln 19 octobre 2015
  • Vấn nạn mảnh bằng 8 octobre 2015
  • Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 70 trong cơn “nóng” và “lạnh” 29 septembre 2015
  • Anouk 14 septembre 2015

Archives

Catégories

  • Bạn bốn phương – Jardin des amis (24)
  • Bình luận – Essais (114)
  • in Deutscher Sprache (12)
  • Linh tinh – Divers (2)
  • Ngôn ngữ (6)
  • Nhạc – Musique (2)
  • Phỏng vấn – Interview (2)
  • Textes en Français (44)
  • Texts in English (12)
  • Thơ – Poèmes (27)
  • Thời sự – Actualités (49)
  • Tranh sơn dầu – Peinture à l'huile sur toile (3)
  • Văn – Littérature (73)

Mots-clefs

1945 Agent Orange Angela Merkel biển Đông Bá Đa Lộc Bình Định bạn bầu cử Charles de Gaulle chất độc da cam Compiègne de Gaulle di tản du lịch Du lịch Việt Nam Duy Tân France Libre François Hollande Gia Long Giáng Sinh giáo dục Hartz IV Hy Lạp Hà Giang Hàm Nghi Hà Nội hạnh phúc Indochine Lataule Leclerc Mathilde Tuyet Tran Oise Outlook Paris Picardie Picardie France Quy Nhơn Thái Bình tiêu thụ tiếng Việt tình yêu Tết Việt kiều voyages élections présidentielles 2012
©MathildeTuyetTran(MTT)-All Rights Reserved

Copyright © 2022

Powered by Oxygen Theme.

Nous utilisons des cookies pour vous garantir la meilleure expérience sur notre site web. Si vous continuez à utiliser ce site, nous supposerons que vous en êtes satisfait.Ok