Về bài báo “Expatriation-8 raisons de ne pas regretter le Vietnam”
Về bài báo “Expatriation-8 raisons de ne pas regretter le Vietnam”
Trong bài báo “Expatriation – 8 raisons de ne pas regretter le Vietnam” trên tờ báo mạng « Lepetitjournal.com » của « Le media des Français et francophones à l’ étranger à Ho Chi Minh-Ville » *) ngưởi viết có một giọng điệu “colon” của thế kỷ cũ, thời Pháp còn đô hộ Việt Nam, nếu muốn đến “kiếm ăn” ở một nước khác, không phải là nước Pháp, thì phải chấp nhận môi trường sống ở đấy, xã hội ở đấy, chứ không thể đòi hỏi tất cả cái tốt về cho phía mình, trong khi cái xã hội nơi đó cung cấp cho mình công ăn việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình, một điều mà những người ấy không tìm ra trong xã hội Pháp hiện tại.
Cái giọng điệu hỗn xược, kiêu ngạo “les Vietnamiens semblent être sourds de naissance tant ils aiment pousser le volume à fond” không thể chấp nhận được. Người viết bài, nếu sống bên cạnh một cái “karaoké à côté”, không thể bình diện hóa sự ồn ào lên thành dân tộc tính của người Việt Nam.
Người viết bài báo này không cần thiết phải sống và làm việc ở Việt Nam vởi một tư cách như thế. Người Pháp có câu « un chien ne salit pas l´endroit où il dort », nếu cho rằng nơi mình sống quá tồi tệ thì không ai bắt buộc phải sống ở nơi đó, một điều mà tự tác giả bài báo đã kết luận « Ils sont en effet nombreux, aux mois de juillet et août, à rentrer au pays ou être appelés sous d´autres latitudes ». Chúng ta không hối tiếc những người đó.
Về những lý do nêu ra trong bài báo nói trên, tôi có thể viết ngược lại “8 lý do để không hối tiếc Paris” như sau, những tiểu đề là của bài báo nói trên.
1. Ô nhiễm không khí (La polution)
Mỗi buổi sáng bầu trời Paris xám xịt vì ô nhiễm, đến nỗi bà thị trưởng Paris lợi dụng tình trạng đó để cấm các xe diesel chạy vào thành phố, biến những đường kè sông Seine thành khu vực cấm xe hơi…Paris kẹt xe triền miên, nhất là giờ cao điểm, nắng nóng 38° hay mưa lạnh liên miên, những người đi làm, du khách đến Paris đều mất 3, 4 tiếng đồng hồ kẹt xe để đi vào Paris hay đi ra Paris. Du khách đến Paris cũng phải đeo mặt nạ, tối về rửa mặt ra nước đen thui vì bụi bặm. D´ailleurs, avez-vous entendu parler de la campagne de la Fondation Abbé Pierre contre le mal-logement au mois de septembre cette année ? 1)
2. Ẩm ướt (L´humidité)
Người viết bài báo đó không biết sống ở thành phố nào của nước Pháp ? vì nước Pháp không phải chỉ là Paris ! Có những vùng độ ẩm cao ở Pháp, quần áo phơi một ngày không khô, có mùi ẩm mốc, như những vùng ven biển Manche, hay biển Atlantic. Các thành phố lớn nổi tiếng có một độ ẩm cao là Brest 84%, Lille 83%, Bordeaux 81%….và Paris trung bình là 76%, trong mùa hè lên đến 95% ! Nấm mốc ở Pháp có đến 4 mầu: trắng, xanh lục, cam đỏ và đen !
3. Điều kiện sinh hoạt (Les conditions sanitaires)
Nước uống ở bên Pháp chảy ra từ vòi nước có nhiều vùng chứa nhiều chất chlor và vôi, dân chúng phải nấu ăn, uống nước bằng nước suối mua lấy mà dùng, nếu để ý đến vấn đề sức khỏe !
Người viết bài với giọng điệu miệt thị người Việt Nam, les Vietnamiens, không ngần ngại viết một câu chung chung : « Il faut dire qu´il y a encore du boulot de sensibilisation à faire pour inciter les Vietnamiens à ne pas considérer la rue et la riviève comme des dépotoirs à ciel ouvert. »
4. Vấn đề sức khỏe (Les soucis de santé)
Không ở đâu có những môi trường bảo vệ và chữa bệnh tốt (cho người nước ngoài) như ở thành phố Hồ Chí Minh. Muốn xin làm IRM, scanner…muốn khám bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa (tốt nghiệp ở Pháp, không thể nỏi “dở” hơn bác sĩ Pháp) không phải mất thời gian chờ đợi lâu dài. Có ngay !!! Ở Pháp, phải chờ một cái hẹn IRM hai tháng, người bịnh đã chết trong thởi gian đó hay đã khỏi bịnh vì miracles ! Không kể Paris, nơi tập trung nhiều bênh viện nổi tiếng, còn phải kể ra những vùng “nhà quê” chỉ cách Paris có 80 cây số, tình trạng thiếu bác sĩ chuyên khoa trầm trọng, thời gian chờ đợi để được khám bệnh kéo dài từ hai tuần cho đến hai tháng trong thời đại hiện tại ! Tình trạng tự tử tại Pháp đang vượt qua số người tử nạn xe cộ, chỉ tỉnh trong năm 2012 đã có 9.715 người tự tử, trung bình 25 người tự tử mỗi ngày ! Năm 2016 những người tự tử là những nhà chăn nuôi, nhà nông, y tá…! 75% là đàn ông ở độ tuổi 45-54 ! (Le Monde)
5. Tiếng ồn (Le bruit)
Không biết tác giả viết bài báo đó sống ở khu vực nào trong thành phố Hồ Chí Minh ? Tôi có những giấc ngủ ngon, không bị quấy rầy vì tiếng động, tại thành phố Hồ Chí Minh và tại Hà Nội.
Ở Paris, “…Il est cinq heures Paris réveille…”, có những đường phố ở Paris mà hầu như tiếng ồn chỉ bớt xuống từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, giờ thay ca của những người lao động trong thành phố Paris ! Và không quên tiếng ồn ào của “périp intérieurs et extérieurs”….
6. Sự thiếu thốn những “món ăn quen thuộc” (Le manque des produits de chez nous)
Người viết bài hẳn là một người sành ăn ngon và ăn sang trọng ! Đòi hỏi: Champagne, foie gras, fondue savoyarde, bières belges….Xin lỗi, trong siêu thị Việt Nam, đầy ắp jambon, bơ, sữa, crème fraîche, bia (bia Saigon hay bia Hà Nội ngon sánh bằng bia của Bỉ), fromages…muốn ăn không khó, cách rẻ nhất là mua về nấu lấy ăn !
Ngược lại, thử hỏi những người Việt Nam làm sao để ăn món Việt khi sống ở Paris, mà nổi tiếng nhất là bốn món “nem”, “phở”, “bún bò” và “bánh mì” ở trong quận 13 Paris ?
7. Tiền học (Les frais des scolarité)
Tác giả bài viết bắt đầu bằng câu “Pour ceux qui, comme moi, viennent d´un pays où l´éducation est gratuite…. “, người đó thật là may mắn không cho con của mình đi học ở các trường tư trên nước Pháp ! Con trai của chúng tôi, ra trường đậu thủ khoa, « phải » đi dạy học ở một trường tư thục, 12 tiếng trong tuần, mỗi tháng kiếm được 900 euros, dưới mức lương căn bản là smic 1.250 euros/tháng ! Điều kiện sinh sống của những người Pháp cao hơn hẳn tầm mức trung bình của dân chúng sở tại, họ được hưởng nhiều ưu đãi, vậy mà còn than ! Ai đã từng thấy khu biệt thự của Pháp kiều ở phía Đông thành phố, qua cầu Saigon ? có hơn những căn hộ chật hẹp, đầy chuột và dán bò trong đêm ở Paris ? Trở về Pháp họ sẽ sống trong điều kiện nào ? Có phải ai cũng là “con ông cháu cha” diplomatique thì miễn nói !
8. Máy giặt quần áo bằng nước lạnh (Les machines à laver à eau froide)
Quần áo giặt của tôi vẫn trắng tinh ! Chồng tôi, một người Pháp, “tất nhiên” không thể chịu nổi quần áo trắng trở thành quần áo mầu bẩn, không khi nào than van về quần áo giặt ở Việt Nam. Tôi không hiểu tác giả bài báo cố tình chê trách điều gì ? Ngược lại, quần áo giặt ở Pháp thường ngả mầu vàng, mầu xám xịt nếu không dùng đến “Super blanchissement” !!!
Tóm lại, một bài viết nhỏ mọn, chứng tỏ thiếu trinh độ làm báo một cách trầm trọng. MTT
*) http://www.lepetitjournal.com/hochiminhville/communaute-expat/communaute/256903-expatriation-8-raisons-de-ne-pas-regretter-le-vietnam
1) http://www.lefigaro.fr/flash-eco/2016/09/19/97002-20160919FILWWW00006-logement-campagne-de-la-fondation-abbe-pierre.php
Les commentaires sont fermés, mais les trackbacks et pingbacks sont toujours ouverts.