Một vòng quanh chợ – Un petit tour au marché
Một vòng quanh chợ – Un petit tour au marché – ©Mathilde Tuyet Tran, France 2016 – mttuyet.fr
Một chị bạn hỏi tôi nửa lo ngại cho tôi, nửa vui đùa tôi như người trên cung trăng mới rớt xuống “Nè, có biết đi chợ hông đó ? có biết mua hông đó ?” khi biết tôi xăm xăm muốn đi chợ mua trái cây. Mà thiệt tình, tôi cũng quên là đi chợ phải trả giá, và phải biết lựa chọn hàng, ở bên Pháp đâu có chuyện trả giá hàng hóa, người bán nói bao nhiêu, người mua trả vậy. Thế mà, một lần tôi cũng học được một bài học. Một cô bạn gái trẻ từ Việt Nam sang Pháp đi du lịch, bảo tôi dắt đi mua mắt kính. Vào tiệm kính, dù không biết tiếng Pháp, nói tiếng Anh và ra dấu, cô bạn gái trả giá với người bán hàng như ở Việt Nam, mà lần nào đi mua mắt kính ở đâu cũng được bớt ít nhất là 10%. Chồng tôi phì cười, chê tôi là ngây thơ và chính thống, phải giả làm du khách, không biết tiếng Pháp, bập bẹ tiếng Anh, tiếng Đức và ra dấu thì sẽ được trả giá, mặc cả qua lại ! Lại còn, mấy lần tôi không biết nhìn mặt tiền, hay lộn tờ 20.000 với tờ 500.000 đồng, tờ 200.000 với tờ 10.000 đồng vì mầu sắc tương tự nhau, mà không dám nói, sợ bị “ổng” rầy.
Ăn sáng xong, bên nhà thì 6 giờ sáng đã bắt đầu đi ăn sáng, chợ họp còn sớm hơn nữa, trong một nhiệt độ là 31° C! Đi một chút là đổ mồ hôi hột, nhưng tôi ham đi chợ xem người ta buôn bán, dù không có chỗ để nấu ăn, làm bếp, toàn là ăn đường ăn chợ…, đi chợ có bạn lại còn vui hơn, xem bạn trả giá, cắt nghĩa chuyện này chuyện nọ…MTT30-05-2016
Đầu tiên hết, chồng tôi đi tìm một người thợ tiện. Có mỗi một cái vít, mà ổng đem từ Pháp về Việt Nam, tìm thợ tiện để tiện cho đúng ý của “ổng”. Anh Bình, thợ tiện ở đường Trần Quang Khải, hiểu ngay, làm ngay: tuyệt hảo ! Ở Pháp, tìm đâu ra một người thợ tiện để tiện cho một cái vít ?! Tay nghề lại phải giỏi, chính xác như anh Bình mới được.

Monsieur Binh est un tourneur doué et honnête, auto-entrepreneur d’un “atelier”, qui accepte toutes sortes de demandes. Nous l’avons trouvé grâce à une recommandation d’un autre “atelier” de réparation de motos. Il est jeune, aimable et serviable. Nous avons demandé de tourner UNE vis de 8 mm, il a fait tout de suite, sur place et impeccable. Photo: MTT2016
Giống như ở khắp mọi nơi, những người hành nghề tự do đều thực hiện một cách rất tự do nghề nghiệp của mình trên vỉa hè, ngồi xổm, không cần phân xưởng hay bàn ghế gì cả, như những người thợ chuyên nghiệp sửa tất cả các loại hư hỏng của những chiếc xe hai bánh.

Les spécialistes travaillent toujours par terre et sur le trottoir. Un jeune mécanicien répare une moto sous les yeux attentifs du client, en bavardant joyeusement…Photo: MTT2016
Cô em bán rau tươi thản nhiên bày hàng trước cửa nhà người ta, ngay trên vỉa hè, cũng vui vẻ dơ hai ngón tay “Victory” khi thấy được chụp hình. Họ chỉ được bán đến trưa, buổi chiều, đi ngang qua lại đường này, thì đường đã được quét dọn sạch sẽ.

Les trois jeunes filles marchandes de “légumes” regardent la caméra d’un air content, en montrant la signe “Victoire” ! Elles occupent le trottoir devant une maison d’habitation aux portes fermées du matin jusqu’à midi pour vendre leurs légumes. À partir de midi, la rue est nettoyée et le trottoir est libre pour les piétons. Photo: MTT2016
Tháng sáu là mùa trái cây, nên trái cây tươi tràn đầy các chợ. Dù biết là bạn hàng mua ở vựa, ở vườn một kí xoài có 10.000, 20.000, 25.000 đồng một kí, nhưng khi họ nói giá 45.000, 60.000 thậm chí 80.000, 120.000 đồng một kí tôi cũng không dám trả giá, vì nghĩ đến công của họ. Bạn tôi thường bảo, chị phải trả từ 30 (phần trăm) trở lên 50 (phần trăm), chứ không là mua hớ, vậy mà tôi đi mua cái gì cũng hớ!

Le mois de Juin est le mois des fruits au Sud du Viet Nam. Dès mi-mai les fruits primeurs comme la mangue, la mandarine, le pommelos, le litchi, le ramboutan, le bon-bon…arrivent au marché, mais leurs prix sont encore élevés. Le prix d’un kilo de mangue varie de 20.000 à 120.000 vnd. Photo: MTT2016
Tỷ giá 1 euro tròm trèm lên xuống khoảng 25.000 đồng/1 euro, nên thấy giá gạo mới rẻ như vầy, tôi ham mua quá. Có được một bát cơm dẻo, thơm, ngon đúng là một hạnh phúc, thế nên khi phải ăn cơm độn khoai, bắp, sắn thì đau khổ ! Người bán gạo, có chỗ trong nhà nhưng thích bầy hàng trên lề đường công cộng để cho người mua dễ thấy. Người đi bộ phải “lánh” chỗ bầy gạo, xuống mặt đường mà đi, nhưng chẳng có ai than van gì.

Il y a plusieurs sortes de riz. Au Viet Nam on mange le riz de la saison, de l’année de récolte. Le riz vendu en Europe a subi un long transport, un long dépôt, devient “vieux” et pert son goût et son arôme délicat. Un kilo de riz coûte 13.000 vnd / le kilo, tant dis que le taux de change d’1 euro est actuellement de 25.000 vnd. Photo: MTT2016

Elle nous regarde gentillement mais nous ne pouvons pas, malheureusement a défaut de cuisine, acheter ses coquillages tout frais et les crabes encore vivants…Photos: MTT2016
Chị bán ốc, nghêu, cua, sò, hến…thứ nào cũng tươi, cười duyên mời tôi mua hàng, khi chúng tôi dừng lại xem một khách đang chọn từng con cua sống, dãy đành đạch, gắp bỏ vào một cái sô nhựa để cân. Cua được chế biến thành nhiều món ăn, món nhậu, và nấu canh, nấu bún.
Gần đó, những con tôm tươi nhẩy lên nhẩy xuống, có mấy con sức khỏe, nhẩy ra khỏi mâm, rồi nhẩy tiếp trên đất như muốn thoát thân, nhưng bị người mua và người bán chụp bắt lại, tôm khỏe như thế là tôm ngon. Con cá bị khô nước cũng thỉnh thoảng quẫy lên quẫy xuống…, tội nghiệp.

Crevettes, poissons, crabes…ils sont tous vivants. Les crevettes les plus fortes sautent du plateau, et continuent encore de sauter pour s’échapper…mais ils sont aussitôt rattrapés par les acheteurs car les plus fortes sont les meilleurs…à manger. Photo: MTT2016
Hàng bên cạnh chuyên về các loại cá tươi. Thú thật, tôi không biết hết tên các con cá đang được bầy bán, nhưng sáng sớm không dám hỏi vì biết là mình không mua. Khách đã hỏi thì phải mua để “mở hàng” cho người bán, nếu không thì sẽ bị “đốt vía”.

Ici, les poissons d’eau douce et d’eau de mer, entiers, vivants ou tout frais attendent les clients. Il est encore tôt, les premiers consommateurs arrivent…Photo:MTT2016

Après les poissons, on arrive à la viande de porc et de boeuf, bien propre, bien présentée, pas de mouche…la viande hachée sera faite à la demande du client. Photo:MTT2016
Ăn nãy giờ bằng mắt chưa đủ, tôi còn đảo qua hàng thịt, xem người ta mua bán. Một dãy hàng thịt heo tươi, mầu sắc khỏe mạnh, thịt khô, không ướt sũng máu, nhưng tôi lại nhớ lời chị bạn là có lẽ tôi không biết chọn, biết mua thật.
Hàng chuyên bán đồ lòng, tim, chân, tai, gan, xương heo…thấy rất sạch sẽ, khô ráo. Đến đây thì đố các bạn tôi đi chợ nào ? hi hi hi…

Le rayon des abats avec les pieds de cochon, le coeur, le foie, les trippes, le lard…est aussi très propre…Photo: MTT2016
Đây là những con vịt quay Cầu Bông với giá bán khá cao, tương đương với 13 euros một con cho người tiêu thụ tại Việt Nam ! Bánh mì 5.000 đồng 1 ổ.

Et finalement un plat bien connu en Europe: le canard laqué à 280.000 vnd, un prix “gastronomique” pour les consommateurs, mais finalement on achète rarement un entier. La bagette à la francaise coûte 5.000 vnd (0,2€). Photo:MTT2016
Trên đường về chợ tình cờ hân hạnh được tham gia một buổi khánh thành triễn lãm cuốn sách ảnh “Nhật ký vượt cạn”, một bộ ảnh nghệ thuật đặc biệt về thời kỳ mang thai và sinh đẻ của phụ nữ. Một nữ ca sĩ duyên dáng hát một bài hát về Mẹ trong buổi khai mạc trong sự hỗ trợ của một đội múa thiếu nhi. Tôi quên đi mất ngày chủ nhật 29-05 là ngày fêtes des Mères (Ngày của Mẹ) tại Pháp.
Les commentaires sont fermés, mais les trackbacks et pingbacks sont toujours ouverts.